nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.
* Điều tra thành phần
- Điều tra xác định thành phần sâu mọt hại đậu đỗ nhập khẩu tại Lạng Sơn được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia : QCVN 01- 141: 2013/BNNPTNN về phương pháp lấy mẫu Kiểm dịch thực vật. Điều tra, thu mẫu theo các đợt lô hàng đậu đỗ nhập khẩu hàng tháng qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.
- Điều tra, thu thập thành phần sâu mọt hại đậu đỗ tại chợ Kỳ Lừa tại Tân Thanh, Lạng Sơn định kỳ 7 ngày 1 lần.
* Điều tra diễn biến mật độ mọt đậu xanh
- Điều tra diễn biến mật độ sâu mọt hại đậu đỗ theo các đợt lô hàng đậu đỗ nhập khẩu hàng tháng qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 01- 141: 2013/BNNPTNN về phương pháp lấy mẫu Kiểm dịch thực vật.
- Điều tra diễn biến mật độ sâu mọt hại đậu đỗ trong chợ Kỳ Lừa tại Tân Thanh, Lạng Sơn định kỳ 7 ngày 1 lần.
- Mẫu được lấy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp kiểm tra các loại hàng xuất nhập khẩu và quá cảnh: QCVN 01-23:2010/BNNPTNT.
Các điểm lấy mẫu được quy định như sau:
Dùng bộ rây sàng côn trùng có kích thước mắt sàng khác nhau để tách sâu mọt sâu mọtgây hại đỗ xanh nhập khẩu.
- Thu thập sâu mọt trực tiếp trên đỗ xanh bằng bút lông cho vào ống nghiệm.
x x
x
- Đối với các loài ngài thì đưa ống nghiệm lên phía trên đầu, sau đó gạt nhẹ vào cánh, theo tập tính ngài sẽ bay lên chui vào ống nghiệm.
- Các mẫu sau khi kiểm tra được đưa vào lọ theo dõi sau các tháng 1, 2, 3, 4, 5 và 6 tháng để quan sát thu thập các loài mọt xuất hiện từ mẫu. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 01-175:2014/BNNPTNT về Quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong Kiểm dịch thực vật.
- Sâu mọt thu thập được trong quá trình điều tra, mang về phòng kỹ thuật của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng VII - Lạng Sơn, tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái, đo đếm kích thước các pha phát dục của sâu mọt chính.