Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.5. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trong phòng trừ sâu xanh bướm trắng
SÂU XANH BƯỚM TRẮNG PIERIS RAPAE LINNAEUS
Kết quả bảng 4.18 cho thấy, hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với sâu non sâu xanh bướm trắng có sự khác biệt. Sau 12h theo dõi cho thấy, hiệu lực của thuốc Prevathon 5SC đạt cao nhất 61,4%, trong khi đó hiệu lực của thuốc Delfin WG là thấp nhất, đây là thuốc sinh học và hiệu lực ở thời điểm này đạt 40,6%, còn 2 thuốc hóa học còn lại đều đạt hiệu lực >50% ở cùng thời điểm này. Đến 24h sau xử lý thuốc hiệu lực của cả 4 loại thuốc đều tăng, cụ thể hiệu lực của thuốc Prevathon 5SC đã đạt 85,2%, trong khi đó thuốc Brightin 1,8EC và Emathion 65WG hiệu lực đã tăng lên và đạt lần lượt 75,5 và 73,2%. Thuốc
Delfin WG cũng đạt hiệu lực 57,8% ở cùng thời điểm 24h sau xử lý. Đến 48h hiệu lực của các thuốc đạt cao nhất trong 3 thời gian ghi nhận, cụ thể hiệu lực của Prevathon 5SC đã đạt 100%, sau đó là thuốc Brightin 1,8EC với hiệu lực 94,3%, và thuốc Emathion 65WG 92,7%, thuốc sinh học Bacillus thuringlensis có hiệu lực thấp nhất trong 4 loại thuốc nhưng hiệu lực ở thời điểm này cũng đã đạt 83,2%.
Bảng 4.18. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trong phòng trừ sâu xanh
bướm trắng Pieris rapae L.
Tên thuốc Hoạt chất Nồng độ (%)
Hiệu lực (%) sau xử lý 12 giờ 24 giờ 48 giờ
Prevathon 5SC Chlorantranilipole 0,2 61,4a 85,2a 100a Brightin 1.8 EC Abamectin 0,15 55,3b 75,5b 94,3b Emathion 65WG Emamectin benzoate 0,125 50,1bc 73,2b 92,7b Delfin WG Bacillus thuringiensis var.kurstaki 0,1 40,6c 57,8c 83,2c CV% 12,5 13,3 10,7 LSD 5% 6,7 11,9 5,5
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi cột không có sự sai khác ở độ tin cậy p > 0,05. 4.6. SO SÁNH TỶ LỆ CHẾT CỦA SÂU NON SÂU XANH BƯỚM TRẮNG
PIERIS RAPAE LINNAEUS. QUA CÁC TUỔI KHÁC NHAU KHI SỬ DỤNG THUỐC PREVATHON 5SC
Qua bảng số liệu so sánh hiệu lực của thuốc Prevathon 5SC với mỗi tuổi sâu là khác nhau: Cụ thể sau 12 giờ xử lý chúng tôi tiến hành kiểm tra các nhóm sâu ở các tuổi khác nhau thì chúng tôi thấy tỷ lệ sâu non chết ở các tuổi 1, 2, 3 là gần như tương đương nhau 60-63,33%, khác biệt lớn hơn là đối với sâu non tuổi 4 và tuổi 5. Lúc này so sánh với sâu tuổi 1, 2, 3 thì sâu tuổi 4, tuổi 5 chết ít hơn và đạt tỷ lệ 50,00 – 53,55%. Như vậy 12 giờ sau khi xử lý thì sâu tuổi lớn chết ít và chậm hơn so với sâu tuổi nhỏ.
Bảng 4.19. So sánh tỷ lệ chết của sâu non sâu xanh bướm trắng Pieris rapae
Linnaeus qua các tuổi khác nhau khi sử dụng thuốc Prevathon 5SC
Tuổi sâu non Hiệu lực thuốc sau xử lý (%)
12 giờ 24 giờ 48 giờ
1 63,33a 86,70a 100,00a
2 63,33a 83,30a 100,00a
3 60,00a 76,70b 85,70b
4 53,33a 66,70b 82,10b
5 50,00b 66,70b 75,00c
CV% 34,7 34,5 31,4
LSD 10,3 9,4 7,4
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi cột không có sự sai khác ở độ tin cậy p > 0,05.
Sau 24h xử lý chúng tôi lại tiếp tục kiểm tra và được kết quả như sau: Sâu non tuổi 1, 2, 3 vẫn chết nhiều hơn so với sâu non tuổi 4 và 5. Cụ thể ở đây sâu non tuổi 1 chết chiếm tỷ lệ là 86,7%, sâu non tuổi 2 chết ít hơn so với sâu non tuổi 1 và đạt 83,3%. Sau 24h thì tỷ lệ chết của sâu non tuổi 3 cũng không còn tương đương so với sâu non tuổi 1 và 2 nữa, và đạt 76,7% thấp hơn so với tỷ lệ chết của sâu non tuổi 1 và 2 lần lượt là 7-10%. Khác biệt lớn vẫn là sâu tuổi 4 và 5. Tỷ lệ chết so với sâu non tuổi 1, 2, 3 là khá lớn. Nếu như 12h kiểm tra thì tỷ lệ chết chỉ chênh nhau 10- 13,3% thì sau 24h kiểm tra tỷ lệ chết chênh nhau tới 20%. Cụ thể tỷ lệ chết của sâu non tuổi 4 và 5 đều đạt 66,7%. Như vậy mỗi tuổi sâu khác nhau thì khả năng nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật là khác nhau. Để có câu trả lời chắc chắn hơn tôi vẫn tiếp tục theo dõi sau 48h.
Sau 48h theo dõi chúng tôi nhận thấy tỷ lệ chết của sâu non tuổi của các tuổi là khác nhau rõ nhất. Cụ thể sâu non tuổi 1 và 2 tỷ lệ chết là 100%, sâu non tuổi 3 tỷ lệ chết là 85,7%, sâu non tuổi 4 tỷ lệ chết là 82,1%, sâu non tuổi 5 tỷ lệ chết chỉ đạt 75%. Như vậy càng để lâu thì tỷ lệ chết của sâu non càng cao. Chứng tỏ hiệu lực của thuốc kéo dài rất tốt. Tuy nhiên cũng qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy rất rõ ràng khi tuổi sâu càng lớn thì càng khó chết. Trong điều kiện phòng thí nghiệm tỷ lệ chết là cao nhưng trên thực tế tỷ lệ chết không thể đạt được con số lý tưởng 100% đặc biệt khi sâu tuổi đã lớn càng khó khăn hơn nữa trong phòng trừ BVTV.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1. Thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự vụ đông xuân 2016 – 2017 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội gồm 17 loài thuộc 12 họ. Trong đó, 5 loài xuất hiện phổ biến là sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.), sâu tơ (Plutella xylostella L.), bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata F.), sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius) và bọ xít nâu 2 chấm trắng (Eusarcoris guttiger Th.). Thành phần thiên địch của chúng gồm 18 loài thuộc 12 họ. Trong đó, 3 loài xuất hiện phổ biến là cánh cộc đỏ (Paederus fuscipes Curt), chân chạy đen(Harpalus calceatus Duftsch midt) và chân chạy nâu nhỏ 4 chấm trắng (Tachiura lactifica Bates).
2. Vụ đông xuân 2016-2017 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội SXBT Pieris rapae
L. phát sinh gây hại suốt cả vụ gieo trồng (từ giai đoạn cây con đến thu hoach) trên các cây rau HHTT. Cây cải bắp đạt mật độ cao nhất 5,7 con/m2 vào giai đoạn trải lá bàng (26/11/2016), cây su hào đạt 13,3 con/m2 vào giai đoạn phát triển thân lá (1/12/20016), cây súp lơ đạt mật độ 4,2 con/m2 vào giai đoạn ngù hoa (6/12/2016), cây cải canh và cải ngọt đều đạt mật độ cao nhất vào giai đoạn phát triển thân lá (7/12/2016) là 9,1 con/m2 và 10,3 con/m2.
3. Sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. có thể gây hại nhiều lá rau. Diện tích lá rau bi hại tăng dần từ sâu non tuổi 1 đến sâu non tuổi 5, cao nhất là sâu non tuổi 4 . Một sâu non tuổi 4 ăn trung bình 41,58 cm2 lá, thấp nhất là sâu non tuổi một, trung bình ăn hết 0,19 m2 lá rau.
4. Vòng đời của SXBT Pieris rapae L. trung bình 25,61 ± 1,51 ngày ở nhiệt độ 27.33 oc, ẩm độ 83,89%. Một trưởng thành cái đẻ 97,20 – 138,80 quả trứng trong vòng 7 – 8 ngày. Tỷ lệ đực cái là 1:1,17. Thức ăn thêm (mật ong nguyên chất, mật ong 50%, nước đường 50% và nước lã) có ảnh hưởng đến tuổi thọ của trưởng thành SXBT tương ứng là 12,45 ngày, 9,32 ngày, 11,94 ngày và 1,67 ngày.
5. Các loài thuốc BVTV (Prevathon 5SC, Brightin 1,8EC, Emathion 65WG, Delfin WG) đều co hiệu quả cao phòng trừ SXBT, cao nhất là thuốc Prevathon 5SC đạt 100% thấp nhất là thuốc Delfin WG 83,2% sau 48 giờ xử lý. Tuổi sâu càng lớn hiệu lực thuốc càng giam, sâu non tuổi 1 và tuổi 2 có tỷ lệ chết cao nhất (100%), thấp nhất là sâu non tuổi 5 (75%).
5.2. KIẾN NGHỊ
1. Sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn làm tài liệu tập huấn kỹ thuật cho những nông dân trồng rau, có thể khuyến cáo người dân sử dụng thuốc Prevathon 5SC để phòng trừ sâu xanh bướm trắng.
2. Sử dụng kết quả nghiên cứu trong luận văn về thời điểm phát sinh gây hại của sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. để đưa ra phương hướng phòng trừ tốt nhất cho bà con nông dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Hoàng Anh Cung (1997). Nghiên cứu tính kháng thuốc của sâu tơ với các nhóm Lân hữu cơ và Pyrethroid, Báo cáo khoa học, Hà Nội, tr. 8.
2. Hồ Thị Thu Giang (1996). Thành phần thiên địch sâu hại rau họ thập tự. Đặc tính sinh vật và sinh thái học của bọ rùa 6 vằn và ong ký sinh rệp cải vụ Đông xuân 1995 - 1996 tại Gia Lâm - Hà Nội, Luận án thạc sĩ KHNN, Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, 1996.
3. Lê Thị Kim Oanh (1997). Nghiên cứu sử dụng một số thuốc phòng trừ sâu hại rau họ thập tự và an toàn đối với thiên địch của chúng tại vùng Song Phương, Hoài Đức, Hà Tây vụ Đông xuân 1996 — 1997. Luận án Thạc sỹ KHNN, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
4. Lê Thị Kim Oanh (2003). Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, diễn biến số lượng quần thể, đặc điểm sinh vật học của một số sâu hại rau họ hoa thập tự và thiên địch của chúng ở ngoại thành Hà Nội và phụ cận”. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. 5. Lê Văn Trịnh (1999). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài
sâu hại rau họ hoa Thập tự vùng đồng bằng sông Hồng và biện pháp phòng trừ. Luận án tiến sĩ nông nghiệp.
6. Lê Văn Trịnh và Trần Huy Thọ (1995). Một số kết quả theo dõi về tình hình phát sinh của sâu tơ trên rau họ hoa thập tự trong năm 1991 – 1992. Tạp chí BVTV (6). tr. 30-38.
7. Lê Văn Trịnh, Vũ Thị Sử (1997). Một số kết quả theo dõi về sâu xanh bướm trắng năm 1996. Tạp chí BVTV, (5). tr. 44-52.
8. Mai Văn Quyền (1996). Sổ tay trồng rau. Nhà xuất bản nông nghiêp. Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Công Thuật (1995). Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng- nghiên cứu và ứng dụng. NXB nông nghiệp Hà Nội.
10. Nguyễn Đình Đạt (1980), Một số kết quả nghiên cứu tính chống thuốc và biện pháp phòng trừ sâu tơ. Kết quả nghiên cứu KHKT 1969 – 1979. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Nguyễn Quang Cường, Bùi Tuấn Việt, Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Huy Phong, Nguyễn Thị Thúy, Vũ Thị Chỉ, Phan Thị Thanh Hương (2008). Diễn Biến mật độ của hại loài sâu hại chính ( Sâu tơ –Plutella và Rệp đen – Aphis craccivora) và kết quả sử dụng thiên địch để phòng trừ chúng trên rau màu tại Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội. Báo cáo khoa học. Hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 6 trang 491- 500. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Quý Hùng, Lã Phạm Lân, Huỳnh Công Hà (1994). Kết quả nghiên cứu phòng trừ sâu tơ hại rau họ hoa thập tự tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nông nghiệp và CNTP. (9), tr. 336-337.
13. Nguyễn Văn Thuần và Hà Quang Hùng (2011). Đánh giá tình hình phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự theo hướng Viet GAP tại Long Biên, Hà Nội. Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 7 trang 689-696. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội .
14. Nguyễn Thị Hồng (2001). Sâu hại rau họ hoa thập tự và biện pháp phòng trừ vụ Đông Xuân năm 2000 - 2001 tại Lạng Sơn”. Luận án thạc sĩ. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 15. Nguyễn Trường Thành (2003). Quản lý tổng hợp dịch hại (IPM) trên rau họ hoa
thập tự”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Phạm Bình Quyền (1994). Sinh thái học côn trùng. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 17. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Văn Sản (1996). Ảnh hưởng của phân bón và thuốc
BVTV đến sự phát triển và mức độ tử vong của sâu tơ Plutella xylostella. Tạp chí BVTV. (5). tr. 63-65.
18. Phạm Thị Nhất (1993). Sâu bệnh hại cây thực pẩm và biện pháp phòng trừ. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội .
19. Phạm Thị Thùy và Lại Văn Hưng (2008). Kết quả điều tra về thành phần thiên địch trên một số cây trồng chính ở Lâm Đồng 2006-2007. Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Lâm Đồng, 10/2008.
20. Phạm Văn Lầm (1994). Biện pháp hoá học trong IPM. Tạp chí BVTV (6). tr. 22-23. 21. Phạm Văn Lầm (1995). Biện pháp sinh học trong phòng chống sâu hại nông
nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Phạm Văn Lầm (1999). Kết quả xác định tên khoa học của thiên địch thu được trên rau họ hoa chữ thập. Tạp chí Bảo vệ thực vật,(3). tr. 27-29.
24. Thái Thị Ngọc Lam, Hồ Đình Thắng, Trần Thị Như Quỳnh, Nguyễn Thị Thanh (2008), Đặc điểm sinh học, sinh thái và một số biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) hại rau họ thập tự, Tuyển tập các công trình nghiêncứu khoa học công nghệ NLN 2002-2008, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 239-245.
25. Trần Khắc Thi (1996). Kĩ thuật trồng rau sạch. NXB nông nghiệp Hà Nội, Trang 12. 26. Vũ Quang Côn (1990). Lợi dụng các tác nhân sinh vật để hạn chế số lượng sâu hại,
một trong các biện pháp quan trọng của phòng trừ tổng hợp”, Tạp chí Bảo vệ thực vật. (6). tr. 19 - 21.
Tiếng Anh:
27. Alam. M. (1992). Diamondback moth anh its natural enemies in Jamica and some other Caribean islands. In Management of Diamondback moth and other Crucifer pests: Proceedings of the second International Workshop. (N. S. Talekar eds), Shanhua, Taiwan, Asia Vegetable Research and Development Center.
28. Andreas P. (1992). Diamondback moth in the Philippinnes and its control with
Diadegma semiclausum. In Diamondback moth and other crucifer pets (Talaker N.S.). Proc. 2nd. Inter. Workshop, Tainan, Taiwan, AVRDC. pp. 71 278.
29. Avciu, O. H. (1994). Lepidopterous cabbage pest and their parasitoids in Erzirum. In: Review of Agricultural, Entomology, 82 (6), pp.620
30. Bhala O.P; and J.K. Buibey (1995). “Bionmics of the Diamond Back moth in the North”. Western, Hymalaya, Proc , 1st, Inter, Work shop, shanua, Taiwan
31. Bhatia R., D. Gupta., N.K. Pathania. (1995). Host Praference and population build- up of key pets of cole crops. Journal of Insect Science 8 (1), pp. 59-62.
32. Capinera J.L (2013). Imported Cabbageworm, Pieris rapae (Linnaeus) (Insecta: Lepidoptera: Pieridae). IFAS Extension University of Florida.
33. Chelliah. S and K. Srinivasan, (1985). Bio ecology and management of diamondbank moth in India. Proc 1 st. Inter. Workshop. Shanhua, Taiwan, AVRDC.P.63 - 76.
34. Dvi P.B., T.K Shing., H.J Sengh. (1999). Studies on the natural enemy complex of the green peach aphid, Myzus persicae (Sulxer) on Knol- Khol, Brassica oleracea. Annals of plant Protection Sciences 7(1), pp. 37-40.
35. Fitton M. and R.A Walker. (1992). Hymenopterous parasitoids associated with diamondback moth: the taxonomic dilemma. In Diamondback moth and other crucifer pests (ed. N.S. Talekar).
36. Fullaway, D. T. and N. L. H. Krauss. (1945). Pieris rapae (L.). pp. 139-139. In: Common Insects of Hawaii. Tongg Publishing Company, Honolulu, Hawaii. 228 papes.
37. Hely P.C., G Pasfield., J.G Gellatley. (1982). Insect Pests of Fruit and Vegetables in NSW. Sydney, New South Wales, Australia: Department of Agriculture, New South Wales.
38. Koshihara T (1985). Diamond back Moth and its control in Japan. Proc, 187. Inter. Workshop Shanhua.Taiwan. AVRDC.pp. 43- 53.
39. Lee S. (1999). Crop Profile: Cabbage and other Crucifers in New York. Cornell Cooperative Extension, 249 Highland Ave Rochester, NY 14620 716-461-1000. 40. Lim GS and PAC Ooi (1985), “Intergrated pest management concept: Perception and
implication in Malaysia”, IPM in Malaysia, MAPPS, pp. 16 – 17.
41. Liu S.S., E.J Brough and G.A Norton. (1995). Integrated pest management in Brassica vegetable crops. ACIAR Workshop report. Hangzhou, china. CRC-TPM. P. pp.20-26.
42. Liu S.S and X.G Wang. (1995). Research and untilization of insect natural enemies of brassicam insect pest in China. ACIAR workshop report. Hangzhou, China. CRC - TPM. P20- 26.
43. Mc Cully J.E. and M.D Salas Araiza. (1992). “Seasonal variation in populations of the principal insects causing contamination in processing broccoli and cauliflower in central Mexico”. Proc. 1st. Inter. Work shop, Shanhua, Taiwan. AVRDC – pp: 35 – 41. 44. Mohd A.B, (2007). Studies on the Integrated Management of Some Important
Insect Pests of Cabbage Brassica oleracea var. Capitata (Linnaeus).
45. Mustata G. (1992). Role of parasitoid complex in limiting the population of Diamond back moth in Moldonia, Romania. In Talekar, N.S.ed: Management of Diamond back moth and other crucifer pests: Proceeding of the second International Workshop, Taiwan. pp.203 – 21.
46. Ooi P.A.C. (1986). Diamondback moth in Malaysia. In Diamondback moth man (Talekar N.S. and Griggs, T.D. eds) agement”. Proc. 1st. Inter. Workshop., Shanhua, Taiwan, AVRDC.pp. 255-262.
47. Pfaue - Vogt (1983). Host plant seching by lavae of Pieris rapae pupal and mixed stands. Rev. Apll. Ent. Series A. Vol 71 (4) - 2783 pp.
48. Ronald F.L.M., L.M.K Jayma. (2007). Pieris rapae (Linnaeus). In: Crop knowledge master. Department of Entomology, Honolulu, Hawaii.
49. Sastrosiswojo S. (1990). Pest management of selected vegetable crops for Indonesia. Paper presented at the Regional Workshop on Pest Management of vegetable. pp. 8 – 12.
50. Shirai Y. (1995) Longevity, flight ability and reproductive performance of the diamondback moth, Plutella xylostella (L.) (Lepidoptera: Yponomeutidae), related to adult body size. Researches on Population Ecology. 37. pp 269–277.