Xác định yêu cầu sử dụng đất cho các LUT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện thạch an tỉnh cao bằng (Trang 73)

Qua điều tra, xác định trên địa bàn nghiên cứu có 5 loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính là đất trồng lúa, đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đất trồng cây lâu năm, đất nông lâm kết hợp, đất lâm nghiệp. Các yêu cầu sử

dụng đất (mức độ thích hợp đất đai S1: rất thích hợp, S2: thích hợp, S3: ít thích hợp, N: không thích hợp) đối với các loại cây trồng này được thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9.Đánh giá m c độ thích hợp đất đai của các th o cầ

ụng đất

Loại hình sử dụng đất Yêu cầu sử dụng đất Mức độ thích hợp S1 S2 S3 N Đất trồng lúa Loại đất (G) 3,6 1 2,4,5 7 Độ dốc (SL) 1 2 3,4 5 Độ dày tầng đất (D) 1,2 3 - - Độ phì nhiêu (N) 1,2 3 - - Chế độ tưới (I) 3 2 - 1 Đất trồng màu +Cây CNNN Loại đất (G) 3,5,6 1,2 4 7 Độ dốc (SL) 1,2 3 4 5 Độ dày tầng đất (D) 1,2 3 - - Độ phì nhiêu (N) 1,2 3 - - Chế độ tưới (I) 3 2 1

Đất trồng cây lâu năm

Loại đất (G) 1,2 5,6 3,4 7 Độ dốc (SL) 1,2 3 4,5 - Độ dày tầng đất (D) 1 2 - 3 Độ phì nhiêu (N) 1,2 - 3 - Chế độ tưới (I) 3 2 1 Đất nông lâm kết hợp Loại đất (G) 1,2,3 5,6 4 7 Độ dốc (SL) 1,2,3 - 4 5 Độ dày tầng đất (D) 1 2 3 - Độ phì nhiêu (N) 1,2 - 3 - Chế độ tưới (I) 3 2 1 - Đất lâm nghiệp Loại đất (G) 1,2,3,4,5,6 - 7 - Độ dốc (SL) 1,2,3,4,5 - - - Độ dày tầng đất (D) 1,2,3 - - - Độ phì nhiêu (N) 1,2,3 - - - Chế độ tưới (I) 1,2,3 - - -

4.4.2. Đánh giá khả năng thích hợp của các đơn vị đất đai tr n cơ ở yêu cầu s dụng đất của các LUT

Từ các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất, căn cứ vào chất lượng đất đai của các LMU tiến hành so sánh, đối chiếu xác định được mức độ thích hợp đất đai của từng LMU trong Phụ lục 1. Từ đó tổng hợp được 23 tổ hợp có mức độ thích hợp đất đai như sau:

Bảng 4.10: Tổng hợp các loại hình thích hợp đất đai của LMU

STT Đơn vị đất đai (LMU) Diện tích (ha) Mức độ thích hợp đất đai Đất trồng l a Đất trồng màu và CCNNN Đất trồng cây lâu năm Đất nông lâm kết hợp Đất lâm nghiệp 1 1,7 388,33 S2 S2 S1 S2 S1 2 2,8,12,13,15,16,28,46 21.262,53 N S3 S2 S2 S1 3 3 25,77 S3 S2 S1 S2 S1 4 4,5,22,23,48 9.962,51 N N S3 S3 S1 5 6,17,21 2.365,39 N N N S3 S1 6 9,10 826,59 S2 S1 S1 S1 S1 7 11,18,19,20,41,44,47 6.785,64 N S3 S3 S3 S1 8 14,26,27 993,91 S3 S2 S1 S1 S1 9 24,25 14.109,93 N N N N S1 10 29 256,13 S3 S2 S2 S2 S1 11 30,31 176,53 S3 S2 S3 S2 S1 12 32 423,87 S2 S2 S1 S1 S1 13 33 74,83 S3 S3 S1 S1 S1 14 34,35,37 730,67 S1 S1 S3 S1 S1 15 36 189,25 S2 S2 S3 S2 S1 16 38 82,92 S2 S2 S3 S1 S1 17 39 79,11 S3 S3 S3 S2 S1 18 40 230,59 S3 S1 S2 S1 S1 19 42 653,15 S1 S1 S2 S1 S1 20 43 567,54 N S3 S3 S2 S1 21 45,50,51 584,95 S1 S1 S2 S2 S1 22 49 127,06 N N S3 N S1 23 52 96,86 N N N N S3 Tổng 60.994,05 - - - - -

Từ dữ liệu tổng hợp các loại hình thích hợp đất đai, tiến hành xây dựng các bản đồ thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất như các hình sau:

Bảng 4.11. Tổng hợp diện tích thích hợp đất đai của các loại hình s dụng đất Hạng thích hợp Đất trồng l a Đất trồng màu và CCNNN Đất trồng cây

lâu năm Đất nông lâm kết hợp Đất lâm nghiệp

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Rất thích hợp 1.968,76 3,23 3.025,94 4,96 2.733,29 4,48 4.016,52 6,59 60.897,19 99,84 Thích hợp 1.910,95 3,13 2.536,70 4,16 22.987,35 37,69 23.530,14 38,58 - - Ít thích hợp 1.836,87 3,01 28.769,66 47,17 18.701,23 30,66 19.113,54 31,34 96,86 0,16 Không thích hợp 55.277,47 90,63 26.661,75 43,71 16.572,18 27,17 14.333,85 23,50 - - Tổng 60.994,05 100,00 60.994,05 100,00 60.994,05 100,00 60.994,05 100,00 60.994,05 100,00

Kết quả xử lý bản đồ đã tổng hợp được diện tích thích hợp đất trồng lúa, diện tích thích hợp đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích thích hợp đất trồng cây lâu năm, diện tích thích hợp đất nông lâm kết hợp, diện tích thích hợp đất lâm nghiệp (Bảng 4.11).

Bảng 4.11 cho thấy, diện tích thích hợp cho loại hình sử dụng đất trồng lúa là 5.716,58 ha, chiếm 9,37% diện tích nghiên cứu. Mặt khác, qua điều tra nghiên cứu, chỉ có khoảng <30% diện tích lúa được trồng trên đất được tưới tiêu chủ động và có điều kiện giữ nước tốt. Để tăng vụ, tăng năng suất cây lúa và ổn định sản xuất cần đẩy mạnh thâm canh, xây dựng hệ thống bờ vùng, bờ thửa vững chắc và giải quyết công tác thủy lợi (kiên cố hóa kênh, mương).

Diện tích đất thích hợp cho loại hình sử dụng đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày là 34.332,3 ha, chiếm 56,29% diện tích nghiên cứu. Một số loại cây trồng màu chính trên địa bàn huyện Thạch An như ngô, khoai lang, sắn, đậu, đỗ… Cần đa dạng hóa cây trồng, chú ý áp dụng các biện pháp giữ ẩm cho cây trồng vào mùa khô và chống rửa trôi, xói mòn, sạt lở vào mùa hè.

Diện tích đất thích hợp cho loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm là 44.421,87 ha, chiếm 72,83% diện tích đất nghiên cứu, chủ yếu tập trung trồng chè đắng, cam, quýt, lê, mận, chuối, mít… Kết quả đánh giá đất đai cho thấy tiềm năng đất đai có thể phát triển cây lâu năm trong huyện là rất lớn. Tuy nhiên, đất thích hợp cho cây lâu năm cũng thích hợp cho cây rừng và nhiều cây trồng khác nên khi bố trí sử dụng đất, cần quan tâm đến cơ cấu cây trồng hợp lý, cân đối quỹ đất với phương châm phát huy thế mạnh của cây lâu năm trên đất dốc và xen canh giữa chúng với cây ngắn ngày.

Diện tích đất thích hợp cho loại hình nông lâm kết hợp là 46.660,2 ha, chiếm 76,5% diện tích đất nghiên cứu, mô hình chủ yếu được áp dụng ở vùng miền núi là nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lâu năm xen lẫn rừng. Đây cũng là một loại hình giúp tận dụng tối đa nguồn lợi từ đất và được các cơ quan chuyên môn khuyến khích áp dụng với địa hình đồi núi như ở Thạch An.

Rừng hiện có của huyện Thạch An năm 2017 là 59.786,55 ha, chiếm 86,52% diện tích tự nhiên (trong đó 6.056,58 ha trên núi đá vôi). Diện tích đất rừng nghiên cứu là 53.729,97 ha, phần lớn đất rừng phát triển trên vùng đồi, núi đất và núi đá vôi, trữ lượng gỗ và độ che phủ thấp, giá trị kinh tế không cao. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác phục hồi rừng, tăng tỉ lệ che phủ, đa dạng hóa cây lâm nghiệp.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Thạch An là một huyện miền núi và biên giới thuộc tỉnh Cao Bằng, có vị trí quan trọng về tự nhiên, kinh tế, chính trị và an ninh, quốc phòng. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 69.097,61 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 86,52%, vậy nên tiềm năng phát triển kinh tế nông hộ từ nghề rừng của huyện còn lớn. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện, đã bước đầu đẩy mạnh công tác khuyến nông khuyến lâm, đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu thuận lợi. Ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế của huyện.

2. Công tác quản lý đất đai của huyện đã được quan tâm thích đáng, có sự tiến bộ, tuy nhiên so với nhu cầu thực tế còn nhiều tồn tại, sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất công … vẫn còn diễn ra.

3. Dưới tác động tổng hợp của điều kiện tự nhiên và sản xuất cũng như vị trí địa lý, huyện Thạch An hình thành 7 nhóm đất gồm: đất đỏ (F), đất xám (X), đất phù sa (P), đất glay (G), đất tích vôi (V), đất nâu (N) và đất xói mòn trơ sỏi đá (E). Qua điều tra thu thập thông tin, số liệu và bản đồ, ứng dụng công nghệ GIS xây dựng 05 bản đồ đơn tính gồm bản đồ loại đất, bản đồ độ dốc, bản đồ độ dày tầng đất, bản đồ độ phì, bản đồ chế độ tưới.

Bằng phương pháp chồng xếp các loại bản đồ đơn tính trên phần mềm Arcgis đã xây dựng được hệ thống các đơn vị đất đai huyện Thạch An gồm 52 đơn vị đất đai trên tổng diện tích đất nghiên cứu 60.994,05 ha. Đơn vị đất 24 có diện tích lớn nhất 13.402,94 ha, xuất hiện ở 76 khoanh đất phân bố trên hầu hết các xã trong huyện, thuộc nhóm đất xám có độ phì trung bình, tưới nhờ nước trời; đơn vị đất 41 có diện tích ít nhất 25,66 ha, xuất hiện ở 6 khoanh đất, thuộc nhóm đất tích vôi có độ phì thấp, tưới nhờ nước trời.

4. Tổng hợp diện tích đất đai thích hợp với các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện được thể hiện ở bảng 4.11, trong đó:

Diện tích thích hợp cho loại hình sử dụng đất trồng lúa là 5.716,58 ha, chiếm tỉ lệ rất nhỏ 9,37% diện tích nghiên cứu. Trong đó, chỉ có khoảng 30% diện tích lúa được trồng trên đất được tưới tiêu chủ động, có điều kiện giữ nước tốt. Cần có các biện pháp canh tác hợp lý, xây dựng hoàn thiện hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu, quy hoạch bảo vệ diện tích đất trồng lúa để đảm bảo

nguồn lương thực cho cả huyện.

Diện tích đất thích hợp cho loại hình sử dụng đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày là 34.332,3 ha, chiếm 56,29% diện tích nghiên cứu. Tuy nhiên do địa hình chia cắt phức tạp nên diện tích đất thực tế đã được sử dụng để trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày là rất nhỏ, đất trồng màu chủ yếu là ngô và sắn, cần đa dạng hóa cây trồng, tăng tỉ trọng các cây trồng chịu hạn tốt như lạc, đậu tương, …

Diện tích đất thích hợp cho loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm là 44.421,87 ha, chiếm 72,83% diện tích đất nghiên cứu. Kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho thấy tiềm năng phát triển cây lâu năm của huyện là rất lớn. Tuy nhiên, diện tích đó cũng thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nên cần bố trí cân đối và hợp giữa các loại hình sử dụng.

Diện tích đất thích hợp cho loại hình nông lâm kết hợp là 46.660,2 ha, chiếm 76,5% diện tích đất nghiên cứu. Nông lâm kết hợp là phương án tốt nhất cho sử dụng đất tại huyện Thạch An, vừa là loại hình chiếm tỉ lệ thích hợp cao, vừa có ý nghĩa quan trọng với khu vực đồi núi, giúp định hướng canh tác bền vững trên đất dốc, giảm thiểu xói mòn và rửa trôi trên đất dốc.

Đất lâm nghiệp: Rừng hiện có của huyện Thạch An năm 2017 là 59.786,55 ha, chiếm 86,52% diện tích tự nhiên. Diện tích rừng ở Thạch An vẫn còn khá lớn, tuy nhiên độ che phủ còn thấp, giá trị kinh tế chưa cao, cần đẩy mạnh trồng và phát triển rừng trên đất trống đồi núi trọc, nơi không thích hợp để phát triển nông nghiệp.

5.2. KIẾN NGHỊ

Huyện Thạch An có tài nguyên đất đai phong phú, đa dạng, cần được sử dụng hợp lý và đem lại hiệu quả bền vững. Bên cạnh đó, để chống thoái hóa và phục hồi đất, cần đặc biệt quan tâm tới an toàn lương thực, cân bằng tăng trưởng dân số và tăng trưởng kinh tế, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của việc sử dụng đất; quản lý tốt các hệ thống nông nghiệp để tối đa hóa sản lượng song song với việc duy trì độ phì nhiêu của đất. Đảm bảo tận dụng tốt tài nguyên rừng nhưng không làm thoái hóa đất và ô nhiễm nguồn nước.

Sử dụng kết quả xây dựng bản đồ đất đai làm cơ sở đề xuất tiềm năng sử dụng đất của từng loại hình sử dụng đất. Đây là một trong những căn cứ quan trọng phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phục vụ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý và đem lại hiệu quả bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp biên soạn tiêu chuẩn TCVN 8409:2012.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, Phân hạng đánh giá đất đai. Tập 2. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Điều tra, đánh giá thực trạng môi trường đất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững. Dự án “Điều tra, đánh giá thực trạng môi trường đất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững”.

4. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998). Giáo trình Đánh giá đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

5. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình (2001). Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp ở Việt Nam. Truy cập ngày 02/10/2017 tại https://ungdungmoi.edu.vn/cac- phuong-phap-danh-gia-dat-dai-cho-dan-dat-dai-tham-khao.html

6. Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn – tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp – Hà Nội 2000.

7. Đỗ Nguyên Hải, Hoàng Văn Mùa (2007). Giáo trình Phân loại đất và Xây dựng bản đồ đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Giới thiệu chung về phần mềm Mapinfo. Truy cập ngày 03/10/2017 tại http://www.geoviet.vn/goc-ky-thuat/vn/401/476/322/2016/gioi-thieu-chung-ve- phan-mem-mapinfo.aspx

9. Giới thiệu chung về phần mềm GIS. Truy cập ngày 04/10/2018 tại http://www.geoviet.vn/goc-ky-thuat/vn/401/475/314/0/gioi-thieu-chung-ve-phan- mem-arcgis.aspx

10. Hồ Huy Thành, Đào Châu Thu, Trần Quốc Vinh (2016). Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và đánh giá thích hợp đất sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố Hà Tĩnh. Truy cập ngày 05/10/2017 tại http://www1.vnua.edu.vn/tapch i/Upload/2642016-TC%20so%202.2016%20banbong4_12.pdf

11. Huỳnh Thanh Hiền (2015). Bài giảng Đánh giá đất đai. Truy cập ngày 02/10/2017 tại http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/hthien/file/Bai%20Giang/HTH-BAIGIANG-2015.pdf

12. Huỳnh Văn Chương (2011). Giáo trình Đánh giá đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

13. Huỳnh Văn Chương và Ngô Thế Lân (2010). Xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất tại xã Phú Sơn, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

14. Lê Thị Phượng (2011). Đánh giá thích hợp đất đai cho cây hồ tiêu phục vụ phát triển vùng sản xuất tập trung ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Hồng Gấm và Đàm Xuân Vận (2011). Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ cho đánh giá đất nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

16. Trần An Phong (1995). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Trần Thị Thu Hiền, Đàm Xuân Vận (2012). Nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho đánh giá đất sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

18. UBND huyện Thạch An (2017). Báo cáo và số liệu thống kê đất đai năm 2017 huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng.

19. UBND huyện Thạch An (2016). Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng.

20. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2017). Đánh giá đất đai theo chỉ dẫn của FAO tại Việt Nam. Truy cập ngày 01/10/2017 tại https://ungdungmoi.edu.vn/danh- gia-dat-dai-theo-chi-dan-cua-fao-tai-viet-nam.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện thạch an tỉnh cao bằng (Trang 73)