Tổng hợp biến động sử dụng đất rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2005-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS để đánh giá biến động rừng giai đoạn 2005 2014 huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 87)

được bảng tổng hợp biến động đất rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2005 – 2014.

Bảng 4.17. Tổng hợp biến động sử dụng đất rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2005-2014 giai đoạn 2005-2014

Loại đất

Số liệu bản đồ Giá trị

biến động

Số liệu kiểm kê Giá trị

biến động Chênh lệch % 2005 2014 2004 2014 DKH 36626,16 29124,01 7502,15 38121,75 28944,93 9176,82 -18,25 LNP1 18411,12 11928,09 6483,03 18392,63 12053,40 6339,23 2,27 LNP2 9484,00 37813,37 -28329,36 9497,80 37865,20 -28367,40 -0,13 LNP3 17383,75 3039,57 14344,18 16779,07 3041,50 13737,57 4,42 Tổng 81905,03 81905,03 82791,25 81905,03

Trong đó: % sai lệch = (giá trị biến động chênh lệch giữa số liệu bản đồ và số liệu kiểm kê giai đoạn 2010 - 2015) / giá trị biến động số liệu kiểm kê giai đoạn 2005 - 2014.

- Theo số liệu kiểm kê đất đai 2014 tổng diện tích đất rừng là 52960,1 ha chiếm 64,66 % diện tích của cả huyện, trong đó:

+ Đất rừng giàu : 12053,4 ha + Đất rừng trung bình : 37865,2 ha + Đất rừng nghèo : 3041,5 ha

So với diện tích nghiên cứu năm 2014 thì tổng diện tích rừng là 52781,02 ha chiếm 64,44 % diện tích của cả huyện, trong đó:

+ Đất rừng giàu : 11928,09 ha + Đất rừng trung bình : 37813,37 ha + Đất rừng nghèo : 3039,57 ha

Chúng ta có thể nhận thấy số liệu bản đồ nghiên cứu so với số liệu kiểm kê đất đai là khá chính xác, phần chênh lệch 179,08 ha là chấp nhận được.

Hình 4.26. Các xã biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Yên Bảng 4.18. Kết quả thống kê biến động rừng các xã, thị trấn Bảng 4.18. Kết quả thống kê biến động rừng các xã, thị trấn

Đơn vị tính: Ha

Loại hình Đất khác chuyển thành đất rừng Đất rừng chuyển thành đất khác Đất rừng ổn định

Mã đất DKHLNP Tỷ lệ %/ diện tích tự nhiên LNPDKH Tỷ lệ %/ diện tích tự nhiên LNPLNP Tỷ lệ %/ diện tích tự nhiên Phố Ràng 384,03 11,4 178,88 5,3 393,69 11,6 Long Phúc 435,42 9,3 349,64 7,5 1368,57 29,3 Yên Sơn 471,98 17,8 405,25 15,3 1346,05 50,9 Long Khánh 591,83 12,7 710,66 15,2 4065,01 87,0 Minh Tân 594,41 17,6 453,28 13,4 1695,64 50,1 Lương Sơn 616,37 13,2 605,72 13,0 2027,00 43,4 Việt Tiến 677,34 20,0 439,94 13,0 1273,31 37,6 Cam Cọn 831,05 17,8 746,18 16,0 1725,47 36,9 Tân Dương 927,70 27,4 292,20 8,6 1163,18 34,4 Tân Tiến 910,24 15,5 812,10 13,8 3033,74 51,6

Loại hình Đất khác chuyển thành đất rừng Đất rừng chuyển thành đất khác Đất rừng ổn định Xuân Thượng 959,32 23,0 498,08 12,0 2078,93 49,9 Điện Quan 1004,69 23,5 476,12 11,1 1431,23 33,5 Nghĩa Đô 1071,88 31,7 392,42 11,6 1773,91 52,4 Kim Sơn 1374,25 21,9 842,53 13,4 2004,95 32,0 Bảo Hà 1567,42 23,6 909,36 13,7 2230,19 33,5 Vĩnh Yên 1579,35 46,7 478,03 14,1 3017,95 89,2 Thượng Hà 1751,26 42,1 653,47 15,7 2529,05 60,8 Xuân Hòa 1838,62 54,3 781,07 23,1 2528,36 23,1

- Qua hình và bảng kết quả biến động rừng các xã, thị trấn chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:

+ Đối với đất khác chuyển thành đất rừng: Một số xã có diện tích tự nhiên của xã lớn thường có diện tích đất khác chuyển thành rừng lớn như Xuân Hòa 1838 ha chiếm 54,3 % diện tích tự nhiên, Thượng Hà 1751 ha 42,1 % diện tích tự nhiên, Vĩnh Yên 1579 ha chiếm 46,7 % diện tích tự nhiên, Nghĩa Đô 1071 ha chiếm 31,7 % diện tích tự nhiên.

+ Đối với đất rừng chuyển thành đất khác: Một số xã có diện tích đất rừng chuyển thành đất khác lớn như Xuân Hòa 781 ha chiếm 23,1% diện tích tự nhiên, Thượng Hà 653 ha chiếm 15,7% diện tích tự nhiên, Cam Cọn 746 ha chiếm 16% diện tích tự nhiên.

+ Đối với đất rừng ổn định: Diện tích rừng ổn định của các xã có rừng phòng hộ lớn như Xuân Hòa 2528 ha chiếm 74,7% diện tích tự nhiên, Vĩnh Yên 3018 ha chiếm 89% diện tích tự nhiên, Long Khánh 4064 ha chiếm 87%. Những xã này là những xã trọng điểm trong công tác bảo vệ rừng phòng hộ và trồng rừng sản xuất, nghề trồng ở những xã này đã phát triển từ năm 2008 đến nay. Tuy nhiên chất lượng rừng tại một số cánh rừng tự nhiên lớn vẫn đang bị suy giảm như rừng tại tiểu khu 400 khu vực núi Con Voi thuộc Bản 3, Bản 9 xã Long Khánh bị khai thác trái phép khoảng 30 ha đối với các loại gỗ quý như Táu, Pơ mu, Dổi … trong năm 2012.

4.3.4. Nguyên nhân biến động rừng huyện Bảo Yên

+ Đối với đất khác chuyển thành đất rừng: Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn 2010 - 2015, Đảng bộ huyện Bảo Yên đã xác định phát triển kinh tế lâm nghiệp là mũi nhọn. Nhận thức được hiệu quả từ rừng mang lại, cùng với chính

sách hỗ trợ theo chương trình trồng rừng kinh tế, trồng rừng phân tán và hỗ trợ theo Chương trình 135 (giai đoạn II) gồm: hỗ trợ về cây giống, phân bón, tập huấn khoa học - kỹ thuật… thì phong trào trồng rừng phát triển rộng khắp trên toàn huyện. Đến nay, toàn huyện có hàng nghìn hộ nhận khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng với diện tích từ 1 ha trở lên. Nhiều địa phương, ngoài kế hoạch được giao, người dân còn tự bỏ vốn mua cây giống, phân bón để trồng rừng. Trong vòng 4 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm, huyện Bảo Yên trồng mới từ 2.500 - trên 3.000 ha rừng, riêng năm 2010 trồng được gần 2.700ha rừng, trong đó có 1.200 ha rừng sản xuất, nâng tán che phủ rừng của Bảo Yên đạt trên 63%.

Theo thống kê, đến đầu năm 2013, trên địa bàn huyện Bảo Yên có 2.900 ha sắn. Nhận thấy, trồng sắn không đem lại hiệu quả kinh tế và làm đất bạc màu, huyện Bảo Yên đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với UBND các xã, các chủ rừng tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, chuyển trồng sắn sang trồng rừng kinh tế. Cùng với đó, UBND huyện có văn bản chỉ đạo, nếu các hộ sử dụng đất quy hoạch cho lâm nghiệp để trồng sắn thì sẽ thu hồi và chuyển giao cho các hộ có nhu cầu trồng rừng sản xuất. Đồng thời, huyện hỗ trợ 100% giống cây lâm nghiệp và một phần phân bón lót cho các hộ chuyển từ trồng sắn sang trồng rừng sản xuất. Sau 3 năm triển khai (2013 – 2015), huyện Bảo Yên đã chuyển được 1.750 ha đất trồng sắn sang trồng rừng sản xuất. Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên 2015

Nhờ có chính sách của nhà nước trong chuyển đổi Lâm trường nhà nước thành công ty lâm nghiệp từ đó đã kết hợp được trồng rừng với chế biến sản phẩm lâm nghiệp từ rừng như đũa tre, nguyên liệu giấy, gỗ thành phẩm, ván bóc … đã nâng cao được chất lượng trồng, chăm sóc rừng. Bên cạnh đó dưới sự quản lý chặt chẽ của Hạt kiểm lâm huyện diện tích rừng phòng hộ được duy trì và từng bước nâng cao chất lượng rừng.

Do kinh tế của huyện ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu sản xuất và sử dụng gỗ ngày càng cao, ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá thành gỗ nguyên liệu, thúc đẩy sự phát triển của phong trào trồng rừng.

+ Đối với đất rừng chuyển thành đất khác: Nguyên nhân chính của việc chuyển đất rừng sang đất khác chủ yếu là do người dân khai thác và trồng mới rừng sản xuất theo chu kỳ sản xuất rừng. Trong năm 2013 công ty Lâm nghiệp Bảo Yên đã khai thác gần 1500 ha rừng trồng, đến năm 2015 đã tiến hành trồng mới lại 1600 ha rừng trồng các loại.

Ngoài ra cháy rừng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển đất rừng sang đất khác. Theo thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên từ năm 2010 đến nay toàn huyện sảy ra 05 vụ cháy rừng với quy mô vừa và nhỏ, đã được phát hiện và chữa cháy kịp thời, nguyên nhân chủ yếu là do người dân đốt nương làm rẫy chiếm 4/5 vụ. Kết quả được thống kê qua bảng sau.

Bảng 4.19. Thống kê các vụ cháy rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2010 - 2015 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Số vụ Địa điểm Diện tích (ha) Loại rừng Nguyên Nhân

2010 2 Xã Bảo Hà 12 Rừng tự nhiên Đốt nương làm rẫy

Xã Bảo Hà 2 Rừng trồng Đốt nương làm rẫy

2011 1 Xã Tân Tiến 10 Rừng vầu nứa Đốt nương làm rẫy

2012 1 Xã Điện Quan 8 Rừng trồng Đốt nương làm rẫy

2014 1 Xã Tân Dương 3 Rừng vầu nứa Đốt ong

Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên (2015)

* Một số ưu, nhược điểm của đề tài:

Đề tài Ứng dụng Viễn thám và GIS để đánh giá biến động rừng giai đoạn 2005 – 2014 huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã sử dụng những công nghệ viễn thám và GIS được ứng dụng nhiều trên thế giới và ở Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi có một số nhận xét sau:

- Ưu điểm:

1- Có thể nghiên cứu phân tích khu vực lớn mà không cần phải điều tra toàn bộ khu vực. Kết quả thu được có độ chính xác cao.

2- Nghiên cứu biến động qua các thời điểm một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3 - Dễ áp dụng do đã được thực nghiệm và sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam.

4 - Kết quả được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu GIS dễ dàng được sử dụng, chia sẻ và ứng dụng vào các mục đích khác nhau.

- Nhược điểm:

1 - Nguồn ảnh chất lượng cao có độ phân giải lớn còn hạn chế hoặc phải mua với kinh phí lớn, nguồn ảnh sử dụng có đọ phân giải chưa cao gây khó khăn trong việc xây dựng khóa giải đoán.

2 - Một số khu vực thường xuyên có nhiều mây sẽ không thể áp dụng phương pháp này.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu và thực nghiệm thành lập bản đồ biến động thảm phủ rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2005 – 2014 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Huyện Bảo Yên trong giai đoạn này có tốc độ phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng lớn là một trong những nguyên nhân gây ra biến động rừng trên địa bàn huyện.

2. Công tác quản lý, trồng và phát triển rừng trong những năm qua đã được thực hiện tương đối tốt làm tăng diện tích rừng, tuy nhiên công tác bảo vệ rừng đặc biệt tại các khu rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ lớn còn nhiều hạn chế dẫn đến suy giảm rừng có trữ lượng gỗ lớn.

3. Với sự trợ giúp của Viễn thám và GIS, đề tài đã xây dựng được bản đồ hiện trạng rừng năm 2005, năm 2014 và bản đồ biến động rừng giai đoạn 2005 – 2014 của huyện Bảo Yên trong đó:

- Diện tích rừng chuyển thành đất khác là 9.885,1 ha chiếm 12,1% diện tích tự nhiên của huyện.

- Diện tích đất khác chuyển thành đất rừng là 17.387,3 ha chiếm 21,2% diện tích tự nhiên của huyện.

- Diện tích đất rừng không biến động của huyện là 35.393,8 ha chiếm 43,2% diện tích tự nhiên của huyện.

Đề tài đã đánh giá biến động rừng của huyện như: đất khác chuyển thành đất rừng tập chung nhiều ở các xã Xuân Hòa, Thượng Hà, Vĩnh Yên, Nghĩa Đô nguyên nhân chính là do chủ trương chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp của các cấp chính quyền huyện Bảo Yên. Đất rừng chuyển thành đất khác tập chung chủ yếu ở các xã Xuân Hòa, Thượng Hà, Cam Cọn mà nguyên nhân chủ yếu là do khai thác và trồng mới rừng sản xuất, nguyên nhân khác là cháy rừng và khai thác gỗ trái phép. Đất rừng ổn định tập chung chủ yếu ở các xã Xuân Hòa, Vĩnh Yên, Long Khánh do có các khu rừng phòng hộ chủ yếu của huyện.

4. Đề tài đã nêu ra được các ưu nhược điểm trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài như:

Ưu điểm: thực hiện được trên khu vực rộng lớn với độ chính xác cao, qua các thời điểm khác nhau, dễ dàng thực hiện, kết quả thu được được lưu trữ dễ sử dụng và chia sẻ.

Nhược điểm: Khó khăn trong công tác giải đoán ảnh do độ phân giải ảnh chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Sử dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải tốt hơn để thực hiện công tác kiểm kê, đánh giá trữ lượng rừng.

2. Tiếp tục sử dụng phương pháp nghiên cứu này để thực hiện đánh giá biến động rừng huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai trong các giai đoạn tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007). Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012). Báo cáo tóm tắt kết quả rà soát cơ chế, chính sách liên quan đến triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012 – 2020.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). Báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.

4. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn từ năm (2005-2013). Tổng hợp diện tích về độ che phủ rừng của các tỉnh.

5. Đinh Hồng Phong (2009). Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xác định hiện trạng sử dụng đất phục vụ kiểm kê đất đai. Báo cáo khoa học, Trung tâm Viễn thám Quốc Gia.

6. Lê Văn Trung (2010). Viễn Thám. NXB Đại Học Quốc Gia, TP Hồ Chí Minh. 7. Luật số 29/2004/QH11. Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004)

8. Nguyễn Khắc Thời (2011). Giáo trình Viễn thám. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Viết Quân (2014). Hướng dẫn sử dụng tool Mapping and Convert trên ArcGis, dùng biên tập, chuyển đổi dữ liệu (Geo,shp,dgn,tab...) Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2015 tại http://gisgpsrs.blogspot.com/2014/10/su-dung-tool- mapping-and-convert-geo-shp-dgn-tab.html#.VujR0JD0EWw

10. Nguyễn Xuân Trung Hiếu (2013). Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động các loại thực phủ địa bàn thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh.

11. Phạm Nhựt Trường và Võ Quốc Tuấn (2013). Ứng dụng viễn thám trong theo dõi rừng tại huyện đảo Phú Quốc giai đoạn 1993 – 2013. Kỷ yếu hội thảo ứng dụng GIS Toàn quốc năm 2014, Cần Thơ.

12. Phòng Công nghệ - Đào tạo (2014). “Hướng dẫn sử dụng ArcGIS Desktop 10”, NXB Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

14. Quyết định số 18/2007 của Thủ tướng Chính phủ (2007). Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.

15. Quyết định số 3322 /QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014).

16. Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014) quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

17. Tổng cục Lâm nghiệp (2013). Tài liệu tập huấn hướng dẫn kỹ thuật điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016.

18. Trần Duy Mạnh (2014). Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu, đánh giá rừng phục vụ giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng (REDD+).

19. Trần Hùng và Phạm Quang Lợi (2008). Tài liệu hướng dẫn thực hành xử lý và phân tích dữ liệu viễn thám với phần mềm ENVI.

20. Trần Thị Băng Tâm (2006). Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Trần Thống Nhất và Nguyễn Kim Lợi (2009). Viễn thám căn bản. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

22. Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên (2015).Báo cáo công tác chỉ đạo điều hành, tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.

23. Vũ Văn Lương, Nguyễn Huy Anh và Hồ Đắc Thái Hoàn (2010). Ứng dụng công nghệ GIS và Viễn thám nghiên cứu sự thay đổi thảm thực vật rừng giai đoạn 1990 – 2010 ở lưu vực sông Ngàn Sâu, tỉnh Hà Tĩnh. Kỷ yếu hội thảo ứng dụng GIS Toàn quốc năm 2014, Cần Thơ.

Tiếng Anh:

24. Anderson and James R (1976). A Land Use And Land Cover Classification System For Use with Remote Sensor Data: Geological Survey Professional, Washington, D.C, American.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS để đánh giá biến động rừng giai đoạn 2005 2014 huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 87)