nhiễm bệnh
Theo Gortel (2006), chó nuôi dương tính với Demodex canis với mức độ
tổn thương trên 50% bề mặt da của cơ thể được xếp vào thể bệnh toàn thân
(generalized demodicosis). Những ca bệnh chỉ có những dấu hiệu rụng lông,
ban đỏ, da đóng vảy chủ yếu ở vùng mặt và chân với mức độ tồn thương dưới 50% bề mặt da của cơ thể được coi là thể bệnh cục bộ (localized
demodicosis). Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân chia vùng da nhiễm
Demodex canis theo 3 vùng chính: đầu và chân trước, lưng và bụng, mông và chân sau để phân tích sự phân bố của mò Demodex canis trên cơ thể chó nuôi. Kết quả xem bảng 4.9.
Bảng 4.9. Sự phân bố vị trí nhiễm Demodex canis trên cơ thể chó
Vị trí nhiễm Số mắc (con)
Tỷ lệ (%)
Toàn thân 26 57,77
Đầu, chân trước 13 28,88
Lưng, bụng 2 4,44
Mông, chân sau 4 8,91
Qua bảng 4.9 chúng tôi nhận thấy trong tổng số 45 ca bệnh Demodicosis thì số ca nhiễm ở thể toàn thân là 26 ca chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,77%.
Hình 4.9. Sự phân bố vị trí nhiễm Demodex canis trên cơ thể chó
Mặc dù là căn bệnh ngoài da phổ biến ở chó nuôi, tuy nhiên chủ nuôi đôi khi không để ý đến việc phòng bệnh hoặc không phát hiện kịp thời những dấu hiệu ngoài da của thú cưng khi bắt đầu nhiễm bệnh và chỉ khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn có những triệu chứng rõ ràng như rụng lông, ngứa, mụn mủ, viêm da sâu,... thì người nuôi mới đưa đến khám và điều trị tại phòng khám thú y. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu để số ca bệnh Demodicosis thể toàn thân chiếm tỷ lệ cao.
Cũng theo kết quả nghiên cứu ở bảng 4.9 và hình 4.9 cho thấy với vị trí nhiễm và phát hiện sự có mặt của Demodex canis tại vùng da đầu và chân trước chiếm tỷ lệ cao 28,88%, tại vùng lưng và bụng là 2 ca chiếm 4,44% và tại vùng mông và chân sau là 4 ca chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,91%.
Đầu và chân trước của chó lại là những phần rất linh hoạt của cơ thể nên khả năng tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh từ những chó nhiễm Demodex canis là cao hơn hẳn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tsai Y.J et al. (2011) cho thấy vùng da lưng nhiễm Demodex canis là cao nhất, chiếm 52,1%.
Hình 13. Chó mắc bệnh do Demodex canis ở thể toàn thân và cục bộ 4.3. MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA CHÓ MẮC BỆNH DO DEMODEX CANIS GÂY RA
Để có cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán bệnh do Demodex canis trên chó,
chúng tôi theo dõi biểu hiện lâm sàng của 66 chó mắc bệnh do Demodex canis.
Các tổn thương và dấu hiệu của bệnh do Demodex canis thường liên quan đến
rụng lông, da đỏ. Demodex canis thích sống trong các nang lông, nên trong hầu hết các trường hợp, rụng lông là dấu hiệu đầu tiên để chẩn đoán. Thông thường, rụng lông bắt đầu xung quanh mõm, mắt, và các vùng khác trên đầu. Chó có thể có biệu hiện ngứa, thường xuyên nhất trên đầu và chân trước của con tăng sinh, dày cộm lên, thay đổi màu da sang màu tím than, có nhiều vảy, nhiều trường hợp da bị nứt, chảy dịch rỉ viêm và thường có vi khuận thứ phát chó con 3-6 tháng tuổi. Trường hợp nặng chó rụng lông ½ hoặc ¾ hoặc toàn thân da gây ra các mụn mủ. Một số con chó có biểu hiện rất mệt và bị sốt, bỏ ăn, và trở nên lờ đờ.
Bệnh thể hiện ở nhiều mức độ từ thể nhẹ đến nặng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Biểu hiện lâm sàng các thể bệnh của chó mắc bệnh do Demodex canis Thể bệnh Số con mắc ( con ) Tỷ lệ (%) Thể nhẹ 22 48,88 Thể nặng 23 51,12 Tổng 45 100
Qua bảng 4.10 cho thấy, số chó mắc bệnh do Demodex canis ở thể nhẹ
22 con (48,88%), ở thể nặng là 23 con (51,12%). Nguyên nhân ở thể nặng cao
như vậy là do một số người chăn nuôi ít quan tâm về bệnh do Demodex canis
gây trên chó, họ chỉ quan tâm đến bệnh nhiễm nguy hiểm như bệnh
Parvovirus và carevirus. Lúc đầu họ chỉ nghĩ chó bị viêm da và rụng lông thông thường nuôi một thời gian sẽ hết, nhưng khi chó bị nặng lên họ mới mang đi đến khám.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), hai dạng bệnh thường gặp: Da dày lên và nhăn nheo xuất hiện vẩy hoặc thể vẩy, lông rụng, da ửng đỏ, cuối cùng thành màu xanh hay màu vàng đỏ. Dạng khác mụn đỏ nhiễm vi khuẩn, thường dạng này xuất hiện trước dạng vẩy, phát triển những mụn nhỏ đường kính vài minimet hoặc có thể là những nốt apce, đôi khi gặp cả những ổ hoại tử. Dạng vẩy ít khốc liệt hơn.
Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012) cho biết: Triệu chứng thường xuất hiện hai dạng.
- Dạng ghẻ khô: Thời kỳ đầu căn bệnh, thấy chó rụng lông trên trán, mí mắt, bốn chân da dày cộm thành mầu đỏ sẫm. Chó bệnh bị ngứa thường đưa chân lên gãi.
- Dạng ghẻ mủ: Trên da của chó xuất hiện những mụn mủ sưng mọng, bên trong chứa dịch màu vàng xám. Tại những vùng này da nhăn nheo, lông rụng, lâu ngày chết cùng với dịch viêm bết lại tạo thành các vẩy khô cứng và
dày cộm lên. Trường hợp bệnh nặng, toàn thân chó trụi lông và đầy những mụn ghẻ có mủ đặc quánh bên trong, ở những vùng da mỏng như bẹn, bụng, nách xuất hiện những ổ áp xe, khi các ổ ap xe vỡ mủ tự chảy ra ngoài, có mùi hôi tanh khó chịu.
Theo Sakulploy R and Sangvaranond A (2010), chó có ban đỏ lan rộng và đặc biệt là da nhờn trên tất cả các bàn chân, mặt và thay đổi màu da sang màu tím than. Nhiều nốt sần và mụn nhọt lan rộng trên toàn bộ bề mặt lưng. Con chó bị ghẻ nặng ngứa trên cả hai tai (gãi tai 20 lần trong 2 giờ) và các mụn nhọt với đường kính 2 cm.
Mueller R.S et al. (2011) cho biết: Ở dạng nhẹ có biểu hiện ban đỏ, mụn trứng cá, trường hợp nặng thì lan rộng khắp cơ thể gây tổn thương, rụng lông, da sần, dạng vẩy, tiết dịch và loét. Tổn thương da thường bắt đầu trên mặt và chân trước sau đó lan rộng ra các cơ quan khác. Đặc biệt nghiêm trọng là kế phát nhiễm khuẩn gây ra những nốt mủ, sưng tấy, làm con chó đau đớn.
Theo Begum N et al. (2011), biểu hiện bệnh: Rụng lông, da thô, khô và nhăn nheo, ban đỏ, những mảng vẩy và ngứa. Quan sát dưới kính hiển vi thấy sự phá hủy các lớp hạ bì và biểu bì, tăng sinh tuyến bã nhờn và các tế bào lông, trong lớp nhú nang lông có sự xuất hiện của bạch cầu trung tính, oeosinophils, tế bào lympho và đại thực bào.
Sudan V et al. (2013) cho biết: Biểu hiện bệnh như lông rụng, da ban đỏ ngứa, da khô, dày và nhăn nheo và sừng hóa.
Những biểu hiện lâm sàng trên là kết quả của Demodex canis ký sinh ở bao lông và những tuyến nhờn chúng phá hủy một cách cơ giới sự toàn vẹn của da, kích thích đầu mút thần kinh bằng các sản phẩm của hoạt động sống của chúng. Các tổ chức dưới da bị tổn thương và viêm da cục bộ gây ra rụng lông, hình thành các mụn nước. Sau đó, liên kết với quá trình viêm là biến chứng nhiễm trùng thứ phát (thường là Staphylococcus) hình thành những ổ mủ nhỏ trong bao lông và những tuyến nhờn.
Demodex canis hút chất dinh dưỡng của chó, độc tố và sản phẩm của quá trình viêm làm cho chó ngứa ngáy khó chịu, mất ngủ, cơ thể gầy còm ốm yếu, xấu xí. Chó gái nhiều làm da trầy xước, chảy máu, da bị tổn thương viêm sưng tấy lên và có dịch rỉ viêm chảy ra mùi rất tanh.
Thể nhẹ Thể nặng
Hình 15. Demodex canis gây ra các thể, triệu chứng trên chó 4.4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ
Do tính chất phòng khám, việc coi trọng điều trị đạt hiệu quả cao cho chó là hàng đầu, vì thế trong nghiên cứu này chúng tôi không thể sử các phương pháp thử nghiệm hiệu lực của các loại thuốc để điều trị bệnh do Demodex canis gây ra trên chó. Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm hiệu lực của các loại thuốc khác nhau để tìm ra loại thuốc điều trị bệnh do Demodex canis gây ra hiệu quả cao, trong đó Bravecto ( Fluralaner) dùng điều trị bệnh do Demodex canis gây ra chiếm ưu thế hơn cả.
Theo kết quả nghiên cứu các phác đồ điều trị của nhiều tác giả trước, chúng tôi đã lựa chọn và áp dụng phác đồ điều trị cụ thể như sau:
- Cạo lông xung quanh vùng da bị tổn thương - Sử dụng sữa tắm Malaseb, tắm 2-3 lần/ tuần
- Uống cephalexin 20-40mg/kg, ngày uống 2 lần, uống 2 tuần đầu.
- Uống thuốc Bravecto ( Fluralaner), liều lượng 1 viên theo từng kích thước cân nặng, tác dụng 12 tuần.
Quy cách hàm lượng: Thuốc uống Bravecto nên được sử dụng theo bảng sau (tương ứng với liều 25-56 mg fluralaner / kg trọng lượng cơ thể):
Trọng lượng chó (kg) Fluralaner (mg) 2 - 4.5 112,5 > 4,5 – 10kg 250 > 10 – 20 kg 500 > 20 – 40 1000 > 40 - 56 1400
Lưu ý: Dùng cho chó từ 8 tuần tuổi trở lên và trên 2 kg. Xét nghiệm và kiểm tra lại sau 2 tuần điều trị
Hình 15. Thuốc Bravecto (Fluralaner)
Hình 16. Sữa tắm malaseb
Bảng 4.11. Kết quả điều trị Demodex canis trên chó
Tổng số con
Khỏi hoàn toàn Tái nhiễm Số con Tỷ lệ
(%) Số con
Tỷ lệ (%)
45 40 88,88 5 11,12
Theo bảng 4.11 cho thấy kết quả sử dụng Fluralaner trong điều trị bệnh do
Demodex canis gây ra rất cao 88,88
Fluralaner rất an toàn và không gây phản ứng phụ. Kết quả được minh họa qua hình 4.11.
Hình 4.11. Kết quả điều trị Demodex canis
Kết quả trên cho phép chúng tôi đánh gia sơ bộ về phác đồ điều trị sử dụng Fluralaner điều trị bệnh do Demodex canis gây ra, nhìn chung đạt kết quả rất tốt, những con chó được điều trị hầu hết được cại thiện về sức khỏe, lông mọc trở lại bình thường.
Trước khi điều trị Sau khi điều trị
Trước khi điều trị Sau khi điều trị
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu đề tài, chúng tôi có kết luận như sau:
1. Số con chó mắc bệnh nhiễm Demodex spp. chiếm tỷ lệ cao nhất 39,82%
trong tổng số ca bệnh ngoài da ở chó nuôi trên địa bàn Hà Nội đến khám và điều trị tại trung tâm chẩn đoán và điều trị Ivet Center Hà Nội.
2. Bệnh do Demodex trên chó chủ yếu là loài D. canis gây ra.
3. Tỷ lệ nhiễm Demodex canis rất cao 55,55% ở nhóm chó có độ tuổi dưới 1 tuổi.
4. Tỷ lệ nhiễm ở nhóm chó ngoại cao hơn so với nhóm chó nội (80%; 20%). 5. Vị trí nhiễm Demodex canis trên cơ thể chó, toàn thân chiếm tỷ lệ cao nhất 57,77%, vùng đầu và chi trước 28,88%.
6. Tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở chó nuôi không phụ thuộc vào yếu tố tính biệt hay đặc điểm dài ngắn của lông chó.
7. Sử dụng thuốc Bravecto ( Fluralaner) để điều trị bệnh do Demodex canis
đạt hiệu quả cao.
5.2. KIẾN NGHỊ
Sử dụng phác đồ điều trị Demodex canis như sau: - Cạo lông xung quanh vùng da bị tổn thương - Sử dụng sữa tắm Malaseb, tắm 2-3 lần/ tuần
- Uống cephalexin 20-40mg/kg, ngày uống 2 lần, uống 2 tuần đầu - Uống thuốc Bravecto ( Fluralaner), liều lượng 1 viên theo từng kích thước cân nặng, tác dụng 12 tuần
Quy cách hàm lượng: Thuốc uống Bravecto nên được sử dụng theo bảng sau (tương ứng với liều 25-56 mg fluralaner / kg trọng lượng cơ thể):
Trọng lượng chó (kg) Fluralaner (mg) 2 - 4.5 112,5 > 4,5 – 10kg 250 > 10 – 20 kg 500 > 20 – 40 1000 > 40 - 56 1400
Lưu ý: Dùng cho chó từ 8 tuần tuổi trở lên và trên 2 kg. Xét nghiệm và kiểm tra lại sau 2 tuần điều trị
Tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh do Demodex canis, tìm loại thuốc có hiệu lực cao hơn. Tìm hiểu về dịch tễ của Demodex sâu hơn, từ đó có cơ sở khoa học để có qui trình phòng trị bệnh do Demodex canis trên chó có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Bùi Khánh Linh, Sử Thanh Long và Nguyễn Tuấn Anh (2014). Tình hình bệnh
do demodex canis trên chó và xây dựng phác đồ điều trị. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 21(4). tr.75-80.
2. Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán và Nguyễn Hoài Nam (2012). Bệnh của chó,
mèo. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr.141.
3. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996). Ký sinh trùng Thú y. NXB Nông Nghiệp,
Hà Nội, tr.191-193.
II. Tài liệu tiếng Anh:
4. Ali M.H., Begum N, Azam M.G and Roy B.C (2011). Prevalence and pathology
of mite infestation in street dogs at Dinajpur municipality area . J. Bangladesh Agril. Univ. Vol 9(1). pp. 111-119.
5. Badescu A.C., Iancu L.S and Statescu L (2013). Demodex: commensal or
pathogen. Rev Med Chir Soc Med Nat Iasi. Vol 117(1). pp. 93-189.
6. Barriga O.O., al-Khalidi N.W, Martin S and Wyman M (1992). Evidence of immunosuppression by Demodex canis. Vet Immunol Immunopathol. Vol 32(1- 2). pp. 37-46.
7. Chen Yi-Zhou., Lin Rui-Qing, Zhou Dong-Hui, Song Hui-Qun, Chen Fen, Yuan
Zi-Guo, Zhu Xing-Quan, Weng Ya-Biao and Zhao Guang-Hui (2012). Prevalence of Demodex infection in pet dogs in Southern China. African Journal of Microbiology Research. Vol 6(6). pp. 1279-1282.
8. Dong H.J., Li J.W, Li Y, Zhang J.J, Li X.J and Ning C.S (2009). Investigation
on epidemiology of Demodex canis in Zhengzhou City (in Chinese). Anim. Husb. Feed Sci. pp. 78-79.
9. Dongjie Cai., Qingfeng Zhang, Limei Zhang, Zhang Hongchao, Chí Tân Fu, Gaoming Anh, Guodong Liuvà Jianzhu Liu (2014). Prevalence of furmites in canine dermatologic disease in Henan, Hebei, Heilongjiang Provinces and Xinjiang Uygur Autonomous Region, China. Inter J Vet Sci. Vol 3(1). pp. 29-32. 10. Fiorucci and Paradis (2015). Demodex cornei: podrían ser ácaros Demodex
11. Fondati Alessandra., De Lucia Michela, Furiani Nicla, Monaco Moira, Ordeix Laura and Scarampella Fabia (2010). Prevalence of Demodex canis-positive healthy dogs at trichoscopic examination. Vet Dermatol. Vol 21(2). pp. 51-146. 12. Gortel (2006). Update on canine demodicosis. Vet. Clin. North Am. Small
Anim. Pract. Vol 36. pp. 229–241.
13. Grandin T., MaxweII K. and Lanier J (1998). Doramectin causes significantly less discomfort during injection than Ivermectin. Journal of Animal Science Vol 1. pp. 76-102.
14. Gupta Mahesh., Shukla P.C and Rao M.L.V. (2013). Therapeutic Management
of Demodicosis in a Dog. Intas Polivet,Jul-Dec. Vol 14(2). pp. 282.
15. Hillier A. and Desch C.E (2002). Large-bodied Demodex mite infestation in 4
dogs. J Am Vet Med Assoc. Vol 220(5). pp. 7-623, 613.
16. Izdebska J.N (2010). demodex sp. (acari, demodecidae) and demodecosis in
dogs: characteristics, symptoms, occurrence. Bull Vet Inst Pulawy. Vol 54. pp. 335-338.
17. Johnstone I.P. (2002 ). Doramectin as a treatment for canine and feline demodicosis. Australian Veterinary Practitioner Check publisher's open access policy. Vol 32(3). pp. 98-103.
18. Miu D.S. (1974). Animal Physiology. In: National Institute for Compilation Translation, 1st edition, Cheng Chung Book publishing Co., Ltd.
19. Mueller R.S. (2004). Treatment protocols for demodicosis: an evidence-based review. Veterinary Dermatology. pp. 75–89.
20. Mueller Ralf S., Bensignor Emmanuel, Ferrer Lluı´s, Holm Birgit, Lemarie Stephen, Paradis Manon and. Shipstone Michael A (2011). Treatment of demodicosis in dogs, clinical practice guidelines. Veterinary Dermatology. Vol 23. pp. 21-86.
21. Nayak D.C., Tripathy S.B, Dey P.C, Ray S.K, Mohanty D.N, Parida G.S, Biswal
S and Das M. (1997). Prevalence of canine demodicosis in Orissa (India). Vet. Parasitol. Vol 73. pp. 347-352.
22. Ordeix Laura., Bardagi Mar, Scarampella Fabia, Ferrer Lluis and Fondat Alessandra (2009). Demodex injai infestation and dorsal greasy skin and hair in eight wirehaired fox terrier dogs. Vet Dermatol. Vol 20(4). pp. 72-267.
23. Ravera Iván., Altet Laura, Francino Olga, Sanchez Armand, Roldán Wendy and Villanueva Sergio (2013). Small Demodex populations colonize most parts of the skin of healthy dogs. Vet Dermatol. Vol 24(1). pp. 72-168.
24. Rojas Manuel de., Riazzo Cristina, Callejón Rocío, Guevara Diego and Cutillas
Cristina (2012). Molecular study on three morphotypes of Demodex mites