Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Nghiêncứu trong nước
2.3.2. Nghiêncứu về sâu xanh bướm trắng
2.3.2.1. Phân bố
Sâu xanh bướm trăng gây hại ở hầu hết các vùng trồng rau, chúng xuất hiện trên khắp cả nước Việt Nam. Việc nghiên cứu chi tiết về sự phân bố của loài này thì chưa được thống kê cụ thể nhưng trong các báo cáo về bảo vệ thực vật hàng năm của hệ thống Bảo vệ thực vật, chúng đều được nhắc đến và là một trong các đối tượng sâu hại trên đồng ruộng cần phải phòng trừ.
2.3.2.2. Triệu chứng gây hại
Sâu gây hại ở tất cả các tuổi và thời kỳ của cây rau họ hoa thập tự. Sâu thường ăn gặm vào lúc nắng ấm vào buổi sáng lúc 7-11giờ và lúc chiều mát từ 15- 17giờ. Nếu thời tiết thuận lợi, sâu có thể ăn gặm cả ngày. Nhiệt độ thuận lợi cho sâu phát triển và ăn gặm là từ 24-300 C, ẩm độ là 70-90%. Nếu xuất hiện điều kiện thuận lợi có ánh sáng và ấm là sâu non bắt đầu gặm lá bất kể thời gian nào (ngay cả dưới ánh sáng đèn điện 75w) quan sát trong môi trường thí nghiệm. Sâu non thường gây hại từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau. Mật độ cao thường vào tháng 12-1 và từ tháng 3-4 là các vụ rau trong năm(Thái Thị Ngọc Lam và cs., 2008).
2.3.2.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái
Theo tài liệu của Phạm Thị Nhất (1993) và Cục bảo vệ thực vật thì sâu xanh bướm trắng có những đặc điểm sau: Bướm màu đen, cánh trắng, đỉnh cánh có vết đen hình tam giác và 3 điểm màu xanh đen. Trứng màu hoa cải hình cái nơm. Sâu non đẫy sức dài 28 - 35 mm, màu xanh lục, trên lưng có điểm đen. Sâu non có 5 tuổi. Nhộng màu xanh hoặc xanh vàng. Ngài hoạt động vào ban ngày, đẻ trứng ở mặt dưới lá. Sâu non tuổi 1 - 3 chủ yếu ăn lỗ chỗ phần thịt lá, tuổi lớn sâu ăn khuyết lá để lại gân. Nhộng treo trên cành, lá cây…Thời gian phát dục của trứng: 3 - 9 ngày, sâu non: 10 - 20 ngày, nhộng: 5 – 7 ngày.
Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) là loài côn trùng thuộc loại biến thái hoàn toàn trải qua 4 pha phát dục: Trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành trong đó
pha sâu non có 5 tuổi. Trứng được đẻ rải rác, rời rạc từng quả và thường ở mặt dưới của lá, so với trứng của các loài sâu hại khác thì trứng của sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) khá lớn. Từ đỉnh có các khía hình quả khế kéo dài xuống cuối quả trứng, giữa các khía có các vân nối tạo thành các hình ô lưới.
Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt, đến khi gần nở chuyển sang màu vàng đậm và phía trên đỉnh trứng xuất hiện chấm đen. Hình dạng của trứng đôi khi được mô tả như hình viên đạn.
Sâu non có màu xanh đặc trưng của màu xanh lá rau (rau cải xanh, cải bắp...). Cơ thể sâu bao phủ nhiều lông, số lượng và màu sắc của lông phụ thuộc vào các giai đoạn phát dục của sâu non. Dọc sống lưng từ gáy kéo dài xuống hậu môn có một đường vân màu vàng mờ, cơ thể có 13 đốt, mỗi đốt thân có một chấm vàng và chấm đen xen lẫn ở dọc hai bên hông. Sâu non có 5 cặp chân giả, hoạt động chậm chạp và ít di chuyển nhưng bám rất chắc vào lá cây. Cấu tạo phần phụ miệng của sâu non theo kiểu gặm nhai. Nhộng sâu xanh bướm trắng thuộc nhộng màng, khi mới hoá nhộng có màu xanh lá cây sau đó chuyển sang màu xanh hơi vàng, gần vũ hoá có màu nâu xám hoặc màu xám đen lộ rõ 2 cánh và các vệt đen trên cánh. Hình dạng của nhộng được mô tả như chiếc tàu ngầm, phần đầu và phần cuối thuôn nhọn. Phía trên lưng nhô lên và nhọn, hai bên cánh xếp lại với nhau trông như mạn thuyền, phía dưới bụng nhộng có một đường vân kéo dài từ đầu nhộng đến cuối hậu môn, ở giữa phần bụng nhộng có hai mấu gai nhọn đối xứng hai bên qua đường vân. Trong quá trình hình thành nhộng, sâu nhả tơ mỏng để dính kết nhộng và thân (lá) cây. Thời gian hoá nhộng của sâu tuổi 5 thường kéo dài trong khoảng 12 h – 24 h còn hoạt động vũ hoá của nhộng thì diễn ra rất nhanh (2 -5 phút).
Trưởng thành sâu xanh bướm trắng có kích thước khá lớn. Cơ thể hầu hết màu trắng, phía đỉnh cánh trước phủ phấn đen, phần lưng ngực màu đen. Trưởng thành có 3 cặp chân, mắt hình cầu nhô ra, râu đầu hình dùi đục có khoang đen trắng. Bướm hoạt động ban ngày, thường bay lượn và hút mật hoa, giao phối và đẻ trứng vào buổi sáng. Hoạt động mạnh nhất vào buổi sáng (từ 7h - 10h) và buổi chiều (3h - 6h) (Giáo trình côn trùng chuyên khoa, 2004). Hoạt động giao phối và đẻ trứng thường diễn ra vào buổi sáng kéo dài khoảng 2 - 3h. Trứng đẻ rải rác ở mặt dưới lá rau. Mỗi trưởng thành cái đẻ vào khoảng 120 - 140 trứng. Sâu non có 5 tuổi, hoạt động rất chậm chạp, nhưng bám vào lá rất chắc.
và vòng đời SXBT nếu ở nhiệt độ 17,4oC và ẩm độ không khí 78,5% thì vòng đời khoảng 30 ngày, nhưng khi nhiệt độ cao 29,3oC, ẩm độ 79,1% thì vòng đời giảm xuống chỉ còn 19,5 ngày.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng (2001), vòng đời SXBT dao động trong khoảng 30,7 - 38,3 ngày. Khi nhiệt độ thấp 13,6oC và ẩm độ không khí 82% thì vòng đời SXBT là 38,3 ngày. Ngược lại khi nhiệt độ cao 19,3oC và ẩm độ 88% thì vòng đời SXBT rút ngắn lại xuống còn 30,6 ngày.
Theo tác giả Nguyễn Trường Thành nghiên cứu năm 2003, vòng đời SXBT ở tháng 8 - 9 kéo dài 20 - 22 ngày, còn trong tháng 10 - 11 là 30 - 31 ngày. Trưởng thành hoạt động mạnh vào buổi sáng và thực hiện giao phối. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy 1 trưởng thành cái có thể đẻ 120 - 150 trứng và tỷ lệ trứng nở là rất cao 90 - 96%.
2.3.2.4. Sự phát sinh và mức độ gây hại
Trong năm, sâu xanh bướm trắng thường có 15 đỉnh cao mật độ. Quần thể sâu đạt đỉnh cao mật độ vào tháng 9 – 10 hại su hào, cải bắp vụ Đông Xuân sớm và vào các tháng 2 – 5 hại rau vụ Xuân muộn. Mật độ sâu phát sinh trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng mưa. Mưa phùn nhẹ hoặc độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ 25 – 28oC và có nắng nhẹ là điều kiện thuận lợi cho sâu xanh bướm trắng phát triển và gây hại nặng trên rau họ hoa Thập tự.
Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Trịnh (1999) tại Viện BVTV thấy rằng ở điều kiện khí hậu vùng đồng bằng Sông Hồng thì thời gian mỗi lứa sâu chịu ảnh hưởng của cả nhiệt độ và lượng mưa. Trong mỗi ruộng rau luôn luôn hình thành 2 đỉnh cao mật độ sâu cho loại rau có thời gian từ khi trồng đến thu hoạch là 55 ngày trở lên, còn cho rau ngắn ngày (dưới 55 ngày) thì chỉ có 1 đỉnh cao mật độ, trong đó mật độ ở đỉnh cao thứ 2 luôn thấp hơn đỉnh cao thứ nhất. Mỗi năm có thể có tới 15 lứa sâu nối tiếp nhau, nhưng đỉnh cao mật độ dẫn đến gây hại chỉ vào tháng 2 và tháng 5.