Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Nghiêncứu trong nước
2.3.1. Nghiêncứu về thành phần sâu hại rau họ thập tự
* Một số loài sâu hại chính
Kết quả tương tự được ghi nhận ở các tỉnh phía Nam khi điều tra năm 1977 – 1979. Số lượng và thời gian phát sinh của từng loài có khác nhau rõ rệt giữa miền Bắc và miền Nam, trong số 23 loài được phát hiện thì chỉ có 14 loài gây hại trên rau họ hoa thập tự. Theo Nguyễn Công Thuật (1995) trên cải bắp có 4 loài sâu hại chủ yếu và 12 loài thứ yếu. Mai Văn Quyền (1996) ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có 3 đối tượng sâu hại gây hại nghiêm trọng là sâu tơ, sâu xanh bướm trắng (SXBT) và sâu đo. “Kết quả điều tra thực trạng sử dụng thuốc trên một số cây trồng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng” đã xác định có 5 đối tượng sâu hại chủ yếu trên rau HHTT gồm có sâu tơ, SXBT, sâu khoang, rệp muội và bọ nhảy. Trong đó cơ 3 loài gây hại quan trọng nhất trên rau họ hoa thập tự vùng đồng bằng sông Hồng là sâu tơ, SXBT Pieris rapae L.và sâu khoang. Riêng đối với sâu tơ là đối tượng phát sinh gây hại hầu như tất cả các vùng trồng rau họ hoa thập tự từ các tỉnh phía Bắc đến tận các khu vực phía Nam nước ta.
Ở vùng đồng bằng sông Hồng qua 3 năm điều tra 1995 - 1997, Lê Văn Trịnh (1999) đã thu thập được 31 loài côn trùng gây hại trên rau họ hoa thập tự. Các tác giả Nguyễn Công Thuật (1995); Mai Văn Quyền (1996); Phạm Thị Nhất (1993); Hồ
Thu Giang (1996); Hoàng Anh Cung (1997); Lê Văn Trịnh (1999) đều cho rằng sâu tơ, rệp, sâu khoang, SXBT, bọ nhảy là những loài sâu hại chủ yếu.
Qua điều tra thực tế hầu hết các tác giả đều nhận thấy sâu tơ là loài gây hại quan trọng nhất, không những ở nước Việt Nam mà còn cả các nước có trồng cây rau họ hoa thập tự trên thế giới.