Nguyên nhân biến động rừng huyện Bảo Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS để đánh giá biến động rừng giai đoạn 2005 2014 huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 89 - 92)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.4.Nguyên nhân biến động rừng huyện Bảo Yên

4.3. Xác định biến động rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2005 – 2014

4.3.4.Nguyên nhân biến động rừng huyện Bảo Yên

+ Đối với đất khác chuyển thành đất rừng: Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn 2010 - 2015, Đảng bộ huyện Bảo Yên đã xác định phát triển kinh tế lâm nghiệp là mũi nhọn. Nhận thức được hiệu quả từ rừng mang lại, cùng với chính

sách hỗ trợ theo chương trình trồng rừng kinh tế, trồng rừng phân tán và hỗ trợ theo Chương trình 135 (giai đoạn II) gồm: hỗ trợ về cây giống, phân bón, tập huấn khoa học - kỹ thuật… thì phong trào trồng rừng phát triển rộng khắp trên toàn huyện. Đến nay, toàn huyện có hàng nghìn hộ nhận khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng với diện tích từ 1 ha trở lên. Nhiều địa phương, ngoài kế hoạch được giao, người dân còn tự bỏ vốn mua cây giống, phân bón để trồng rừng. Trong vòng 4 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm, huyện Bảo Yên trồng mới từ 2.500 - trên 3.000 ha rừng, riêng năm 2010 trồng được gần 2.700ha rừng, trong đó có 1.200 ha rừng sản xuất, nâng tán che phủ rừng của Bảo Yên đạt trên 63%.

Theo thống kê, đến đầu năm 2013, trên địa bàn huyện Bảo Yên có 2.900 ha sắn. Nhận thấy, trồng sắn không đem lại hiệu quả kinh tế và làm đất bạc màu, huyện Bảo Yên đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với UBND các xã, các chủ rừng tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, chuyển trồng sắn sang trồng rừng kinh tế. Cùng với đó, UBND huyện có văn bản chỉ đạo, nếu các hộ sử dụng đất quy hoạch cho lâm nghiệp để trồng sắn thì sẽ thu hồi và chuyển giao cho các hộ có nhu cầu trồng rừng sản xuất. Đồng thời, huyện hỗ trợ 100% giống cây lâm nghiệp và một phần phân bón lót cho các hộ chuyển từ trồng sắn sang trồng rừng sản xuất. Sau 3 năm triển khai (2013 – 2015), huyện Bảo Yên đã chuyển được 1.750 ha đất trồng sắn sang trồng rừng sản xuất. Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên 2015

Nhờ có chính sách của nhà nước trong chuyển đổi Lâm trường nhà nước thành công ty lâm nghiệp từ đó đã kết hợp được trồng rừng với chế biến sản phẩm lâm nghiệp từ rừng như đũa tre, nguyên liệu giấy, gỗ thành phẩm, ván bóc … đã nâng cao được chất lượng trồng, chăm sóc rừng. Bên cạnh đó dưới sự quản lý chặt chẽ của Hạt kiểm lâm huyện diện tích rừng phòng hộ được duy trì và từng bước nâng cao chất lượng rừng.

Do kinh tế của huyện ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu sản xuất và sử dụng gỗ ngày càng cao, ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá thành gỗ nguyên liệu, thúc đẩy sự phát triển của phong trào trồng rừng.

+ Đối với đất rừng chuyển thành đất khác: Nguyên nhân chính của việc chuyển đất rừng sang đất khác chủ yếu là do người dân khai thác và trồng mới rừng sản xuất theo chu kỳ sản xuất rừng. Trong năm 2013 công ty Lâm nghiệp Bảo Yên đã khai thác gần 1500 ha rừng trồng, đến năm 2015 đã tiến hành trồng mới lại 1600 ha rừng trồng các loại.

Ngoài ra cháy rừng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển đất rừng sang đất khác. Theo thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên từ năm 2010 đến nay toàn huyện sảy ra 05 vụ cháy rừng với quy mô vừa và nhỏ, đã được phát hiện và chữa cháy kịp thời, nguyên nhân chủ yếu là do người dân đốt nương làm rẫy chiếm 4/5 vụ. Kết quả được thống kê qua bảng sau.

Bảng 4.19. Thống kê các vụ cháy rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2010 - 2015

Năm Số vụ Địa điểm Diện tích (ha) Loại rừng Nguyên Nhân

2010 2 Xã Bảo Hà 12 Rừng tự nhiên Đốt nương làm rẫy

Xã Bảo Hà 2 Rừng trồng Đốt nương làm rẫy

2011 1 Xã Tân Tiến 10 Rừng vầu nứa Đốt nương làm rẫy

2012 1 Xã Điện Quan 8 Rừng trồng Đốt nương làm rẫy

2014 1 Xã Tân Dương 3 Rừng vầu nứa Đốt ong

Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên (2015)

* Một số ưu, nhược điểm của đề tài:

Đề tài Ứng dụng Viễn thám và GIS để đánh giá biến động rừng giai đoạn 2005 – 2014 huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã sử dụng những công nghệ viễn thám và GIS được ứng dụng nhiều trên thế giới và ở Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi có một số nhận xét sau:

- Ưu điểm:

1- Có thể nghiên cứu phân tích khu vực lớn mà không cần phải điều tra toàn bộ khu vực. Kết quả thu được có độ chính xác cao.

2- Nghiên cứu biến động qua các thời điểm một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3 - Dễ áp dụng do đã được thực nghiệm và sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam.

4 - Kết quả được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu GIS dễ dàng được sử dụng, chia sẻ và ứng dụng vào các mục đích khác nhau.

- Nhược điểm:

1 - Nguồn ảnh chất lượng cao có độ phân giải lớn còn hạn chế hoặc phải mua với kinh phí lớn, nguồn ảnh sử dụng có đọ phân giải chưa cao gây khó khăn trong việc xây dựng khóa giải đoán.

2 - Một số khu vực thường xuyên có nhiều mây sẽ không thể áp dụng phương pháp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS để đánh giá biến động rừng giai đoạn 2005 2014 huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 89 - 92)