Những kỹ thuật bón phân cho cây hoa sứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống và ảnh hưởng của phân lục thần nông phối trộn với nấm trichoderma đến khả năng sinh trưởng phát triển giống hoa sứ thái (adenium obesum) tại gia lâm hà nội (Trang 31 - 34)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.8. Những kỹ thuật bón phân cho cây hoa sứ

Cây hoa sứ là cây mọng nước, củ to hay bộ rễ mập mạp nên trong thành phần phân hữu cơ căn bản thì P và K rất quan trọng. Khi bón phân nên bón sao cho tỷ lệ lân và kali phải bằng hoặc lớn hơn thành phần đạm để cây phát triển bình thường. Nếu bón nhiều đạm cây dễ ngã đổ, ngập úng dễ bị tổn thương gây thối củ hoặc bộ rễ (Broschat et al., 2008).

Ngồi các thành phần phân vơ cơ căn bản, cây hoa sứ cũng cần các phân vi lượng và trung lượng để bổ sung cho cây trong quá trình phát triển như Ca, Mg, Cu, Bo, Mn... Những loại phân này có thể bón thúc qua lá cho cây ở dạng phân tổng hợp bán trên thị trường, hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ cũng có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Phân hữu cơ thường dùng gồm phân chuồng đã ủ hoai mục, phân rác cũ, phân cá, phân bánh dầu phộng, phân vi sinh... Khi dùng các loại phân này phải kiểm tra liều lượng bón và chú ý xử lý bằng thuốc diệt nấm, sau đó bón lót cho cây (Kaitlyn Bride et al., 2014).

Theo Hoffmann and Cole (1977), khi bón phân cho cây cần nắm được yêu cầu dinh dưỡng là: Từng ít một và thường xuyên. Đối với cây hoa sứ khi được nuôi trồng trong điều kiện thuận lợi, cây phát triển rất nhanh, thân và củ to mập do trữ lượng đạm và các chất dinh dưỡng khác nên củ luôn xốp và dễ bị thối hơn cây hoa sứ có mức dinh dưỡng bình thường.

Tùy giai đoạn phát triển mà thành phần phân bón cho cây hoa sứ thay đổi. Giai đoạn cây con cần nhiều đạm, lân để lớn nhanh; giai đoạn trưởng thành cần cung cấp kali và phân bón lá chứa nhiều Bo để tăng khả năng ra hoa làm hoa bền, tăng khả năng đậu quả. Bên cạnh quá trình hút dinh dưỡng bằng rễ là chính và chủ yếu, cây vẫn có thể lấy một phần chất dinh dưỡng qua lá thơng qua khí khổng. Ngoài lá, các bộ phận khác như thân, cành, hoa, quả đều có khả năng hấp thu dinh dưỡng. Bằng nhiều thực nghiệm cho thấy: Việc phun các chất dinh dưỡng dạng hòa tan vào lá được thâm nhập vào cơ thể cây xanh qua lỗ khí khổng cả ngày, đêm (Nguyễn Thị Mai, 2012).

Theo Đường Hồng Dật (2002), bón phân qua lá phát huy hiệu quả nhanh, tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt ở mức cao 90 - 95% trong khi bón qua đất cây chỉ sử dụng 40 - 45%. Vũ Cao Thái (1996), nhận định: Diện tích lá của cây bằng 15 - 20 lần diện tích đất do tán che phủ, do đó cây nhận được dinh dưỡng phun qua lá nhiều hơn. Biện pháp bón phân qua lá là biện pháp có tính chiến lược của ngành nông nghiệp. Người trồng cây hoa sứ thường dùng các loại phân bón thúc, phân bón lót, phân bón lá để kích thích sinh trưởng, phát triển của cây. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân bón được dùng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa sứ. Các nhà trồng cây hoa sứ đã đưa ra mức bón đối với phân NPK cho cây theo các tỷ lệ sau:

Giai đoạn cây con, cây cần hồi phục sau một đợt hoa, cây mới nhổ trồng lại và cây bị cắt ngang. Dùng phân NPK 15 - 30 - 15, 20 – 20 - 20. Liều lượng 2gr/1 lít nước, 15 ngày bón 1 lần.

Giai đoạn cây trưởng thành chuẩn bị ra hoa, cây đã có nhiều lá, nhánh phát triển tốt, dùng phân NPK 6 - 30 - 30 liều lượng 2gr/ lít nước, 15 ngày bón 1 lần.

- Ngồi các phân vô cơ căn bản, cây hoa sứ cũng cần các phân trung lượng, vi lượng để bổ sung cho cây trong quá trình phát triển (như Ca, Mg, Zn, Bo, Mn...), những loại phân này có thể bón ở dạng các loại phân tổng hợp bán trên thị trường hoặc ta sử dụng các loại phân hữu cơ (phân rác, phân chuồng, phân vi sinh...) cũng có đủ để cung cấp cho cây (Dương Thiên Tước, 2001).

- Như đã nói ở trên, phân hữu cơ cũng dùng bón cho cây hoa sứ như phân rác cũ, phân chuồng (bò, heo, gia cầm...), phân cá, phân bánh dầu phộng, phân vi sinh... Nói chung các loại phân này đều bón được cho cây hoa sứ nhưng cần kiểm tra liều lượng bón để khơng làm cây bị hư do bón q liều. Đối với nhà trồng, sản xuất thường dùng phân hữu cơ tổng hợp có bán sẵn trên thị trường như phân Dynamic, Growel, lân vi sinh sông gianh... cũng rất tốt.

- Thời gian mỗi lần bón phân cách nhau khoảng 15-30 ngày.

- Chú ý khơng bón phân, xịt thuốc lên cây lúc cây đang ra hoa vì dễ làm rụng nụ, cháy hoa.

Cây hoa sứ là cây trồng chậu nên việc chăm sóc cho cây rất dễ thực hiện. Một vài tài liệu đã đưa ra một số loại phân bón cho hoa sứ như sau:

- Phân bón gốc: Tùy theo cây nhỏ hay lớn mà số lượng phân bón khác nhau + Phân hữu cơ sinh học đầu trâu Biorganic No1, bón 1 - 3 kg/chậu, 3 - 4 tháng bón 1 lần.

+ Phân khoáng sử dụng Đầu Trâu NPK 16 - 16 - 8 hoặc Đầu Trâu Đa Năng (NPK 17 - 12 - 7 + TE), trung bình cây 3 - 5 tuổi bón khoảng 50gr/chậu/lần, 3 – 4 tháng/1 lần.

- Phân bón lá: Cần bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách thêm phân qua lá + Phân bón lá Đầu Trâu 501 (NPK 30 - 15 - 10) dùng cho cây còn nhỏ để thúc đẩy ra cành lá.

+ Phân bón lá Đầu Trâu 701 (NPK 10 - 30 - 20) dùng khi cây chuẩn bị ra hoa, giúp hoa ra nhiều và tập trung.

+ Phân bón lá Đầu Trâu 901 (15 - 20 - 15) dùng khi cây bắt đầu có nụ hoa, giúp cho hoa tươi và lâu tàn.

Tuy nhiên cây hoa sứ là cây được trồng chủ yếu trong chậu cảnh, lượng dinh dưỡng cấp cho cây như trên chỉ mang tính chất tạm thời, giải quyết các vấn đề tình thế cấp bách khi thấy biểu hiện ra bên ngoài của cây mà những loại phân bón này khơng phát huy tác dụng lâu dài cũng như người trồng hoa khó định lượng được lượng phân bón theo nhu cầu của cây dẫn đến bón nhiều q làm cây chết sót hoặc bón q ít làm cây cịi cọc kém phát triển và khơng cho hoa đẹp. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ về lĩnh vực phân bón cho cây trồng nói chung và cây hoa sứ nói riêng chúng tôi thấy phân hữu cơ Lục thần nơng là loại phân có những ưu điểm vượt trội như: Dễ sử dụng, phù hợp với mọi loại đồng đất của Việt Nam, có loại phân cho từng loại cây trồng, từng vùng sinh thái. Chỉ cần bón một lần cho cả vụ, giảm tối đa sự rửa trôi bề mặt, thấm sâu và bay hơi của phân bón, góp phần làm thay đổi tập qn canh tác đã khơng cịn phù hợp (Bungihan et al., 2013).

Và đặc biệt là loại phân bón này có sự đổi mới rõ rệt như: Thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây trồng. Ngoài các nguyên tố đa lượng NPK, phân viên nén nhả chậm cịn được bổ sung vi lượng dạng chelated. Phân có cơ chế chống mất đạm theo con đường rửa trôi bề mặt và thấm sâu, chống phân giải

urê thành NO2- chất gây hiệu ứng nhà kính. Phân có cơ chế chống q trình giữ

chặt lân của đất, và có khả năng điều tiết q trình nhả chất dinh dưỡng theo từng loại cây trồng nên chỉ cần bón 1 lần cho cả vụ (Deneke et al.,1992).

Hiệu quả kinh tế khi sử dụng loại phân bón mang lại là rất cao: Tiết kiệm 20 - 35% lượng phân bón. Tùy điều kiện thâm canh, tập quán canh tác, đất và cây trồng mà lượng phân bón tiết kiệm được là khác nhau. Việc giảm cơng lao động có được từ việc chỉ bón một lần cho cả vụ, giảm công làm cỏ, giảm công phun thuốc BVTV. Do phân cân đối chất dinh dưỡng nên cây khỏe, tăng khả năng chống chịu dẫn đến làm giảm sâu bệnh và giảm tiền mua thuốc BVTV. Tùy điều kiện thâm canh, tập quán canh tác, đồng đất và cây trồng mà năng suất tăng lên có sự khác nhau (Hossain et al., 2014).

Theo Hoffmann and Cole (1977), ngồi ra cịn tạo ra các hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường như: Tiết kiệm năng lượng hóa thạch, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ hệ sinh thái động ruộng, giảm ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống và ảnh hưởng của phân lục thần nông phối trộn với nấm trichoderma đến khả năng sinh trưởng phát triển giống hoa sứ thái (adenium obesum) tại gia lâm hà nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)