4.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bảo Yên
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Bảo Yên là huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 81.905,03 ha, chiếm 12,9% diện tích tự nhiên của cả Tỉnh, đứng thứ 3/9 huyện, thành phố của Tỉnh về diện tích; Huyện Bảo Yên có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Bắc Hà (Lào Cai). - Phía Nam giáp huyện Văn Yên (Yên Bái).
- Phía Đông giáp huyện Quang Bình (Hà Giang) và huyện Lục Yên (Yên Bái). - Phía Tây giáp huyện Bảo Thắng, Văn Bàn (Lào Cai).
Huyện Bảo Yên cách thành phố Lào Cai (từ thị trấn Phố Ràng) khoảng 75 km về phía Tây Bắc, huyện nằm trong vùng thung lũng sông Hồng và sông Chảy, có quốc lộ 70 chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam; tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua huyện; quốc lộ 279 chạy theo hướng Đông – Tây kết nối với tỉnh Hà Giang. Vị trí địa lý này tạo thuận lợi cho huyện Bảo Yên trong giao thương kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện trong Tỉnh và với các các tỉnh vùng Tây Bắc.
b. Đặc điểm địa hình
Địa hìnhBảo Yên nằm trong thung lũng sông Hồng và sông Chảy, thuộc dạng các dải núi cao xen kẽ với các thung lũng (thung lũng sông Hồng, sông Chảy, lòng chảo Nghĩa Đô, Vĩnh Yên). Các mạch núi chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vùng có địa hình nằm dọc theo hai thung lũng sông Hồng và sông Chảy là các dải núi thấp, hình thành 2 dạng địa hình cơ bản:
- Vùng thung lũng – bồn địa: Bao gồm các vùng phù sa dọc theo 2 con sông chính và phần tiếp cận có độ dốc dưới 100. Tiểu vùng này được chia thành 3 dạng địa hình với các đặc trưng khác nhau:
+ Tiểu vùng thung lũng sông Hồng + Tiểu vùng thung lũng sông + Tiểu vùng Nghĩa Đô
- Vùng núi cao: Phần lãnh thổ còn lại của các dãy núi chính, độ cao trung bình từ 400 m trở lên, độ dốc trên 100 và được phân thành 2 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng núi cao thuộc dãy con voi.
+ Tiểu vùng núi cao khu Bắc và Đông Bắc của Huyện.
Đặc điểm địa hình trên tạo ra tiềm năng, lợi thế cho Bảo Yên trong: Quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp quy mô vừa, chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp;Phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái. Tuy nhiên, một phần địa hình có độ dốc khá lớn, chia cắt làm tăng suất đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi, mạng lưới điện...
c. Điều kiện khí hậu
Huyện Bảo Yên nằm trong vùng thung lũng sông Hồng và sông Chảy, độ cao trung bình so với mực nước biển không lớn (≅ 400 m) do đó khí hậu mang
- Chế độ nhiệt: Một năm có bốn mùa, tuy nhiên chỉ có hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất là tháng 6,7; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290, tháng thấp nhất là 150.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trên địa bàn huyện khá lớn và phân bố không đều qua các tháng trong năm. Tháng 6, 7 tổng lượng mưa trung bình là 335mm, có những năm đến 550 mm. Tháng 1, 2 lượng mưa thấp nhất thường dưới 40 mm. Tổng lượng mưa trong năm dao động từ 1.450 mm đến 1.994 mm.
d. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng Yên Bái năm 1972 và báo cao khoa học (đất Lào Cai) do Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia thuộc Viện địa lý xây dựng năm 1994 cho thấy huyện Bảo Yên có 5 nhóm đất chính với 13 loại đất sau:
- Nhóm đất đỏ vàng : gồm 74.338,5 ha chiếm 89,79% diện tích tự nhiên, phân bố khắp lãnh thổ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình Feralit.
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đá trầm tích (Fs): Trên địa bàn huyện Bảo Yên loại đất này khá phổ biến (71,032 ha) chủ yếu được hình thành trên đá: Gơnai, đá Firit, Apatit.
+ Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Loại đất này chiếm tỷ lệ không đáng kể, phân bố lẻ tẻ ở khu vực xã Điện Quan. Đất Fv có thành phần cơ giới nặng song do giàu canxi và mùn nên đất có kết cấu viên, dễ thoát nước.
+ Đất vàng nâu trên đá trầm tích (Fp): Là loại đất phát sinh, phát triển trên nền phù sa cổ được hình thành nhờ quá trình tích lũy, trầm tích Nêôgen. Loại đất này được phân bố dọc sông Hồng, sông Chảy, địa hình phân bố dạng đồi thấp, liền dải, lượn sóng.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát: (Fq): Đất này được hình thành trên các đá giàu thạch anh, hoặc có tỷ lệ Silic cao, đất có màu vàng nhạt, tầng đất không dầy (50 - 60 cm), thành phần cơ giới nhẹ, đất chua (PHKCl < 4). Đất Fp ở Bảo Yên chủ yếu phân bố dọc theo các triền núi có độ cao trên 400 m dọc theo sông Chảy.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa : (Fl): Loại đất này được phân bố chủ yếu ở các xã: Điện Quan, Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hòa.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fe): Chiếm tỷ lệ thấp, nằm dọc sông Hồng, đất nâu vàng được hình thành do quá trình bồi tích từ lâu đời, hoặc do quá trình biến đổi của dòng chảy, tầng đất dày, có mầu nâu đậm, thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Nhóm đất đen (Rse): Có 720 ha, chiếm 0,87% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu ở xã Điện Quan
- Đất phù sa: Có diện tích 1.341 ha chiếm 1,62% diện tích tự nhiên toàn huyện; nhóm đất này bao gồm: Phù sa sông Hồng, phù sa sông Chảy và phù sa các sông suối khác.
- Đất thung lũng dốc tụ (Dl): Trên địa bàn có khoảng 400 ha. Đây là loại đất thứ sinh được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân núi hoặc khe dốc.
- Đất mùn đỏ vàng trên núi cao: Có 6.002,4 ha chiếm 7,25 % tổng diện tích tự nhiên.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Bảo Yên có mạng lưới sông, suối, khe lạch tương đối dày đặc phân bố khắp địa bàn, trong đó sông Hồng và sông Chảy là hai con sông lớn chảy qua Huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Nguồn nước ngầm: Tuy nguồn nước mặt phong phú về mùa mưa, do ảnh hưởng của địa hình (độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn, nghiêng về sông Hồng) nên nguồn nước ngầm có xu hướng cạn kiện về mùa khô.
Nhìn chung, nguồn nước trên địa bàn Huyện có chất lượng tương đối tốt, trữ lượng đủ đáp ứng cho sản xuất và đời sống con người. Tuy nhiên, để duy trì về trữ lượng và chất lượng nước đòi hỏi Huyện cần đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, ngăn chặn ô nhiễm do phát triển của công nghiệp.
* Tài nguyên rừng
Bảo Yên là huyện có nguồn tài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng. Huyện có diện tích rừng là 52.960,10 ha, chiếm 12,7% tổng diện tích rừng của toàn Tỉnh; trong đó có 35.906,95 ha rừng tự nhiên (chiếm 67,8% diện tích đất lâm nghiệp có rừng) và 17.053,15 ha rừng trồng (chiếm 32,2 % diện tích đất lâm nghiệp có rừng).
Rừng tự nhiên trên địa bàn Bảo Yên chủ yếu tập trung ở các xã: Tân Tiến, Vĩnh Yên, Thượng Hà, Long Khánh, Lương Sơn, Xuân Hòa, Việt Tiến. Rừng tự nhiên của Bảo Yên được phân thành 2 loại: Rừng trung bình và rừng nghèo. Loại rừng trung bình phân bổ chủ yếu trên các đai cao của dãy Con Voi và dãy Khao Tanh. Thảm thực vật của rừng tương đối phong phú và đa dạng về nhóm, bộ, họ (chò nâu, phay, trám, ràng ràng, mít…). Ngoài ra, rừng trung bình còn có các loại thực vật rừng thân thảo mộc như dây leo, song mây, sa nhân, dé, giang, vầu, nứa, trúc lùn. Loại rừng nghèo chủ yếu là sản phẩm sau nương rẫy được khoang nuôi tái sinh, phần lớn là rừng hỗn giao (chủ yếu là giang, nứa...). Trong điều kiện nóng ẩm, rừng thứ sinh ở Bảo Yên phát triển mạnh nếu được bảo vệ nghiêm ngặt, tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển tiểu thủ công nghiệp mây tre đan.
Rừng trồng trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu ở các xã ven sông Chảy (Việt Tiến, Long Khánh, Long Phúc, Xuân Hòa, Tân Dương và thị trấn Phố Ràng). Rừng trồng phát triển dưới nhiều hình thức: Trồng rừng tập trung chiếm tỷ lệ cao (chủ yếu do lâm trường Bảo Yên thực hiện), phân bố dọc sông Chảy, quốc lộ 70, chủ yếu phát triển các loại mỡ, bồ đề, keo lá tràm, trẩu. . . được hỗ trợ bởi các chương trình như dự án phòng hộ sông Chảy, dự án 327, dự án 661.
Diện tích rừng lớn, thảm thực vật khá phong phú và sự đa dạng là lợi thế đối với Bảo Yên trong phát triển kinh tế rừng, tạo đầu vào cho phát triển công nghiệp chế biến lâm sản (bột giấy, đồ gỗ).
* Tài nguyên khoáng sản
Nằm trên vùng thung lũng sông Hồng, sông Chảy, khoáng sản trên địa bàn Huyện chủ yếu là apatit, vàng, cao lanh. Các nguồn khoáng sản phân bố khá phân tán nên khó khai thác (chi phí khai thác cao). Tuy nhiên, trên địa bàn Huyện cũng có một số mỏ khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như:
- Điểm mỏ Cao lanh ở Làng Bon: Khai thác làm nguyên liệu cho sản xuất gốm, sứ, một số vật liệu xây dựng khác.
- Khoáng sản Fenspat ở các điểm mỏ Lương Sơn, Long Phúc...
- Khoáng sản secpentin ở các điểm mỏ xã Thượng Hà (cạnh quốc lộ 70).
* Tài nguyên du lịch và nhân văn
Bảo Yên là huyện khá phong phú về bản sắc văn hoá, truyền thống lịch sử, di sản văn hoá. Huyện có 13 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 25,8%; dân tộc Tày: 33,7%; dân tộc Dao: 24,2%; dân tộc hmông:
8,6%; dân tộc giáy: 1,09%; còn lại các dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán sinh sống riêng như người H' Mông có truyền thống làm ruộng bậc thang, người giáy trồng bông dệt vải, người Dao làm giấy. Mỗi dân tộc cũng đều có bản sắc riêng trong lễ hội truyền thống trong đời sống văn hoá như: kiến trúc làng bản dân tộc Tày (nhà sàn nguyên thuỷ của đồng bào), các điệu múa then, đàn tính tẩu và hội ném còn của người Tày (xã Nghĩa Đô).
Bảo Yên có nhiều di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ học. Khu vực ngòi nhù gần xã Cam Cọn và các dải đồi thấp ở xã Bảo Hà, các nhà khảo cổ tìm thấy khá nhiều công cụ đá cuội thuộc nền văn hoá Sơn Vi. Các di chỉ cho thấy đã có mặt các dân tộc Việt cổ ở Bảo Yên từ thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá mới, đến thời kỳ đồ đồng của văn hoá Bảo Yên. Quá trình phát triển xây dựng và bảo vệ đất nước của người dân Bảo Yên cũng đã để lại những giá trị anh hùng dân tộc, giàu tính nhân văn, mang đậm bản sắc dân tộc, đó là những di tích lịch sử, văn hoá đã được công nhận cấp quốc gia như: Đền Bảo Hà, di tích Thành cổ Nhị Lang, đền Phúc Khánh, di tích Chiến thắng Phố Ràng, khu căn cứ cách mạng Đình làng Già Hạ (Việt Tiến), Đình làng Chiến Thắng Nghĩa Đô.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Sản xuất nông - lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
Trong năm, do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài và dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, sự điều hành năng động của UBND huyện, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã khắc phục khó khăn đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chuyển đổi các diện tích bị hạn không thể khắc phục được sang trồng loài cây phù hợp nhằm đảm bảo đạt kế hoạch đề ra. Kết quả thu được cụ thể như sau:
a. Sản xuất nông nghiệp:
Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 42.908/42.647 tấn, đạt 101% KH, tăng 2,276 tấn so với CK, trong đó: cây lúa diện tích 5.730/5.700 ha, đạt 101% KH, năng suất đạt 51,3 tạ/ha, sản lượng đạt 29,420/29,031 tấn, đạt 101% KH; cây ngô diện tích 3.670/3.670 ha đạt 100% KH, năng suất đạt 36,75 tạ/ha, sản lượng đạt 13.488/13.616 tấn, đạt 99% KH.
Các loại cây trồng khác như đậu tương đã thực hiện được 90/102 ha, đạt 88% KH, năng suất đạt 12,3 tạ/ha, sản lượng đạt 111 tấn, bằng 98,2% so CK.
+ Sản xuất tăng vụ: Gieo trồng được 1.297/1.255 ha, đạt 103% KH, bằng 105% so với CK, trong đó, tăng vụ Xuân gieo trồng được 372/365 ha, đạt 102% KH, tăng vụ Đông gieo trồng được 925/890 ha, đạt 103,9% KH.
- Cây chè: Chỉ đạo các cơ quan hướng dẫn nhân chăm sóc và phòng, trừ sâu bệnh diện tích chè hiện có và triển khai thực hiện kế hoạch trồng chè năm 2015. Trong năm, đã trồng được 106,8/106 ha (kế hoạch năm 2014 chuyển sang 6 ha), đạt 100,7% KH. Thực hiện thu mua chè búp tươi trên địa bàn huyện đạt 1.550/1.524 tấn, đạt 101,7% KH, tăng 50,3% so với CK.
- Một số dự án: Các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp tiếp tục được duy trì, triển khai thực hiện gieo cấy, chăm sóc, phòng trừ bệnh theo đúng quy trình và được tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa. Trong năm, đã thực hiện nhân rộng được 160 ha lúa chất lượng cao, 2 ha cây thanh long ruột đỏ, 7 ha Cam V2, cấp phát 30 con lợn nái sinh sản,...
b. Chăn nuôi - Thủy sản.
- Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn phát triển ổn định. Công tác kiểm tra, đôn đốc phòng chống, dịch bệnh được tăng cường các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát chặt chẽ. Trong năm, xuất hiện rải rác một số dịch bệnh trên đàn vật nuôi, như bệnh dại chó, lở mồm long móng, bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm. UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tiến hành thực hiện các biện pháp phòng, trừ dịch bệnh và dịch bệnh đã được khống chế; thực hiện tiêm phòng cho đàn vật nuôi được 299.064/298.300 liều vắc xin các loại, đạt 100,3% KH, tăng 12,6% so với CK.
+ Về thực hiện dự án chăn nuôi: Trong năm, đã cấp phát 550 con gà Đông Tảo; duy trì và phát triển 6.500 con gà Thả đồi; duy trì và phát triển 700 conVịt bầu Nghĩa Đô, đã xuất bán được khoảng 600 con,... hiện nay, các dự án trên đang sinh trưởng, phát triển tốt.
- Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản 380/380 ha, đạt 100% KH, bằng so với CK, sản lượng đạt 986 tấn, tăng 20,2% so với CK.
4.1.2.2. Sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản.
a. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (so sánh giá cố định năm 2010) ước đạt 90.700/90.160 triệu đồng, bằng 100,6% KH, chủ yếu là chế
biến lâm sản. Tiếp tục triển khai thực hiện dự án cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thị trấn Phố Ràng, dự án xây dựng nhà máy MDF đầu tư tại xã Long Phúc, Nhà máy sản xuất tinh dầu quế của Công ty chế biến nông sản Sơn Hải tại xã Tân Dương.
b. Về xây dựng cơ bản
Thực hiện công tác đầu tư, xây dựng cơ bản theo đúng trình tự, thủ tục, trong đó, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm. Danh mục công trình được giao đến tháng 12/2015 là 292 công trình (86 công trình đã quyết toán, 56 công trình đã hoàn thành chờ quyết toán, 73 công trình chuyển tiếp, 77 công trình khởi công mới năm 2015). Tổng mức đầu tư được duyệt 707.458 triệu đồng; khối lượng hoàn thành được 467.928 triệu đồng, bằng