Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống và ảnh hưởng của phân lục thần nông phối trộn với nấm trichoderma đến khả năng sinh trưởng phát triển giống hoa sứ thái (adenium obesum) tại gia lâm hà nội (Trang 43)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

* Thí nghiệm 1: So sánh một số đặc điểm nông sinh học của các giống cây hoa sứ.

- Theo dõi sự sinh trưởng phát triển 05 giống sứ Thái qua từng thời kì. Thí nghiệm trong chậu được thiết kế kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 chậu/giống. Thí nghiệm gồm 5 cơng thức cụ thể như sau:

CT1: Giống Hồng Phát CT2: Giống Hồng viền trắng CT3: Giống Đỏ Kép

CT4: Giống Hồng Rủ

CT5: Giống Đỏ đơn (đối chứng)

- Giá thể trồng gồm: 5,5kg đất phù sa + 1kg phân chuồng + 1kg sơ dừa mục + 50gram NPK (5:10:3)

- Kích thước chậu: Chậu đất nung có dung tích 0,2m3

Sơ đồ bố trí thí nghiệm CT5 (Đ/C) CT3 CT4 CT3 CT1 CT3 CT4 CT2 CT5 (Đ/C) CT1 CT4 CT2 CT2 CT5 (Đ/C) CT1

* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần Nông với nấm trichoderma tới khả năng sinh trưởng phát triển cây hoa sứ Thái đỏ kép.

lần nhắc lại cụ thể như sau:

Nhân tố 1: Tỷ lệ phối trộn giữa phân hữu cơ Lục Thần Nông với nấm trichoderma gồm 2 mức:

- A: 98% phân hữu cơ Lục Thần Nông + 2% chế phẩm nấm trichoderma - B: 96% phân hữu cơ Lục Thần Nông + 4% chế phẩm nấm trichoderma Nhân tố 2: Lượng bón phân hữu cơ Lục Thần Nông phối trộn với nấm trichoderma gồm 3 mức:

+ K1: 0,1kg/cây + K2: 0,2 kg/cây + K3: 0,3 kg/cây

Như vậy số tổ hợp nhân tố là 6, ký hiệu như sau:

Liều lượng Tỷ lệ

K1 K2 K3

A AK1 AK2 AK3

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

AK1 AK3 BK1 BK3

BK1 AK2 BK3 BK2

AK3 BK2 AK2 AK1

AK1 AK1 BK2 AK3

AK2 BK2 AK2 BK1

BK3 BK1 BK3 AK3

Cây hoa sứ thái được trồng trong chậu, mỗi chậu 1 cây, mỗi lần nhắc lại ở 1 công thức 5 chậu, tổng số chậu của 1 công thức là 20 chậu, tổng số chậu của thí nghiệm là 120 chậu.

3.5.2. Phương pháp theo dõi thí nghiệm

* Thí nghiệm 1: So sánh đặc điểm nơng sinh học của một số giống cây hoa sứ Thái.

- Động thái tăng trưởng

+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) + Tốc độ ra lá (lá/10 ngày)

+ Động thái phát triển đường kính gốc thân (củ) (cm) - Chỉ tiêu giai đoạn phát triển

+ Số mầm hoa trug bình/cây (mầm) + Độ bền của hoa (ngày)

+ Số hoa trung bình/chùm (hoa)

+ Số hoa nở TB trên một chùm hoa trong ngày (bơng) + Theo dõi đặc điểm hình thái hoa của các giống - Chỉ tiêu về sâu bệnh (Theo dõi như ở thí nghiệm 2)

* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông phối trộn với nấm Trichoderma đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cây hoa sứ Thái đỏ tại Gia Lâm – Hà Nội.

- Động thái tăng trưởng: Các chỉ tiêu sinh trưởng theo dõi định kỳ 15 ngày/lần + Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm)

+ Tốc độ ra lá (lá/15 ngày)

+ Sự tăng trưởng đường kính củ (cm) - Chỉ tiêu giai đoạn phát triển:

+ Độ bền của hoa (ngày): + Chiều dài hoa tự (cm):

+ Thời gian từ nụ hoa đến khi hoa tàn (ngày) + Số hoa trung bình/chùm (hoa)

+ Đường kính nụ (cm) + Đường kính hoa (cm)

+ Số hoa nở TB trên một chùm hoa trong ngày (bông) - Chỉ tiêu về sâu bệnh:

Các chỉ tiêu sâu, bệnh hại: được xác định theo tài liệu QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng năm 2010.

+ Sâu hại: phân theo 3 cấp như sau: Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác)

Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 cây) Cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 cây)

+ Bệnh hại: Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại - Kỹ thuật áp dụng. Thí nghiệm 1:

- Giá thể trồng ban đầu gồm: 5,5kg đất phù sa + 1kg phân chuồng + 1kg sơ dừa mục + 50gram NPK (5:10:3)

- Thời gian bón: Bón cách nhau 20ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 501, phun định kỳ 7 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 701 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 901 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.

- Cách bón: Sử dụng xén làm tơi đất bề mặt chậu hoa sứ sau đó bón trực tiếp lượng phân đã chuẩn bị vào chậu hoa sứ sau đó tiến hành tưới nước.

- Tưới nước: Vì cây hoa sứ là cây ưa khơ hạn nên ta chỉ tưới khi đất khơ. - Phịng trừ sâu bệnh: Cây sứ xanh tốt thường có nhiều sâu bệnh chính như: + Sâu xanh: Nếu thấy trên đọt lá có những đốm đen, đó là do sâu cắn phá, ăn đọt lá non tạo thành. Nhất là sâu xanh, lúc còn nhỏ màu trắng, lớn lên màu xanh, loại sâu này ăn rất nhanh, 2-3 ngày hết cả đọt lá, có thể ăn đứt cả ngọn cây. Dùng một trong các loại thuốc Trebon.

+ Rầy bông và bọ sứ: Rầy bông thân nhỏ dẹp, có nhiều lơng tơ khắp chung quanh, bọ sứ thì lớn hơn gấp đơi gấp ba rầy bơng, thân hình bầu dục, cũng mang rất nhiều lông tơ và lông đuôi khá dài, thường cắn hút nhựa trên đọt lá và tiết ra một chất nhựa ngọt cho kiến ăn, đồng thời cũng làm rơi rụng rất nhiều phấn màu trắng trên ngọn cây; lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng. Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND.

+ Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ có thân màu đỏ, cũng có nhiều lơng tơ, mắt thường khó thấy được, chích hút nhựa lá non, làm cho lá non trở lên đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Hàng tháng nên phun thuốc một lần để phòng ngừa. Thuốc trừ có thể là: Bi 58.

+ Bệnh thối nhũn: Bệnh thối nhũn là phổ biến nhất ở cây sứ Thái, rất khó trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh, nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm cho chết cả cây chỉ sau vài ngày.Phòng trị: Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có đốm đen, nếu khơng sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP.

+ Bệnh đốm vàng trên lá: Lá sứ sau khi gặp mưa hoặc gió lớn thường sinh ra nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan nhanh ra cả lá,

sau này sẽ khơ qo lại hoặc rơi rụng. Có khi ăn vào thân cây làm cây mềm thối nhũn từ trên cành xuống qua thân, khi lan đến gốc là cây chết. Có thể do nấm gây ra và lây lan rất nhanh ra cả cây.

Phòng trị: Bệnh thường phát triển vào mùa mưa nên khi thấy lá vừa bị đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm như Topsin, Appenearb, Dithane, zineb, oxyclorua đồng… Cây sứ bị bệnh rất khó trị nên phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời.

Thí nghiệm 2:

Giá thể trồng ban đầu gồm: 5,5kg đất phù sa + 1kg phân chuồng + 1kg sơ dừa mục + 50gram NPK (5:10:3)

- Cách trộn phân hữu cơ Lục Thần Nông Với Nấm Trichoderma:

Tỷ lệ A: Ta trộn 19,6kg phân hữu cơ Lục Thần Nông với 0,4kg nấm Trichoderma tạo thành hỗn hợp A

Tỷ lệ B: Ta Trộn 19,2kg phân hữu cơ Lục Thần Nông với 0,8kg nấm Trichoderma tạo thành hỗn hợp B

- Cách bón: Tùy vào từng cơng thức mà ta lựa chọn hỗn hợp A hay hỗn hợp B và bón theo 3 mức nghiên cứu (0,1kg/gốc; 0,2kg/gốc; 0,3kg/gốc) tương ứng. Sử dụng xén làm tơi đất bề mặt chậu hoa sứ sau đó bón trực tiếp lượng phân đã chuẩn bị vào chậu hfoa sứ sau đó tiến hành tưới nước. Định kỳ bón 15 ngày một lần.

- Phương pháp tưới nước và phịng trừ sâu bệnh: Áp dụng như thí nghiệm 1.

3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA SỨ THÁI GIỐNG HOA SỨ THÁI

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây hoa sứ Thái lần lượt trải qua các giai đoạn khác nhau và các giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ, tốc độ sinh trưởng của giai đoạn trước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây tại giai đoạn sau. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển, cây chịu tác động đồng thời của nhiều yếu tố như đặc tính của giống, kỹ thuật canh tác, điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, việc nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống hoa sứ là quan trọng giúp chúng ta chủ động trong việc điều khiển sinh trưởng phát triển của cây theo hướng có lợi nhất.

4.1.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống sứ Thái

Chiều cao cây là chỉ tiêu thể hiện đặc tính di truyền của giống trong điều kiện trồng trọt, chăm sóc cụ thể, quyết định hình thái, tỷ lệ nở hoa, số hoa/cây….Chiều cao cây là một trong những đặc trưng hình thái cơ bản phản ánh sát thực tình hình sinh trưởng của cây.

Trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng cây sinh trưởng phát triển mạnh, chiều cao cây tăng trưởng nhanh chóng. Khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống cây hoa sứ đều giảm.

Qua theo dõi các giống hoa sứ trong thí nghiệm, kết quả thu được thể hiện

ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Sự tăng trưởng chiều cao một số các giống hoa sứ Thái (cm)

Giống Ngày theo dõi TTCC

(cm /50ngày) 15/3 25/03 04/04 14/04 24/04 04/05 HP 27,5 29,7 31,6 33,8 34,2 35,0 7,5bc HVT 30,1 31,7 33,5 35,2 35,8 36,3 6,2d ĐK 28,1 30,2 32,4 34,6 35,3 36,5 8,4a HR 29,0 31,0 32,9 35,4 36,1 36,9 7,9ab ĐĐ (Đ/C) 28,0 29,8 31,5 33,4 34,6 35,1 7,0c LSD0,05 0,54 CV% 4,0

Ghi chú:- TTCC: Tăng trưởng đường kính củ Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác khơng có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa.

Từ bảng 4.1 cho thấy: Sau 50 ngày theo dõi từ 15/3 đến 04/05 nhận thấy tốc độ tăng chiều cao cao nhất ở cơng thức 3 là giống Đỏ kép (8,4cm/cây), sau đó là giống Hồng rủ (7,9cm/cây), tiếp đến là giống Hồng phát (7,5cm/cây), giống Đỏ đơn (7,0cm/cây), giống Hồng viền trắng có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất và thấp hơn cả đối chứng là 6,2cm/cây. So với giống đối chứng Đỏ đơn thì các giống Hồng phát, Đỏ kép và Hồng rủ đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao lớn hơn, chỉ có giống Hồng viền trắng là thấp hơn.

Giai đoạn từ 14/4 đến 4/5 chiều cao cây ở các giống hoa sứ Thái theo dõi có tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm hơn do đây là thời kỳ cây ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực, cây cần tập trung dinh dưỡng cho phát triển hoa.

Theo kết quả xử lý thống kê, kết luận được: các giống cây hoa sứ khác nhau dẫn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất 5%.

4.1.2. Tốc độ ra lá của các giống hoa sứ Thái

Sự tăng trưởng chiều cao cây kèm theo sự tăng trưởng về số lá. Động thái ra lá thường kết thúc trước động thái tăng trưởng chiều cao cây.

Bảng 4.2. Tốc độ ra lá của các giống hoa sứ Thái trồng tại Gia Lâm (số lá mới ra/ 10 ngày) (số lá mới ra/ 10 ngày)

Giống

Ngày theo dõi

TĐRLTB 05 - 15/3 15 - 25/03 25/03 - 04/04 04 - 14/04 14 - 24/04 24 - 04/05 HP 1,8 2,2 2,5 2,6 2,3 1,8 2,2d HVT 2,1 2,5 3,0 3,1 2,7 2,2 2,6bc ĐK 2,5 2,9 3,5 3,7 3,3 2,7 3,1a HR 1,9 2,3 2,9 3,0 2,7 2,2 2,5c ĐĐ (Đ/C) 2,3 2,7 3,3 3,4 2,8 2,3 2,8b LSD0,05 0,26 CV% 4,5 Ghi chú:- TĐRLTB: Tốc độ ra lá trung bình

Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác khơng có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa.

Theo bảng 4.2 ta thấy: Các giống cây hoa sứ gồm giống Đỏ kép và giống Đỏ đơn đều có tăng trưởng số lá nhiều hơn các giống Hồng phát Hồng viền trắng và Hồng rủ. Trong đó, giống Đỏ kép tăng nhiều nhất, trung bình là

3,1 lá/cây/10 ngày theo dõi và giống Hồng phát là tăng ít nhất, trung bình là 2,2 lá/cây/10 ngày.

Giai đoạn từ 15/3 đến 14/4, tốc độ ra lá của các giống cây hoa sứ đều tăng lên dao động từ 1,8 – 3,7 lá/cây. Sau đó, tốc độ ra lá bắt đầu giảm dần từ ngày 14/4 đến 4/5.

Tăng trưởng về số lá đạt giá trị cao nhất vào ngày 14/4 ở tất cả các giống. Trong đó, cao nhất ở cơng thức 3 là giống Đỏ kép đạt 3,7 lá/cây, sau đó đến giống Đỏ đơn (3,4 lá/cây), giống Hồng viền trắng (3,1 lá/cây), giống Hồng rủ (3,0 lá/cây) và thấp nhất là giống Hồng phát 2,6 lá/cây).

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 15/3 25/3 4/4 14/4 24/4 4/5 sỐ L Á TB /C ÂY

Ngày theo dõi

Hồng phát Hồng viền trắng Đỏ kép Hồng rủ Đỏ đơn

Hình 4.1. Động thái ra lá của các giống hoa sứ Thái

Qua hình 4.1 ta thấy các giống hoa sứ có tốc độ tăng trưởng số lá tăng đều và giảm đều qua từng giai đoạn. Giai đoạn 15/3 đến 14/4 sự tăng trưởng số lá của các giống hoa sứ là mạnh nhất trong đó giống hoa sứ Thái đỏ kép đạt cao nhất tại thời điểm đo ngày 14/4 đạt 3,7 lá. Trong khi đó, giống Đỏ đơn (đối chứng) xếp hạng thứ 2 đạt 3,4 lá, các giống còn lại tốc độ tăng tăng trưởng số lá đều thấp hơn so với đối chứng, giống Hồng Viền Trắng đạt 3,1 lá/10 ngày. Giống hồng rủ tốc độ ra lá đạt 3,0 lá/10 ngày. Thấp nhất là giống Hồng Phát chỉ đạt 2,6 lá/10 ngày.

Giai đoạn từ 14/04 đến 04/05 tốc độ ra lá của tất cả các giống hoa sứ đều giảm nhanh. Trong khoảng 20 ngày theo dõi cuối tốc độ ra lá ở các cơng thức đều giàm. Giảm ít nhất là ở giống Hồng Phát và giống Hồng Rủ, giảm 0,8 lá/20 ngày. Giống có tốc độ lá giảm nhiều nhất là giống Đỏ đơn giảm 1,1 lá/20 ngày. Giống Đỏ

kép Giảm 1 lá/20 ngày. Nói chung tất cả các giống khi chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì tốc độ ra lá đều giảm.

Sự tăng trưởng nhanh chiều cao cây và số lá ở giai đoạn đầu (15/3 đến 14/4) khi cây chưa ra hoa và sự tăng trưởng chậm chiều cao cây và số lá ở giai đoạn sau – Giai đoạn cây hoa sứ ra hoa(14/04 đến 04/05) khi cây có thể lý giải như sau: Thực vật nói chung và cây hoa sứ nói riêng chỉ điều hồ sinh trưởng, phát triển bằng cơ chế hormone, các hocmon có một vai trị đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý của cây. Trong bất cứ một cơ quan, bộ phận nào của cây cũng đều tồn tại đồng thời nhiều hormone có hoạt tính sinh lý rất khác nhau. Các biểu hiện sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của nhiều hormone ở trong trạng thái cân bằng. Dựa vào mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển mà đời sống của cây hoa sứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống và ảnh hưởng của phân lục thần nông phối trộn với nấm trichoderma đến khả năng sinh trưởng phát triển giống hoa sứ thái (adenium obesum) tại gia lâm hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)