Tình hình nghiên cứu trong nướ c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu mọt trên một số loại đậu, đỗ nhập khẩu tại cửa khẩu tân thanh, lạng sơn năm 2015; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt đậu xanh callosobruchus chinensis linnaeus (Trang 29)

Côn trùng hại kho trở thành mối nguy hại đối với ngành sản xuất nông nghiệp, chúng gây ra những thiệt hại to lớn về mặt số lượng và chất lượng các nông sản bảo quản, bên cạnh đó chúng còn gây hại đến sức khỏe con người thậm chí nếu không có sự bảo quản tốt các sản phẩm sau thu hoạch sẽ dẫn đến nạn đói, nghèo, đặc biệt đối với các nước có nền nông nghiệp kém phát triển. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các côn trùng hại kho ở nước ta bắt đầu rất muộn, lẻ tẻ và số lượng cũng như chất lượng của các nghiên cứu còn rất hạn chế, đặc biệt là nhóm

côn trùng hại đậu hạt. Các nghiên cứu trước đó chỉ chủ yếu quan tâm đến thành phần sâu mọt hại chung. Vì vậy, sau đây chúng tôi cung cấp một số tài liệu nghiên cứu về mọt ở Việt Nam.

2.3.1. Nghiên cứu về họ Bruchidae hại hạt trong kho bảo quản

Tất cả các loài thuộc họ Bruchidae đều ăn hạt và hoàn thành vòng đời bên trong hạt. Mọt trưởng thành có hình dang đặc trưng dễ nhận biết. Cơ thể được phủ một lớp lông ngắn và cánh thường che hết bụng. Các loài sống trong kho thường có kích thước 2-10mm.

Ở các vùng khí hậu nóng, các loài sống trong kho có thể tấn cồng vào hạt ngay ngoài đồng ở tời điểm chuẩn bị thu hoạch. Có một số loài là đặc trưng cho từng vùng lục địa nhưng có nhiều loài phát tán rộng toàn cầu (Bùi Công Hiển, 1995).

Mọt đậu tương Acanthoscelides obtectus Say bắt nguồn từ Nam Mỹ cơ thể có hình trứng, màu nâu; ở mặt lưng có các lông xanh lá cây vàng và có các vạch sọc dọc màu xám sáng. Mặt bụng màu xám sáng. Chân màu đỏ. Đùi sau có một gai to và tiếp đến là 2 gai ngắn. Con cái đẻ khoảng 85 trứng. Trứng dài màu trắng được đẻ trên hạt đậu vừa thu hoạch. Ở các nước khí hậu nóng thì nó còn ăn hại ngay từ ngoài đồng. Ấu trùng mới nở màu trắng, phủ lông dài, có 6 chân tương đối dài, nhưng sau lần lột xác thứ nhất và sau khi chui được vào trong hạt thì mất đi. Từđó ấu trùng ngày một béo ra. Sau lần lột xác thứ 4 thì hóa nhộng. Từ nhộng đến khi thành trưởng thành thì kéo dài từ 5-18 ngày tùy theo nhiệt độ cao thấp. Chúng ăn hại các loài đậu nhưđậu tương, cô ve đen,... (Bùi Công Hiển, 1995).

Mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus F. Cơ thể hơi dài phương thức sinh sống và phát triển gần giống mọt đậu xanh. Cơ thể màu nâu đến đen xen với các lông màu trắng. Cánh màu nâu đỏ với các đám màu đen ở bên và ngọn cánh. Kích thước 3-3,5 mm. Loài mọt này phát triển mạnh ở Nam và Tây Phi, vùng nhiệt đới châu Á, Nam Mỹ, miền nam nước Mỹ. Thức ăn của chúng là đậu xanh và các đậu khác thuộc giống Phaseolus (Bùi Công Hiển, 1995).

Nguyễn Quý Dương và cs. (2009) khi điều tra thành phần côn trùng gây hại trên hạt đậu đỗ sau thu hoạch ở miền Bắc trong 3 năm (2006-2008) đã thu thập và xác định được 25 loài thuộc 12 họ của 2 bộ Coleoptera và Lepidoptera, trong đó có13 loài thuộc nhóm gây hại nguyên phát (chiếm 52%) và 12 loài gây hại thứ phát (chiếm 48%). Đối với đậu đỗ, Bruchidae được xem là họ mọt gây hại nguyên phát quan trọng nhất. Kết quả điều tra xác định được 4 loài: Mọt đậu

Acanthoscelides obtectus Say, mọt đậu Callosobruchus analis F., mọt đậu xanh

Callosobruchus chinensis L., mọt đậu đỏCallosobruchus maculatus F.

Ở Việt Nam đã ghi nhận 28 loài côn trùng gây hại và 7 loài thiên địch của chúng trên hạt đậu đỗ bảo quản. Lần đầu tiên phát hiện loài mọt đậu

Callosobruchus analis F. có mặt ở Việt Nam. Thành phần côn trùng hại trên đậu đỗ bảo quản ở các kho đậu đỗ quy mô nhỏở các hộ dân và các đại lý gồm có 25 loài phong phú hơn so với bảo quản ở quy mô lớn tại kho của nhà máy, công ty chế biến (19 loài) (Nguyễn Quý Dương, 2010).

2.3.2. Nghiên cứu về mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis2.3.2.1. Đặc đim hình thái, sinh vt hc mt đậu xanh C. chinensis 2.3.2.1. Đặc đim hình thái, sinh vt hc mt đậu xanh C. chinensis

Mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L. có nguồn gốc từ Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản, dài 2,5-3,5 mm, màu nâu đỏ. Như tên gọi, loài đậu này phát triển quần thể tốt ở hạt đậu xanh Vigna sinensis chúng có mặt ở tất cả các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Trên cánh mọt có những mảng màu đen và các lông trắng xen kẽ tạo thành đường zíc zắc. Cổ nhỏ dần từ phía sau ra trước, tạo thành hình chuông; ở giữa cổ có 2 túm lông trắng dày và dai. Râu con đực xẻ hình lược từđốt 7 đến đốt 10; con cái râu xẻ răng cưa rõ. Đùi nở và ở bờ trong có các gai. Trứng màu trắng, hình trái xoan, một đầu tròn và một đầu nhọn, được một chất kết dính do con cái tiết ra làm dính chặt vào giá thể hay vỏ hạt (có trường hợp tới 30 trứng trên một hạt). Ấu trùng phát triển trong lòng hạt đậu và cũng hóa nhộng ở đó. Sau khi hóa trưởng thành mọt mới đục lỗ (từ chỗ mà ấu trùng chuẩn bị trước) qua vỏ hạt chui ra ngoài. Mọt đậu xanh thường có mặt ở ngoài đồng vào thời gian đậu sắp thu hoạch ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chúng đẻ trứng vào các hạt đậu mà quả đã bị khô nứt vỏ hoặc bị côn trùng hay sinh vật khác ăn hại bỏ sót lại. Vì thế sau một thời gian ngắn mọt đã phát triển mạnh ở trong kho chứa đậu xanh. Ngoài ra chúng có thể phá hại các loại đậu khác và một số dược liệu có nguồn gốc thực vật (Bùi Công Hiển, 1995).

Chu Thị Thơm và cs. (2006) cho rằng hầu hết các loại đậu đều bị mọt đậu xanh phá hoại, tốc độ phát triển của loài mọt này rất nhanh. Dạng trưởng thành con đực dài 2,5mm, con cái dài 3 mm hình bầu dục màu nâu đỏ, có lông cứng; râu 11 đốt, râu đầu mọt đực hình răng lược, mọt cái hình răng cưa, giữa các cánh cứng có 1 đường vân chạy thẳng. Mỗi năm mọt cái đẻ 4-10 lứa, một đời đẻ 70-80 trứng, có đặc tính thích bay. Trứng dài 0,4-0,6 mm hình bầu dục đầu to vàng

nhạt. Sâu non khi đã lớn dài 3,5 mm màu trắng sữa hình cong như cánh cung. Nhộng dài 3,5 mm hình bầu dục, mập, có nhiều lông nhỏ màu lông nhạt, đầu cong xuống, có vết cánh và chân rất rõ.

2.3.2.2. Bin pháp phòng tr mt đậu xanh C. chinensis

Đã có một số kết quả nghiên cứu về việc sử dụng tia bức xạ Gamma trong phòng trừ côn trùng hại kho ở Việt Nam. Bùi Công Hiển và Phạm Trí Dũng (1989) cho biết, với liều chiếu xạ trong khoảng từ trên 0,5 kGy đến 1kGy, sau khi chiếu xạ đậu xanh được bảo quản tốt trong vòng 9 tháng không thấy có hiện tượng mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis xuất hiện phá hại. Bùi Công Hiển (1997) đã nghiên cứu phối hợp biện pháp xử lý chiếu xạ bằng tia Gamma và túi bảo quản để phòng trừ mọt đậu xanh trong bảo quản đậu xanh. Kế quả cho thấy, khi xử lý chiếu xạ băng tia Gamma với liều chiếu xạ nhỏ hơn 1kGy sau đó bảo quản đậu xanh trong túi nhự tổng hợp (PVC) đã có hiệu quả cao để phòng trừ mọt đậu xanh sau 3 tháng bảo quản.

Biện pháp nhiệt học: Nguyên tắc là người ta có thể tăng cao nhiệt hoặc giảm thấp nhiệt độ để diệt côn trùng, nhưng không làm ảnh hưởng xấu đến hạt giống và các sản phẩm trong kho. Ở một số kho không chứa hàng, người ta có thể xử lý bằng hơi nước nóng nén ở áp suất cao trên 10 atm để dệt những côn trùng ẩn nấp trong các khe hở vách, tường, ván sàn,... hiệu quả cũng khá tốt. Hoặc có thể dùng nhiệt độ thấp để tiêu diệt sâu mọt. Ví dụở nhiệt độ 10oC trong vòng 12 giờđã tiêu diệt được mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L.

Thuốc thảo mộc: Từ lâu con người đã biết sử dụng các loại thực vật để phòng trừ các loài côn trùng gây hại như sử dụng lá cây xoan, cỏ mật, cây ruốc cá, thuốc lá,... Thuốc thảo mộc được sử dụng để phòng trừ côn trùng gây hại dưới nhiều hình thức như dùng tươi, phơi khô, chiết, lấy dịch hoặc hoạt chất sau đó dùng ngâm, tẩm, trộn, phun vào đậu. Đối với nhóm côn trùng hại kho, ở nước ta cũng có một số kết quả nghiên cứu về sử dụng thuốc thảo mộc như dùng bột cây ruốc cá để phòng trừ mọt hại ngô (Bùi Công Hiển, 1995).

Nguyễn Minh Màu (2001) cho rằng trong công tác quản lý dịch hại đã hạn chế sử dụng các loại hóa chất khử trùng như PH3 và CH3Br. Hiện nay đang sử dụng rộng rãi ACTELLIC 50EC và loại ACTELLIC 2,5WP khử trùng kho theo định kỳ, tác dụng rất tốt, đỡ tốn kém hơn sử dụng Gastoxin và Metyl bromide. Một số kho trong bảo quản gạo bằng Carbon dioxide (CO2) đang là biện pháp rất ưu việt, diệt mọt triệt để, không bị ô nhiễm môi trường như các hóa chất xông hơi khác.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. - Phòng kỹ thuật Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng7 - Lạng Sơn. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2015. 3.3. ĐỐI TƯỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Đối tượng: Mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L. - Vật liệu: Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng nhập khẩu.

- Dụng cụ: Hộp đựng côn trùng, hộp nuôi mọt, panh, kính hiển vi soi nổi, kính lúp, sàng, ống nghiệm, vợt bắt côn trùng, kim cắp, đĩa petri…

- Nhật ký thực tập, sổ ghi chép số liệu, bút chì, bút lông…

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều tra thành phần, mức độ xuất hiện của sâu mọt hại hạt đậu đỗ nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của mọt đậu xanhCallosobruchus chinensis L. (các pha phát dục).

- Đánh giá hiệu lực phòng trừ của thuốc Quckphos 56% với mọt đậu xanh

Callosobruchus chinensis L.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Điều tra thành phần và diễn biến sâu mọt hại trên một số loại đậu đỗ

nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.

* Điều tra thành phần

- Điều tra xác định thành phần sâu mọt hại đậu đỗ nhập khẩu tại Lạng Sơn được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia : QCVN 01- 141: 2013/BNNPTNN về phương pháp lấy mẫu Kiểm dịch thực vật. Điều tra, thu mẫu theo các đợt lô hàng đậu đỗ nhập khẩu hàng tháng qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.

- Điều tra, thu thập thành phần sâu mọt hại đậu đỗ tại chợ Kỳ Lừa tại Tân Thanh, Lạng Sơn định kỳ 7 ngày 1 lần.

* Điều tra diễn biến mật độ mọt đậu xanh

- Điều tra diễn biến mật độ sâu mọt hại đậu đỗ theo các đợt lô hàng đậu đỗ nhập khẩu hàng tháng qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 01- 141: 2013/BNNPTNN về phương pháp lấy mẫu Kiểm dịch thực vật.

- Điều tra diễn biến mật độ sâu mọt hại đậu đỗ trong chợ Kỳ Lừa tại Tân Thanh, Lạng Sơn định kỳ 7 ngày 1 lần.

- Mẫu được lấy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp kiểm tra các loại hàng xuất nhập khẩu và quá cảnh: QCVN 01-23:2010/BNNPTNT.

Các điểm lấy mẫu được quy định như sau:

Dùng bộ rây sàng côn trùng có kích thước mắt sàng khác nhau để tách sâu mọt sâu mọtgây hại đỗ xanh nhập khẩu.

- Thu thập sâu mọt trực tiếp trên đỗ xanh bằng bút lông cho vào ống nghiệm.

x x

x

- Đối với các loài ngài thì đưa ống nghiệm lên phía trên đầu, sau đó gạt nhẹ vào cánh, theo tập tính ngài sẽ bay lên chui vào ống nghiệm.

- Các mẫu sau khi kiểm tra được đưa vào lọ theo dõi sau các tháng 1, 2, 3, 4, 5 và 6 tháng để quan sát thu thập các loài mọt xuất hiện từ mẫu. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 01-175:2014/BNNPTNT về Quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong Kiểm dịch thực vật.

- Sâu mọt thu thập được trong quá trình điều tra, mang về phòng kỹ thuật của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng VII - Lạng Sơn, tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái, đo đếm kích thước các pha phát dục của sâu mọt chính.

3.5.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt đậu xanh

Callosobruchus chinensis L.

3.5.2.1. Nghiên cu đặc đim sinh hc ca mt đậu xanh Callosobruchus chinensis L.

Nguồn mọt: Thu thập mọt đậu xanh C. chinensis từ các lô hàng đỗ xanh nhập khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh.

+ Phương pháp nhân nguồn mọt: Sử dụng khoảng 50g mẫu đỗ xanh bên trong có mọt để trong hộp lồng (kích thước 15cm x 10cm), sử dụng 5 hộp nuôi sâu để lúc nào cũng có nguồn mọt để phục vụ nghiên cứu.

Bố trí thí nghiệm:

- Thả 10 cặp mọt đậu xanh trưởng thành mới vũ hóa vào trong hộp có kích thước (15cm x 10cm), bên trong hộp có 50gam đậu xanh ,thủy phần của hạt 17% (Hạt đậu xanh được đưa vào xử lý ở nhiệt độ 500C trong 2 giờ).

- Ta dùng sàng để tách mọt trưởng thành ở trong các hộp nguồn rồi đưa vào đậuxanh đã được sấy, sau 1 ngày tiếp tục dùng sàng tách mọt ra khỏi đậu và chọn các hạt đậu (n=210) bị mọt đẻ trứng lên (mỗi hạt đậu chỉ để 1 quả trứng) sau đó cho từng hạt đậu ra từng hộp nuôi sâu nhỏđể dễ dàng quan sát.

Chỉ tiêu theo dõi:

- Hàng ngày theo dõi thời gian sâu non đục vào trong hạt bằng cách quan sát các hạt tinh bột hạt thải lại vào các vỏ trứng rỗng, theo dõi thời gian phát dục của sâu non các tuổi bằng cách hàng ngày đập vỡ 8-10 hạt đậu bịđục thu lấy sâu non và quan sát trên kính lúp điện.

- Theo dõi thời gian trưởng thành mới vũ hoá đẻ trứng.

- Quan sát, mô tả, đo đếm kích thước từng pha phát dục vào buổi sáng của các cá thể nghiên cứu theo từng pha phát dục, mỗi pha (n=30). Đơn vịđo làm.

+ Pha trứng: đo chiều dài và chiều rộng. + Pha sâu non: đo chiều dài và chiều rộng.

+ Pha nhộng và trưởng thành: đo chiều dài và phần rộng nhất cơ thể.

3.5.2.2. nh hưởng ca môi trường có ký ch và không có ký ch đến thi gian sng, sc sinh sn ca mt Callosobruchus chinensis L.

Bố trí thí nghiệm: Thả 1cặp mọt đậu xanh trưởng thành mới vũ hóa vào trong hộp có kích thước (15cm x 10cm),thủy phần của hạt 17% (hạt đậu xanh được đưa vào xử lý ở nhiệt độ 500C trong 2 giờ), bố trí làm 2 công thức như sau:

CT 1:Trong hộp có hạt đậu xanh (50g) CT 2: Trong hộp không có hạt đậu xanh Thí nghiệm nhắc lại 10 lần/1 công thức.

Hằng ngày theo dõi, ghi chép số lượng mọt đậu xanh đẻ trứng và tách hạt có trứng trong hộp thí nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện theo dõi cho đến khi trưởng thành chết sinh lý.

3.5.2.3. nh hưởng ca s hin din cá thđực đến sc đẻ trng ca mt đậu xanh Callosobruchus chinensis L.

Bố trí thí nghiệm: Thả một cặp mọt đậu xanh mới vũ hóa vào hộp có kích thước (15cm x 20cm) mỗi hộp có chứa 50g đậu xanh. Bố trí 2 công thức như sau:

CT 1: Có sự hiện diện của con đực trong 1 ngày

CT 2: Có sự hiện diện của con đực trong suốt quá trình sinh sản Thí nghiệm nhắc lại 10 lần/1 công thức.

Hàng ngày theo dõi: số lượng trứng đẻ/1 con cái

3.5.3. Nghiên cứu tỷ lệ tăng tự nhiên của mọt đậu xanh C. chinensis trong môi trường ký chủđậu xanh. môi trường ký chủđậu xanh.

Bố trí thí nghiệm: Theo phương pháp của Brich (1948). Thả vào hộp đựng 0,5kg đậu xanh 1 cặp mọt đậu xanh C. chinensis L. trưởng thành mới vũ hóa. Nuôi trong môi trường ổn định, thức ăn và không gian không hạn chế. Theo dõi hàng ngày số trứng đẻ, thời gian phát triển của các pha, tỷ lệ nở ra con cái, thời gian bắt đầu đẻ trứng và thời gian ngừng đẻ của trưởng thành cái.

3.5.4. Nghiên cứu tỷ lệ hao hụt trọng lượng hạt đậu xanh.

Bố trí thí nghiệm : Thả trưởng thành mới vũ hoá vào các hộp nhựa đựng đậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu mọt trên một số loại đậu, đỗ nhập khẩu tại cửa khẩu tân thanh, lạng sơn năm 2015; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt đậu xanh callosobruchus chinensis linnaeus (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)