Biện pháp phòng trừ sâu hại rau họ thập tự và sâu xanh bướm trắng Pieris

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự; đặc điểm sinh học, sinh thái loài pieris rapae linnaers (lepidoptera (Trang 31 - 33)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Nghiêncứu trong nước

2.3.4. Biện pháp phòng trừ sâu hại rau họ thập tự và sâu xanh bướm trắng Pieris

Pieris rapae L.

* Biện pháp canh tác:

Ở Việt Nam nhiều nghiên cứu cho rằng hàng cây cà chua có tác dụng xua đuổi trưởng thành sâu tơ và trưởng thành một số sâu hại chính khi di chuyển đến luống rau cải bắp để đẻ trứng (Nguyễn Đình Đạt, 1980; Lê Văn Trịnh và Trần Huy Thọ, 1995; Nguyễn Quý Hùng và cs., 1994)

Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, luân canh với các cây khác họ đặc biệt là cây lúa nước, xen canh với các cây khác họ như cà chua, mật độ gieo trồng phù hợp, sử dụng phân bón, tưới nước hợp lý…

* Biện pháp hóa học

Theo Phạm Văn Lầm (1994) thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp không thể thiếu trong thâm canh cây trồng và chưa có một nhà khoa học nghiêm túc nào trên thế giới dám dự đoán được thời điểm không cần sử dụng thuốc hoá học.

Phạm Bình Quyền và Nguyễn Văn Sản (1996) điều tra ở vùng trồng rau họ hoa thập tự vùng Từ Liêm, Hà Nội người dân phun tới 28 - 30 lần/vụ.

Thuốc hóa học hay thuốc bvtv có vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sâu hại và bảo vệ năng suất của cây trồng nói chung và cây rau HHTT nói riêng.

Khi sâu xuất hiện vào 2 lứa chính vụ có thể dùng Prevathon5SC, Virtako 40WG, hoặc Regent 800 WG.

* Biện pháp sinh học

Ong ký sinh thuộc họ Braconidae như: Apanteles glomeratus Linnaeus.,

Cotesia plutellae Kurdjumov, Apanteles sp. cũng góp phần kìm hãm mật độ sâu xanh bướm trắng trên đồng ruộng. Sử dụng thiên địch của các loài sâu hại diệt trừ sâu hại rau thập tự và sâu xanh bướm trắng. Áp dụng chương trình IPM trong phòng chống sâu hại trên rau thập tự.

Ở Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu phòng trừ sâu tơ hại rau họ hoa thập tự bằng biện pháp sinh học, các tác giả (Nguyễn Đình Đạt, 1980; Lê Văn Trịnh và cs., 1996; Nguyễn Quý Hùng và cs., 1994), đã tiến hành việc nghiên cứu sử dụng Bt để trừ sâu tơ và một số loài sâu hại nghiêm trọng khác. Các tác giả đã khẳng định: Chế phẩm Bt có hiệu lực trừ sâu rất tốt đối với lượng dùng 3 kg/ha, khi trời rét đậm thì lượng dùng 5kg/ha, khi mật độ sâu cao có thể dùng kép 2 lần. Sử dụng chế phẩm Bt đã góp phần làm tăng năng suất cải bắp, suplơ và giá trị thu hoạch cao hơn hẳn so với dùng thuốc hoá học. Việc đánh giá hiệu lực của các dạng chế phẩm sinh học Bt và một số chế phẩm mới vẫn được tiếp tục ở các cơ quan nghiên cứu bảo vệ thực vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự; đặc điểm sinh học, sinh thái loài pieris rapae linnaers (lepidoptera (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)