Tình hình sử dụng đất huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện thạch an tỉnh cao bằng (Trang 54)

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 69.097,61 ha, cụ thể:

Bảng 4.1. Diện tích, cơ cấu các loại đất hiện trạng năm 2017 huyện Thạch An

STT Chỉ tiêu Mã hiện trạng Diện tích (ha)

Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 69.097,61 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 65.802,63 95,23

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5.913,76 8,56

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.147,43 7,45

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.463,65 3,57

1.1.1.1.1 Trong đ : Đất chuyên trồng úa nước LUC 277,85 0,40 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.683,81 3,88 1.1.1.2.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 2.281,54 3,30 1.1.1.2.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 402,27 0,58

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 766,3 1,11

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 59.786,57 86,52

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.288,83 3,31

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 56.248,12 81,40

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.249,6 1,81

1.3 Đất nuôi trồng thủ sản NTS 102,29 0,15

2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.991,9 2,88

2.1 Đất ở OCT 334,2 0,48

2.2 Đất chu n dùng CDG 1.141,09 1,65

2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2,67 0,01

2.4 Đất l m nghĩa trang, nghĩa địa, nh tang lễ NTD 36,18 0,05

2.5 Đất sông, ngòi, k nh, rạch, suối SON 468,08 0,68

2.6 Đất có mặt nước chu n dùng MNC 9,7 0,01

3 Đất chƣa sử dụng CSD 1.303,06 1,89

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 818,57 1,18

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 477 0,69

Đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích với 95,23% diện tích tự nhiên cả huyện, trong đó chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp với tổng diện tích 3 loại rừng chiếm 86,52% diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất núi đá có rừng cây là 6.104,15 ha chiếm 0,09% diện tích tự nhiên.

4.2.2. Công tác quản lý đất đai

Trong những năm gần đây việc quản lý đất đai của huyện đã được quan tâm thích đáng, đang dần đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định của Luật đất đai.

- Các văn bản quy định về quản lý đất đai của nhà nước đã được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện. Hệ thống tổ chức cán bộ chuyên môn quản lý đất đai đã dần được kiện toàn từ cấp huyện đến cấp cơ sở. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai được triển khai đồng bộ trên địa bàn huyện, công tác quản lý đất đai ngày càng quy củ, nền nếp theo quy định của pháp luật.

- Công tác quản lý đất đai là vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm do vậy UBND huyện thường xuyên kiểm tra đôn đốc triển khai thực hiện Luật đất đai 2013 và các Thông tư, Nghị định liên quan đến công tác quản lý đất đai của Bộ tài nguyên và Môi trường.

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay à Chính phủ , huyện đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính. Các tuyến ranh giới đều được xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển lên bản đồ địa hình. Riêng địa giới quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc trên địa bàn huyện Thạch An đã thực hiện xong việc phân định cắm mốc giới. Hồ sơ được lập và lưu trữ, quản lý đúng theo quy định của pháp luật.

- Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính được tiến hành tương đối khẩn trương giúp huyện, các xã nắm được quỹ đất, tăng cường một bước công tác quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ kịp thời việc giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Việc giao đất ổn định lâu dài cho người dân sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng đất vô chủ, sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho người

dân yên tâm đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn. Đến nay toàn huyện đã hoàn thành việc giao đất nông - lâm nghiệp cho các hộ nông dân. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cơ quan đoàn thể được thực hiện thường xuyên.

- Thu hồi đất giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án mang tính chất phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì đơn giá bồi thường còn thấp, nguồn vốn để thực hiện công trình vẫn còn thiếu, …

- Việc chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện đúng theo phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất do người dân tự phát, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp vẫn xảy ra.

- Nhằm thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất có hiệu quả, khắc phục những tồn tại, phát hiện, ngăn chặn kịp thời những vi phạm có thể phát sinh, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo cho phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Giải quyết các tranh chấp về đất, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất được tiến hành thường xuyên, đạt kết quả tốt. Hầu hết các vụ việc đều được giải quyết hợp tình, hợp lý ngay từ cơ sở và được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ.

Nhìn chung công tác quản lý đất đai của huyện có sự tiến bộ rõ rệt, mạng lưới quản lý ngày càng hoàn thiện và đi dần vào nền nếp. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tiễn thì công tác quản lý đất đai còn nhiều tồn tại, việc nắm số liệu diện tích các loại đất qua từng năm của các đơn vị hành chính xã trong huyện còn nhiều hạn chế, đôi lúc còn mâu thuẫn với nhau, hiện tượng tranh chấp, sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất công… vẫn còn diễn ra và chưa được giải quyết dứt điểm. Trình độ cán bộ chuyên môn nhất là cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý các nghiệp vụ có tính chất chuyên môn cao.

4.3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI HUYỆN THẠCH AN Ở TỶ LỆ 1:50000 LỆ 1:50000

4.3.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kế thừa các loại bản đồ thu thập được, lựa chọn các yếu tố xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gồm: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, độ phì nhiêu của đất, chế độ tưới.

Các chỉ tiêu được phân cấp để thành lập bản đồ đơn tính như bảng sau:

Bảng 4.2. Phân cấp chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ đơn tính

huyện Thạch An

STT Chỉ tiêu Phân cấp Kí hiệu

1 Loại đất Đất đỏ G1 Đất xám G2 Đất phù sa G3 Đất glay G4 Đất tích vôi G5 Đất nâu G6

Đất xói mòn trơ sỏi đá G7

2 Độ dốc 0º - 3º SL1 3º - 8º SL2 8º - 15º SL3 15º - 25º SL4 >25º SL5 3 Độ dày tầng đất Dày (D > 100 cm) D1 Trung bình (50 cm < D < 100 cm) D2 Mỏng (D < 50 cm) D3 4 Độ phì Độ phì cao N1 Độ phì trung bình N2 Độ phì thấp N3 5 Chế độ tưới Nhờ nước trời I1 Bán chủ động I2 Chủ động I3

4.3.2. Xây dựng các bản đồ đơn tính

4.3.2.1. Bản đồ loại đất

Loại đất là chỉ tiêu tổng hợp khái quát được đặc tính chung của khoanh đất. Loại đất phản ánh hàng loạt các chỉ tiêu lý, hóa, sinh học cơ bản của đất, khả năng sử dụng đất và các mức độ tốt xấu, đáp ứng cho các nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng (Trần Thị Thu Hiền và cs., 2012).

Bản đồ loại đất được xây dựng dựa trên cơ sở nền của bản đồ đất năm 2009 đã được chỉnh lý lại ranh giới theo bản đồ hiện trạng năm 2014 (dữ liệu bản đồ đất huyện Thạch An năm 2009 được thể hiện ở Phụ lục 2). Bản đồ đất huyện Thạch An được tổng hợp lại theo 7 nhóm, do mỗi nhóm đất đã khái quát được đặc tính chung nhất của từng loại đất và phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Bản đồ loại đất huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng được thể hiện ở hình 4.2 (trang số 46).

Diện tích các nhóm đất được thể hiện ở bảng:

Bảng 4.3. Thuộc tính của bản đồ loại đất

STT Loại đất Ký hiệu ố khoanh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất đỏ G1 114 1.732,65 2,84 2 Đất xám G2 2.263 55.349,11 90,75 3 Đất phù sa G3 248 1.002,83 1,64 4 Đất glay G4 17 79,11 0,13 5 Đất tích vôi G5 32 256,25 0,42 6 Đất nâu G6 352 2.477,25 4,06

7 Đất xói mòn trơ sỏi đá G7 3 96,86 0,16

Tổng 3.029 60.994,05 100,00

Như vậy, trên địa bàn huyện Thạch An chủ yếu là đất xám với diện tích 55.349,11 ha chiếm 90,75% tổng diện tích đất nghiên cứu. Đây cũng là loại đất điển hình và đặc trưng cho khu vực miền núi nói chung, đất xám phân bố ở hầu hết các loại địa hình nên tùy theo khả năng giữ nước để trồng các loại cây khác nhau. Các loại đất còn lại đều chiếm tỉ lệ rất nhỏ, do huyện có địa hình chủ yếu là đồi núi cao, các loại đất khác chủ yếu tập trung ở vùng thấp như đất glay, đất tích vôi hoặc ven các sông suối như đất phù sa.

4.3.2.2. Bản đồ độ dốc

Thạch An là một huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng nên địa hình toàn vùng chủ yếu là đồi núi, gồ ghề. Độ dốc có ảnh hưởng quan trọng đến chế độ canh tác như: làm đất, tưới tiêu, khả năng giữ nước và các tính chất khác của đất. Ở các cấp độ dốc khác nhau sẽ phải bố trí cây trồng phù hợp, thích nghi được với địa hình.

Bản đồ độ dốc được xây dựng dựa trên cơ sở lớp thông tin về độ dốc trên bản đồ đất năm 2009 ( dữ liệu độ dốc trên bản đồ đất huyện Thạch An được thể hiện ở Phụ lục 3). Trên phần mềm Arcgis tiến hành tách lớp thông tin độ dốc, sau đó chỉnh lý lại ranh giới theo bản đồ hiện trạng 2014 và phân cấp lại chỉ tiêu về độ dốc theo 5 cấp. Do độ dốc từ 15 - 20 độ và 20 - 25 độ chiếm diện tích nhỏ dẫn tới manh mún đơn vị đất đai nên được gộp thành độ dốc cấp 4 (SL4).

Bản đồ độ dốc huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng được thể hiện ở hình 4.3 (trang số 48).

Diện tích các loại độ dốc được thể hiện ở bảng:

Bảng 4.4. Thuộc tính của bản đồ độ dốc

STT Phân mức Ký hiệu ố khoanh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Độ dốc từ 0 - 3 độ SL1 1.024 4.715,04 7,73 2 Độ dốc từ 3 - 8 độ SL2 1.076 8.715,81 14,29 3 Độ dốc từ 8 - 15 độ SL3 572 19.267,15 31,59 4 Độ dốc từ 15 - 25 độ SL4 136 4.588,34 7,52 5 Độ dốc > 25 độ SL5 221 23.707,72 38,87 Tổng 3.029 60.994,05 100,00

Như vậy, độ dốc trên 15 độ chiếm tỉ lệ khá lớn 46,39%, hạn chế ở khu vực đất dốc là thường xuyên xảy ra xói mòn và rửa trôi làm mất đi chất dinh dưỡng và độ phì của đất. Do thiếu đất sản xuất nên người dân vẫn phải tận dụng canh tác trên đất dốc, thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 2 - 3 vụ cây lương thực ngắn ngày rồi bỏ hoang. Cần có các biện pháp để giữ đất như trồng rừng, canh tác bằng ruộng bậc thang, luân canh và xen canh cây trồng hợp lý.

Những khu vực có địa hình thoải hơn được người dân sử dụng tương đối hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là đất phù sa ven sông suối với nhiều điều kiện thuận lợi và phù hợp cho cây trồng.

4.3.2.3. Bản đồ độ dày tầng đất

Độ dày tầng canh tác liên quan đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ cây trồng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và cấu thành năng suất của cây, đặc biệt là với các loại cây trồng hàng năm, cây ngắn ngày.

Bản đồ độ dày tầng đất được xây dựng dựa trên cơ sở lớp thông tin về độ dày tầng đất trên bản đồ đất năm 2009 (dữ liệu về độ dày tầng đất trên bản đồ đất huyện Thạch An được thể hiện ở Phụ lục 4). Trên phần mềm Arcgis tiến hành tách lớp thông tin độ dày tầng đất, sau đó chỉnh lý lại ranh giới theo bản đồ hiện trạng 2014. Do khu vực đất có tầng dày mỏng chiếm tỉ lệ nhỏ nên chỉ tiêu về độ dày tầng đất <30 cm và từ 30 - 50cm gộp thành mức D3 <50 cm).

Bản đồ độ dày tầng đất huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng được thể hiện hình 4.4 (trang số 50).

Diện tích các loại độ dày tầng đất được thể hiện ở bảng:

Bảng 4.5. Thuộc tính của bản đồ độ dày tầng đất

STT Phân mức hiệu khoanh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất có tầng dày >100 cm D1 1.762 22.659,64 37,15 2 Đất có tầng dày từ 50 - 100 cm D2 1.123 35.389,60 58,02 3 Đất có tầng dày <50 cm D3 144 2.944,82 4,83 Tổng 3.029 60.994,05 100,00

Độ dày tầng canh tác của các loại đất trên địa bàn huyện chủ yếu ở mức trung bình từ 50 - 100cm chiếm 58,02%. Do là huyện miền núi nên địa hình có độ dốc lớn chiếm hơn 50%, vì vậy lượng đất mặt bị xói mòn hàng năm diễn ra thường xuyên, độ dày tầng đất hiếm nơi đạt trên 100cm. Khu vực có độ dày tầng canh tác trên 100cm chỉ tập trung ở nơi có địa hình thoải, đất đai được bồi đắp nhiều nên chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 37,15%. Đất có tầng dày mỏng chiếm tỉ lệ nhỏ 4,83%, chủ yếu thuộc loại đất xói mòn trơ sỏi đá, do là khu vực có độ dốc lớn và không có cây trồng che phủ.

4.3.2.4. Bản đồ độ phì

Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Những điều kiện đó là: đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng, độ ẩm thích hợp, nhiệt độ thích hợp, chế độ không khí thích hợp cho hô hấp của thực vật và hoạt động của vi sinh vật, không có độc chất, không có cỏ dại, đất tơi xốp.

Bản đồ độ phì nhiêu được xây dựng trên cơ sở lớp thông tin về độ phì nhiêu trên bản đồ đất năm 2009 (dữ liệu về độ phì trên bản đồ đất huyện Thạch An được thể hiện ở Phụ lục 5). Trên phần mềm Arcgis tiến hành tách lớp thông tin về độ phì nhiêu, sau đó chỉnh lý lại ranh giới theo bản đồ hiện trạng năm 2014, chỉ tiêu phân cấp trên bản đồ độ phì được giữ theo 3 cấp trên thông tin đã có.

Phân cấp độ phì được thực hiện theo phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) dựa trên các yếu tố về đất, chế độ tưới và các chỉ tiêu hóa học như chất hữu cơ tổng số, dung tích hấp thu, độ chua của đất, hàm lượng Nito tổng số, Kali tổng số, Phopho tổng số.

Bản đồ độ phì huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng được thể hiện ở hình 4.5 (trang số 52).

Diện tích các mức độ phì được thể hiện ở bảng:

Bảng 4.6. Thuộc tính của bản đồ độ phì

STT Phân mức Ký hiệu ố khoanh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện thạch an tỉnh cao bằng (Trang 54)