Chiết tách axit hydroxycitric

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất của muối magie hydroxycitrat, ứng dụng chế biến bột giảm béo hòa tan (Trang 34 - 37)

Chiết tách và định lượng axit hydroxycitric từ 10 g mẫu vỏ bứa khô

Cân khoảng 10 g mẫu vỏ quả khô và 200 ml nước cất. Thực hiện chưng ninh trong nồi áp suất ở nhiệt độ 1270C, áp suất 0,15 MPa trong thời gian 3 giờ. Lấy cốt thuỷ tinh tiến hành lọc bằng vải lọc muslin và thu dung dịch chiết, phần xác thực hiện chiết lặp lại một lần nữa để thu hồi toàn bộ lượng axit có trong mẫu. Đánh giá cảm quan phần xác sau khi chất lặp 02 lần không còn vị chua, thử bằng giấy pH cho pH trung tính. Dịch chiết có màu nâu đỏ (hình 3.4). Trộn lẫn dịch 02 lần chiết với 4 gam than hoạt tính và ngâm trong nước ấm 30 phút, sau đó lọc lấy phần dung dịch, than hoạt tính được rửa lại 02 lần mỗi lần 10 ml nước để thu hồi hết axit. Dịch chiết sau khi

xử lý bằng than hoạt tính bị mất màu hoàn toàn. Trộn lẫn dịch lọc và rửa, cô đặc đến 50 ml, xử lý với 100 ml etanol, 15 phút để kết tủa hết pectin (kết tủa màu trắng sữa). Ly tâm khoảng 10-15 phút trong máy ly tâm 4.000 vòng/phút hoặc lọc, tách phần dịch nổi và kết tủa riêng. Phần kết tủa rửa 02 lần với 20 ml etanol và ly tâm hoặc lọc để thu hồi hết axit. Trộn các dịch nổi, cô đặc đến thể tích 50 ml và lưu giữ ở 40C trong tủ lạnh đến khi sử dụng để chuẩn độ xác định tổng lượng axit trong mẫu chiết.

Tiến hành xác định tổng lượng axit có trong 10 g mẫu vỏ bứa khô bằng phương pháp chuẩn độ axit-bazơ như sau:

Dùng pipet lấy chính xác 5 ml từ 50 ml dịch chiết axit ở trên cho vào bình tam giác sạch, khô. Nhỏ vào 2-3 giọt phenolphtalein. Chuẩn độ dung dịch axit bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1 N, tiến hành chuẩn độ 3 lần lấy kết quả trung bình.

Từ kết quả chuẩn độ, tính tổng lượng axit có trong 10 g mẫu theo công thức đã được trình bày ở mục 2.2.7, chương 2.

Kết quả xác định tổng lượng axit được chiết từ 10 g mẫu vỏ bứa khô với 200 ml nước bằng phương pháp chưng ninh trong nồi áp suất trong thời gian 3 giờ được thể hiện trong bảng 3.1 :

Bảng 3.1. Kết quả xác định tổng lƣợng axit đƣợc chiết từ 10 g mẫu vỏ bứa khô

STT mẫu P (g) Vcd (ml) V (ml) n (ml) Tổng lượng axit (g/100g) TB tổng lượng axit (g/100g) 1 10,413 50 5 27,2 18,034 18,197 2 10,186 26,8 18,165 3 10,361 27,6 18,391

Trong đó, n : số ml NaOH 0,1N sử dụng để chuẩn độ V ml dịch thử; Vcd : thể tích mẫu cô đặc (ml);

P : trọng lượng mẫu thử, tính bằng gam;

Nhận xét: So sánh với các kết quả của những loài khác đã được nghiên cứu:

Cowa (27,1%) 12 thì hàm lượng HCA trong vỏ quả bứa khô Việt Nam cho kết quả trung bình (18,197%).

Chiết tách axit hydroxycitric từ 100 g mẫu vỏ bứa khô

Cân khoảng 100 g mẫu vỏ quả khô, và 2 lít nước cất. Thực hiện chưng ninh trong nồi áp suất (hình 3.3) ở nhiệt độ 1270C, áp suất 0,15 MPa trong thời gian 3 giờ. Lấy cốt thuỷ tinh tiến hành lọc bằng vải lọc muslin và thu dung dịch chiết, phần xác thực hiện chiết lặp lại một lần nữa để thu hồi toàn bộ lượng axit có trong mẫu. Đánh giá cảm quan phần xác sau khi chất lặp 02 lần không còn vị chua, thử bằng giấy pH cho pH trung tính. Dịch chiết có màu nâu đỏ (hình 3.4). Trộn lẫn dịch 02 lần chiết với 40 gam than hoạt tính và ngâm trong nước ấm 30 phút, sau đó lọc lấy phần dung dịch, than hoạt tính được rửa lại 02 lần mỗi lần 20 ml nước để thu hồi hết axit. Dịch chiết sau khi xử lý bằng than hoạt tính bị mất màu hoàn toàn. Trộn lẫn dịch lọc và rửa, cô đặc đến 400 ml, xử lý với 200ml etanol, 15 phút để kết tủa hết pectin (kết tủa màu trắng sữa). Ly tâm khoảng 10-15 phút trong máy ly tâm 4.000 vòng/phút hoặc lọc, tách phần dịch nổi và kết tủa riêng. Phần kết tủa rửa 02 lần với 50 ml etanol và ly tâm hoặc lọc để thu hồi hết axit. Trộn các dịch nổi, cô đặc đến thể tích 200 ml ta thu được dịch chiết axit, có màu trong suốt hơi vàng, có vị chua đặc trưng pha lẫn vị chát. Thử bằng so màu trên giấy pH cho kết quả dung dịch có độ pH = 2-4. Dịch chiết axit được lưu giữ ở 40

C trong tủ lạnh đến khi sử dụng để tạo muối.

Hình 3.4. Dịch chiết chƣa tẩy màu

Hình 3.5. Dịch chiết sau khi tẩy màu

Hình 3.6. Dịch chiết sau khi cô đặc

Hình 3.7. Kết tủa pectin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất của muối magie hydroxycitrat, ứng dụng chế biến bột giảm béo hòa tan (Trang 34 - 37)