Đánh giá thích hợp đất đai cho một số loại sử dụng đất chính theo yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện thạch an tỉnh cao bằng (Trang 43)

cầu sử dụng đất của các đơn vị đất đai trên địa bàn huyện

3.4.4.1. Đánh giá mức độ thích hợp đất cho các LUT

Xác định các yêu cầu sử dụng đất dựa vào đặc điểm và thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện theo đặc điểm, chất lượng đất đai của các đơn vị đất đai.

3.4.4.2. Đánh giá khả năng thích hợp của các đơn vị đất đai trên cơ sở yêu cầu sử dụng đất của các LUT

Từ kết quả xác định yêu cầu sử dụng đất của các LUT, tiến hành đánh giá khả năng thích hợp của các đơn vị đất đai làm cơ sở định hướng sử dụng đất cho huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn, địa chất, thổ nhưỡng.

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khu vực kinh tế nông nghiệp, khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu vực kinh tế dịch vụ, dân số, lao động, việc làm.

hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp, hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng. - Các loại bản đồ: bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, Bản đồ đất huyện Thạch An năm 2009.

- Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn tính gồm: Loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, độ phì nhiêu của đất và chế độ tưới.

3.5.2. Phƣơng pháp xây dựng các bản đồ đơn tính bằng công nghệ GI

Sử dụng bản đồ đất huyện Thạch An năm 2009 làm bản đồ nền để xây dựng các bản đồ đơn tính. Chỉnh lý ranh giới bản đồ đất theo ranh giới bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 (Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng trong kỳ kiểm kê 2014 đã được cập nhật thông tin từ số liệu thống kê 2017 và điều chỉnh ranh giới khoanh đất theo các dữ liệu mà cán bộ chuyên môn tại địa phương cung cấp).

- Loại đất (G): Loại đất là một yếu tố tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của một vạt đất. Loại đất đã chứa hàng loạt chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của đất. Loại đất còn cho ta khái niệm ban đầu về khả năng sử dụng với mức độ tốt xấu tương đối.

Bản đồ loại đất được xây dựng dựa trên cơ sở nền của bản đồ đất năm 2009 đã được chỉnh lý lại ranh giới theo bản đồ hiện trạng năm 2014, từ đó tiến hành đồng nhất lại về thổ nhưỡng theo từng nhóm đất theo chỉ tiêu đã phân cấp.

- Độ dốc (SL): Được phân thành 5 cấp (0º - 3º; 3º - 8º; 8º - 15º;15º - 25º; >25º). Bản đồ độ dốc được xây dựng dựa trên cơ sở lớp thông tin về độ dốc trên bản đồ đất năm 2009. Trên phần mềm Arcgis tiến hành tách lớp thông tin độ dốc, sau đó chỉnh lý lại ranh giới theo bản đồ hiện trạng 2014 và phân cấp lại chỉ tiêu về độ dốc (gộp độ dốc từ 15º - 20º và từ 20º - 25º thành 15º - 25º).

- Độ dày tầng đất (D): Được phân thành 3 cấp (>100 cm, 50 - 100 cm, <50 cm).

Bản đồ độ dày tầng đất được xây dựng dựa trên cơ sở lớp thông tin về độ dày tầng đất trên bản đồ đất năm 2009. Trên phần mềm Arcgis tiến hành tách lớp thông tin độ dày tầng đất, sau đó chỉnh lý lại ranh giới theo bản đồ hiện trạng 2014 và phân cấp lại chỉ tiêu về độ dày tầng đất từ 4 cấp thành 3 cấp (gộp độ dày tầng đất <30 cm và từ 30 - 50cm thành <50 cm).

bình, độ phì thấp.

Bản đồ độ phì nhiêu được xây dựng trên cơ sở lớp thông tin về độ phì nhiêu trên bản đồ đất năm 2009. Trên phần mềm Arcgis tiến hành tách lớp thông tin về độ phì nhiêu, sau đó chỉnh lý lại ranh giới theo bản đồ hiện trạng năm 2014, chỉ tiêu phân cấp trên bản đồ độ phì được giữ theo 3 cấp trên thông tin đã có.

- Chế độ tưới (I): Được chia làm 3 cấp: Nhờ nước trời, bán chủ động, chủ động.

Bản đồ chế độ tưới được xây dựng dựa trên dữ liệu về tưới trên bản đồ đất năm 2009 kết hợp với hệ thống sông suối, kênh mương, thủy lợi trên bản đồ hiện trạng và các thông tin tưới tiêu trong tài liệu thu thập được trên địa bàn huyện.

3.5.3. Phƣơng pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng công nghệ GIS

Ứng dụng phần mềm ArcGIS để chồng xếp các bản đồ đơn tính nhằm tạo ra bản đồ đơn vị đất đai, xác định đơn vị sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất.

Biên tập thể hiện các chỉ tiêu đã phân cấp, các đơn vị đất đai theo màu sắc khác nhau trên các bản đồ sản phẩm.

3.5.4. Phƣơng pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO

Đánh giá thích hợp đất đai theo tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 8409:2012 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn” biên soạn.

+ Phân cấp mức độ thích hợp của từng loại sử dụng đất nông nghiệp: S1 - rất thích hợp

S2 - thích hợp S3 - ít thích hợp N - không thích hợp

+ Ứng dụng GIS và phần mềm Excel đánh giá đất đai tự động để xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG TỈNH CAO BẰNG

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thạch An là huyện miền núi phía Đông Nam của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 39 km; có tọa độ địa lý nằm trong khoảng 106005’ - 106050’ vĩ độ bắc và 220

20’ - 22050’ độ kinh đông. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã gồm 15 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính là 69.097,61 ha. Huyện có các vị trí tiếp giáp sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hoà An và thành phố Cao Bằng, - Phía Nam giáp tỉnh Lạng Sơn,

- Phía Đông giáp huyện Phục Hoà, Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, - Phía Tây giáp huyện Nguyên Bình, tỉnh Bắc Kạn.

Huyện có đường biên giới Việt - Trung dài 5,5 km. Thạch An có vị trí khá thuận lợi so với các huyện khác của tỉnh Cao Bằng, là điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật với trung tâm thành phố Cao Bằng và các huyện trong tỉnh, lưu thông với các tỉnh bạn (Lạng Sơn, Bắc Kạn) và nước bạn Trung Quốc qua lối mở Nà Lạn - Đức Long, huyện có một hệ thống đường giao thông tương đối hoàn chỉnh gồm tỉnh lộ, huyện lộ và đường liên xã, liên thôn; có đường Quốc lộ 4A đi qua - đây là con đường chiến lược về kinh tế - quốc phòng, đồng thời là tuyến đường quan trọng để thông thương giao lưu kinh tế - văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.2. Khí hậu

Thạch An có khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Mùa đông lạnh, khô, ít mưa, có sương muối, sương mù, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do địa hình chia cắt nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.

- Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 21,10 - 22,5oC. Nhiệt độ trung bình trong các tháng dao động từ 13,20 - 28,2o

C.

- Lượng mưa trung bình trong năm dao động từ 1.195,6 mm - 1.648,9 mm được xếp hạng trong các khu vực ít mưa của nước ta.

- Số giờ nắng trong năm dao động từ 1.293,1 h - 1.528 h.

- Độ ẩm không khí trung bình năm dao động từ 81 - 84% (Các số liệu trên được lấy theo số liệu trạm quan trắc khí tượng Cao Bằng).

4.1.1.3. Địa hình, địa mạo

Là huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, huyện Thạch An có địa hình dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, xen giữa các dãy núi là các thung lũng, phần lớn là các thung lũng nhỏ hẹp. Điểm cao nhất so với mực nước biển là núi Khuổi Moọng thuộc xã Quang Trọng (1.009 m), điểm thấp nhất thuộc Bản Luồng xã Thuỵ Hùng (200 m).

Do kiến tạo của địa chất, địa hình của huyện khá phức tạp, thấp dần từ tây sang đông, có nhiều nếp gấp tạo nên những khe sâu và được hình thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi đá, vùng núi đất và thung lũng trong đó rừng và đất rừng chiếm trên 90% diện tích canh tác toàn huyện.

4.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn huyện có các con suối nhỏ với nguồn nước mặt khá phong phú, các con sông, suối đều bắt nguồn từ vùng núi cao chảy về vùng thấp theo hướng chủ đạo của địa hình là Tây Nam - Đông Bắc. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện như: suối Minh Khai, suối Bản Cầu, suối Nà Ngườm, suối Nặm Nàng …

i ngu n đất

Theo “Báo cáo kèm theo bản đồ đất huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng năm 2009” trên địa bàn huyện Thạch An có các loại đất chính sau đây:

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Loại đất này thường nằm rải rác ven chân núi, đồi, được hình thành do sự bào mòn rửa trôi đọng lại, được phân bố hầu hết các xã trong huyện. Loại đất này phù hợp cho trồng lúa, nơi cao khó khăn nước thì trồng màu, rau xanh.

- Đất nâu vàng trên đá vôi: Đất có quá trình Feralit mạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có độ phì khá, tơi xốp. Loại đất này thích hợp trồng cây hoa màu, cây ăn quả, nhưng cần chú ý giữ độ ẩm cho đất, chống xói mòn, rửa trôi.

- Đất phù sa ngòi suối: Đất này ở ven các khe suối, là sản phẩm bào mòn của đồi núi, bị nước cuốn trôi và bồi tụ theo bờ suối. Đất này thích hợp để trồng lúa, ray màu, độ giữ ẩm tương đối tốt.

- Đất vàng nhạt trên đá cát: Đất có tầng mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước kém, nghèo chất dinh dưỡng. Loại đất này có thể trồng dứa, chè, cà phê, cây lấy gỗ.

- Đất vàng đỏ trên macma axit: Loại đất này phong hoá yếu nên tầng đất mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, kết cấu kém, đất rất chua. Đất thích hợp cho trồng cây lấy gỗ.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Phân bố ở địa hình dốc thoải, ruộng bậc thang, có ở hầu hết các xã. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đất chua. Đất này thích hợp trồng lúa, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Đất đỏ vàng trên đá sét: Đất có thành phần cơ giới nặng, đất chua, tỷ lệ mùn khá. Những nơi có độ dốc dưới 20o, tầng dày phù hợp trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp. Nơi tầng đất mỏng, độ dốc lớn nên trồng cây lấy gỗ.

- Đất mùn đỏ trên đá macma bazơ và trung tính: Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đất có tầng mỏng, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém, đất rất chua. Loại đất này thích hợp phát triển cây lâu năm, cây lấy gỗ.

- Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất: Đất phân bố trên núi trung bình, tầng dày từ trung bình đến mỏng, thành phần cơ giới nặng, phản ứng chua, chỉ thích hợp để phát triển cây lấy gỗ.

- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Đất này rất ít chỉ phân bố ở xã Kim Đồng. Đất có tầng dày trung bình, đất mịn, hơi chua, thích hợp phát triển cây lâu năm, cây rừng.

- Đất cacbonnat: Phân bố ở xã Thị Ngân, Lê Lai, phản ứng của đất từ trung tính đến kiềm yếu, thành phần cơ giới nặng, thích hợp để trồng cây màu, cây ăn quả, cây lấy gỗ.

Ngoài ra còn có diện tích mặt nước và sông suối, đất thổ cư, đất chuyên dùng và núi đá.

Nhìn chung đất huyện Thạch An cho phép phát triển các loại cây trồng đa dạng, phù hợp với điều kiện nhiệt đới.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình kinh tế

Trong giai đoạn 2011 - 2017, huyện Thạch An cơ bản đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, nông nghiệp phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Văn hóa xã hội phát triển mạnh, an ninh trật tự được giữ vững. Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của huyện thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12%. Giai đoạn 2011 - 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khá, bình quân 13,0%, năm sau tăng hơn năm trước.

Nông - lâm - nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất ngành Nông - lâm - ngư nghiệp (giá cố định 2010) tăng từ 268,23 tỷ đồng năm 2010 lên 521,12 tỷ đồng năm 2017. Sản lượng lương thực năm 2017 đạt 14.442 tấn tăng 1,04 lần so với năm 2010, bình quân lương thực là 464 kg/người/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 32 triệu đồng/ha/năm tăng 9 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng liên tục từ 190,73 tỷ đồng năm 2010 lên 370,06 tỷ đồng năm 2017.

Thương mại dịch vụ và du lịch phát triển khá đa dạng, nhanh cả về số hộ, quy mô hoạt động, hình thức kinh doanh. Năm 2010 đạt 137,10 tỷ đồng, năm 2017 lên 266,37 tỷ đồng.

* Ngành nông nghiệp

Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện, nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư trong huyện. Những năm qua được sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền, người dân đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn những giống cây trồng phù hợp với điều kiện của địa phương, cho năng suất cao để đưa vào sản xuất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm; củng cố tăng cường các hoạt động dịch vụ nông nghiệp như cung ứng giống, vật tư cho sản xuất, dịch vụ bảo vệ thực vật. Tiếp tục đầu tư kiên cố hóa kênh mương phục vụ tưới tiêu thuận lợi cho cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện.

Trong giai đoạn 2011 - 2017, ngành nông nghiệp cũng có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, trồng trọt vẫn là chủ yếu. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp phân theo nhóm cây trồng năm 2010 là 280,10 tỷ tăng lên 331,74 năm 2017; giá trị sản xuất thu được trên một héc ta đất trồng trọt năm 2010 là 57,50 triệu đồng tăng lên 58,9 triệu đồng năm 2017. Cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp phân theo ngành trồng trọt năm 2010 là 66,3% giảm xuống 63,1 % năm 2017; ngành chăn nuôi năm 2010 là 33,7% tăng 36,9% so với năm 2017. Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, cây công nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng dần qua các năm từ năm 2010 là 23 ha lên 53,6 ha năm 2017. Giá trị sản xuất thủy sản được khai thác năm 2010 là 248,0 triệu đồng tăng lên 1109,0 triệu đồng năm 2017. Ngành nuôi trồng thủy sản là ngành có tiềm năng phát triển, trong những năm tới cần đảm bảo quỹ đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện thạch an tỉnh cao bằng (Trang 43)