PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGÔ LAI TRÊN THẾ GIỚI
Nhu cầu Ngô luôn gia tăng là động lực thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu lai tạo rất nhiều giống ngô khác nhau. Những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ gen đã cho ra đời nhiều giống bắp biến đổi gen (GM) có khả năng chống chịu thuốc diệt cỏ, kháng côn trùng, chịu hạn, đạt năng suất cao hoặc có các tính chất theo ý muốn. Giống ngô GM đầu tiên được chấp nhận là SYN-EV176-9 tại
Mỹ vào ngày 17/5/1995 do Công ty Syngenta đăng ký. Giống ngơ SYN-EV176-9 có đặc điểm chống chịu thuốc trừ cỏ glufosinate và kháng sâu bộ cánh vảy Lepidoptera; loại ngô này đã được chấp nhận ở 7 quốc gia dùng để làm thức ăn chăn nuôi, thực phẩm và chế biến. Ngồi ra cịn các cơng trình nghiên cứu khác như lai chọn tạo thay đổi chiều cao cây nhằm phục vụ cho cơ giới hóa, tăng sức chống chịu của cây. Nghiên cứu từ cao cây đến thấp cây, muốn có năng suất cao tăng mật độ.
Trong năm cuối thập kỷ 80 khi tổng kết q trình phát triển cây ngơ ở Mỹ cho thấy sự tăng năng suất trong 4 thập kỷ (1950-1990) là do các yếu tố:
Chuyển đổi giống
Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
Kỹ thuật canh tác
Trong ba yếu tố trên thì giống là yếu tố quan trọng nhất, chiếm trên 50% đóng góp cho tăng năng suất. Đối với giống thì cải tiến di truyền (genetic improvement) là quan trọng nhất. Vì cải tiến cho phép tạo ra giống ngô lai năng suất cao, chống chịu tốt, đặc biệt tăng mật độ cây trên hecta. Khi so sánh mơ hình giống lai cũ (1934) với giống lai mới (1991) cho thấy sự khác biệt:
Sự sai khác năng suất cá thể (năng suất/cây) là khơng có ý nghĩa.
Các giống lai mới chịu được mật độ cao.
Tăng khả năng chống chịu.
Cải tiến ưu thế lai khơng có ý nghĩa đóng góp cho năng suất và ưu thế lai không tăng kể từ thập kỷ 50 đến nay.
Cải tiến năng suất dòng bố mẹ.
Các giống ngơ lai thế hệ mới có độ ổn định cao về năng suất ở các vùng sinh thái.
Cải tiến năng suất dòng bố mẹ, tăng khả năng chống chịu, tăng tính ổn định của con lai F1 là mục tiêu của chọn giống hiện nay.
Ở Châu Âu giống lai được chú ý rất sớm, các ý tưởng về giống lai giữa giống có từ thời Darwin, song cuộc cách mạng về giống lai thực sự được chú ý từ sau thế chiến thứ 2. Một số giống lai được tiếp cận và sử dụng trong sản xuất, tuy nhiên những chương trình này bị hạn chế bởi:
Việc tạo ra các dịng bố mẹ có nhiều khó khăn.
Các giống lai thời đó có năng suất khơng hơn giống thụ phấn tự do.
Phần lớn các giống lai được nhập khẩu từ Mỹ.
Việc nghiên cứu tạo giống ngô lai ở Châu Âu bắt đầu muộn hơn ở Mỹ trong khoảng 20 năm tuy nhiên quá trình phát triển các giống lai thì tương tự như ở Mỹ. Mặc dù năng suất ngô hiện nay của châu Âu chỉ bằng 2/3 so với Mỹ, song so với trước chiến tranh thế giới II đã tăng khoảng 3 lần mà nguyên nhân quan trọng nhất là giống, tính chống chịu của giống, đó cũng là con đường duy nhất tăng năng suất cây ngô (Bùi Mạnh Cường, 2007).
Tăng cường sự đa dạng của các nguồn vật liệu Tạo dòng thế hệ mới với các đặc tính ưu việt
Việc nghiên cứu tạo giống lai ở một số nước đang phát triển bắt đầu từ những năm 1960 như Archentina, Braxin, Colombia, Mêhicô, Ấn Độ, Pakistan, Zimbabwe, Kenya….Trong thời kỳ 1966-1990 có khoảng 852 giống ngô được tạo ra, trong đó có 59% là giống thụ phấn tự do, 27% là giống lai qui ước, 10% là giống lai không qui ước và 4% là các loại giống khác (Đặng Ngọc Hạ, 2007).
Ngô lai đang tiến triển tốt đẹp ở Trung Quốc, có thể nói là một cường quốc ngơ lai ở châu Á.