Ảnh hưởng của cạnh tranh khác loài đến sức đẻ trứng của mọt đậuxanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu mọt trên một số loại đậu, đỗ nhập khẩu tại cửa khẩu tân thanh, lạng sơn năm 2015; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt đậu xanh callosobruchus chinensis linnaeus (Trang 62 - 86)

maculatus

Mọt đậu xanh và mọt đậu đỏ là hai loài thuộc cùng một họ Bruchidae, cả hai loài đều có khả năng hại trên nhiều loại đậu khác nhau chúng là những dịch

hại nguy hiểm đối với các loại đậu bảo quản trong kho. Do vậy hai loại này cùng xuất hiện trên một loại đậu sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài về thức ăn, nơi ở. Khi hai loài cùng cạnh tranh vì một nguồn dự trữ nào đó thì kết quả cuối cùng có một loài sống sót còn loài kia biến mất, nhưng trong vài trường hợp cũng có kết quả cùng chung sống. Sự cạnh tranh khác loài là mối quan hệ tương hỗ bất kỳ giữa hai hay nhiều quần thể và đó cũng là quan hệ gây hại cho sự tăng trưởng và sống sót của chúng.

Đậu xanh không phải là ký chủ chính của mọt đậu đỏ, tuy nhiên trong điều kiện không có ký chủ chính thì chúng hoàn toàn có thể sinh trưởng phát triển được trên đậu xanh. Vậy trong trường hợp này liệu sự có mặt của mọt đậu đỏ có làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mọt đậu xanh. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi cặp mọt đậu xanh với cặp mọt đậu đỏ theo tỉ lệ 1MĐX:1MĐĐ; 1MĐX:2MĐĐ; 1MĐX:3MĐĐ; 1MĐĐ:2MĐX; 1MĐĐ:3MĐX trong thời gian 4 ngày theo dõi.

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của sự cạnh tranh thức ăn với loài mọt đậu đỏC. maculatus tới sức đẻ trứng của mọt đậu xanh C. chinensis

Công thức

Tổng số trứng trung bình theo dõi

(quả)

Số lượng mọt trưởng thành vũ hóa trung bình (con) Mọt đậu xanh Mọt đậu đỏ 1MĐX:1MĐĐ 50,67 24,67 15,67 1MĐX:2MĐĐ 87,33 39,00 35,00 1MĐX:3MĐĐ 122,67 35,00 66,00 2MĐX:1MĐĐ 96,67 57,33 20,33 3MĐX:1MĐĐ 206 115,00 55,33

Ghi chú: Nhiệt độ trung bình 28,5oC, độẩm trung bình 65,78%

Kết quả trên cho thấy, trên môi trường ký chủ là đậu xanh khi có mặt của mọt đậu xanh thì mọt đậu đỏ vẫn đẻ trứng. Tại công thức 1MĐX:3MĐĐ số lượng mọt đậu xanh là 35 con và số lượng mọt đậu đỏ là 66 con, tại công thức 3MĐX:1MĐĐ thì số lượng mọt đậu xanh là 115 con cao hơn rất nhiều so với số lượng mọt đậu đỏ 55,33 con. Như vậy cho dù có mặt của mọt đậu đỏ thì mọt đậu xanh vẫn sinh sản bình thường, vì là loài chiếm ưu thế ký chủ chính nên chúng áp đảo về số lượng so với mọt đậu đỏ. Tuy nhiên, các công thức 1MĐX:2MĐĐ; 2MĐX:1MĐĐ lại cho thấy sự canh tranh về số lượng 2 loài khi số lượng trưởng thành gần sát nhau (39con-35con);(57,33 con – 20,33 con). Kết quả thí nghiệm giống với kết luận của Singh et al. (2015) khi nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng trưởng thành vũ hóa của mọt đậu xanh cao hơn rất nhiều lần so với mọt đậu đỏ.

4.1.8. Biện pháp phòng trừ mọt đậu xanh C. chinensis bằng thuốc hóa học Quickphos 56% Quickphos 56%

Quickphos 56% là thuốc xông hơi được sử dụng rộng rãi để phòng trừ côn trùng hại kho hiện nay. Để hiệu quả của thuốc Quickphos 56% với mọt đậu xanh, chúng tôi tiến hành thí nghiệm ở 3 mức liều lượng 0,5g/m3, 1g/m3, 2 g/m3 kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.16. Hiệu lực phòng trừ mọt đậu xanh C. chinensis

của thuốc Quickphos 56%

STT Công thức Hiệu lực (%) sau thời gian xử lý 2 giờ 24 giờ 48 giờ 1 0,5 g/m3 88,00 93,67 95,33 2 1 g/m3 90,67 97,67 100 3 2 g/m3 92,33 100 100 LSD (0,05) 1,85 1,19 0,75 CV% 0,9 0,5 0,3

Ghi chú: Nhiệt độ trung bình 26,84oC, độẩm trung bình 87,69%

Kết quả bảng 4.16 cho thấy thuốc Quickphos 56% có hiệu lực phòng trừ rất cao đối với mọt đậu xanh C. chinensis. Với công thức 1 liều lượng thấp 0,5 g/m3 thì sau thời gian từ 2 giờ đến 3 ngày hiệu lực phòng trừ chỉ đạt từ 88,00%- 95,33%. Tại liều lượng cao hơn 1g/m3 thì hiệu lực phòng trừ có sự tăng lên rõ rệt trong thời gian 2 giờ đến 3 ngày tăng từ 90,67%-100%. Thuốc đạt hiệu lực cao nhất khi sử dụng với liều lượng 2 g/m3 ngày sau 2 giờ xử lý thuốc đã đạt 92,33% và đạt tối đa 100% sau 1 ngày sử dụng. Đây là một loại thuốc được sử dụng để xử lý đối với hàng hóa nông sản nhập khẩu, do thuốc có độc tố và có khả năng cháy nổ nên yêu cầu người sử dụng phải được tập huấn và có chứng chỉ trước khi hành nghề khử trùng vì vậy khó có thể áp dụng phương pháp này đối với những nông hộ bảo quản nông sản ở quy mô nhỏ.

4.2. THẢO LUẬN

Thành phần sâu mọt gây hại trên hạt đậu đỗ nhập khẩu từ cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn năm 2015 cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quý Dương (2010) không xuất hiện thêm loài mới nào thuộc đối tượng kiểm dịch, tuy nhiên trong đó có loài mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis là loài có mức dộ phổ biến nhất.

Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy thành phần sâu mọt gây hại trên hạt đậu đỗ tại chợ Kỳ Lừa của tỉnh Lạng Sơn nhiều hơn so với trên hàng hóa

nhập khẩu từ cửa khẩu Tân Thanh, theo đánh giá của chúng tôi đó là do: + Côn trùng có sẵn trong hàng hóa.

+ Trong các kho đã tồn tại một số lượng lớn các loài côn trùng gây hại. + Vì có nguồn thức ăn mới côn trùng từ nơi khác đến tìm ăn.

Thời gian phát dục các pha ở của nhiệt độ 26,1%, độẩm 87,4% của mọt đậu xanh C. chinensis sâu non 13,5 ngày, vòng đời 22,4 ngày diễn ra nhanh hơn so với kết quả nghiên cứu của Kiran (2014) và Varma and Anandhi (2010) thời gian phát dục sâu non 16,4 ngày, vòng đời 25,2 ngày. Có thể do nuôi trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khác nhau nên ảnh hưởng đến thời gian phát dục.

Khi có sự hiện diện của con đực trong suốt quá trình sinh sản thì tổng số trứng con cái đẻ sẽ nhiều hơn. Hiện tượng trên cũng xảy ra giống với nghiên cứu trên loài mọt đậu đỏCallosobruchus maculatus của Credland et al. (1989).

Môi trường có ký chủ hay không có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sống của mọt đậu xanh C. chinensis kết quả nghiên cứu này trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quý Dương (2010) trên loài mọt đậu cô ve A. Obtectus.

Kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của 2 loại thức ăn (đậu đỏ và đậu xanh) đến sức sinh sản của mọt đậu xanh C. chinensis giống với nghiên cứu của Nguyễn Quý Dương (2010) về loài mọt đậu cô ve A. obtectus trên các loại đậu ngự và đậu dài. Và cũng giống với kết quả nghiên cứu của Muhammad (2007) trưởng thành C. chinensis trên đậu xanh nhiều hơn so với đậu đũa, đậu đen, đậu tương.

Tập tính đẻ trứng của C. chinensisđẻ 1 quả/hạt cao hơn đẻ trứng 2 quả/hạt và đẻ trứng ≥3 quả/hạt mọt đậu xanh C. chinensis giống với kết quả nghiên cứu của Shinoda and Yoshida (1989).

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ gia tăng tự nhiên mọt đậu xanh C. chinensis ở nhiệt độ 26,8oC, ẩm độ 87,8% là r=0,14, λ=1,15, hệ số nhân lên của 1 thế hệ là 20,80, thời gian trung bình hoàn thành 1 thế hệ là 21,46 trong khi đấy với nghiên cứu của Borikar and Pawar (1996) tỷ lệ gia tăng tự nhiên của loài

Callosobruchus chinensis ở độ ẩm 70%, nhiệt độ 27oC trên các hạt đậu xanh (Vigna radicata) là r m= 0,080 và λ=1,80, hệ số nhân lên của 1 thế hệ là 11,34 lần, thời gian trung bình hoàn thành một thế hệ là 30,51 ngày. Vậy có thểđộ ẩm

không khí trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nên tỷ lệ gia tăng tự nhiên khác nhau.

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ hao hụt khối lượng hạt đậu xanh của chúng tôi sau 90 ngày thí nghiệm cao nhất là 50% kết quả này gần giống với kết quả của Shailja and Meera (2011) tỷ lệ hao hụt sau 40 ngày thí nghiệm trên hạt đậu xanh là 48,13%.

Trong điều kiện sống cạnh tranh Singh et al. (2015) cho rằng số lượng trưởng thành vũ hóa của mọt đậu xanh C.chinensis cao hơn rất nhiều lần so với mọt đậu đỏ C. maculatus. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu này.

Thuốc Quickphos 56% cho thấy kết quả sau 24 giờ số lượng mọt chết 100%. Thuốc này rất độc, tuy nhiên trong điều kiện kiểm dịch thực vật hàng hóa xuất khẩu đi hoặc phát hiện đối tượng kiếm dịch thực vật trên hàng hóa nhập khẩu chúng ta vẫn phải sử dụng thuốc này. Bình thường không sử dụng thuốc này vì ảnh hưởng đến môi trường.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Thành phần các loài mọt hại đậu đỗ nhập khẩu từ tỉnh Hắc Long Giang gồm 5 loài thuộc 3 họ của bộ cánh cứng Coleoptera, tỉnh An Huy ghi nhận gồm 6 loài thuộc 4 họ của 1 bộ cánh cứng Coleoptera và 1 bộ cánh vảy Lepidoptera, tại chợ Kỳ Lừa gồm 11 loài thuộc 7 họ của 1 bộ cánh cứng Coleoptera và 1 bộ cánh vảy Lepidoptera. Trong đó, mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis là loại có mức độ phổ biến nhất.

2. Mật độ mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis ở cả 2 tỉnh Hắc Long Giang và An Huy cao nhất trong tháng 5, tháng 6 và thấp nhất vào tháng 1, tháng 2. Trong chợ Kỳ Lừa tại Lạng Sơn trên hạt đậu đỗ mật độ mọt đậu xanh

Callosobruchus chinensis tăng dần trong quá trình điều tra và mật độ cao nhất ở thời điểm ngày 25/6 và ngày 02/7, mật độ trung bình là 9,07 ± 0,55 con/kg, trên hạt đậu tương mật độ trung bình là 6,5±0,44 con/kg.

3. Thời gian phát dục trung bình các pha của mọt đậu xanh

Callosobruchus chinensis khác nhau: trứng là 4,6± 0,16 ngày; sâu non là 13,5± 0,24 ngày; nhộng là 5,33± 0,30 ngày; vòng đời là 22,4± 0,29 ngày.Khi không có ký chủ hạt đậu, số trứng trung bình 0,7± 0,4 quả/con cái, khi có ký chủ số trứng trung bình là 56,8± 5,14 quả/con cái. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên mọt đậu xanh

Callosobruchus chinensisở nhiệt độ 26,8oC, ẩm độ 87,8% là r=0,14, λ=1,15, hệ số nhân lên của 1 thế hệ là 20,80, thời gian trung bình hoàn thành 1 thế hệ là 21,46 ngày. Tỷ lệ hao hụt trọng lượng của hạt đậu xanh so với đối chứng (không có mọt) trong thời gian bảo quản sau 90 ngày với công thức 3 cặp mọt đậu xanh trunh bình là 27,3 ±2,91, công thức 1 cặp mọt đậu xanh trunh bình là 210,0±3,46. Trong điều kiện mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis sống cạnh tranh với mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus thì các công thức 1MĐX:2MĐĐ; 2MĐX:1MĐĐ lại cho thấy sự canh tranh về số lượng 2 loài khi số lượng trưởng thành gần sát nhau (39con-35con);(57,33 con – 20,33 con).

4. Thuốc Quickphos 56% ở liều lượng 2g/m3 trong thời gian 1 ngày đạt hiệu lực trừ mọt đậu xanh cao nhất đạt 100% còn với liều lượng 0,5g/m3 thì sau 1 ngày hiệu lực thuốc đạt 93,67%.

5.2. KIẾN NGHỊ

Phải thực hiện tốt công tác quản lý dịch hại trên đậu đỗ tại vùng An Huy và Hắc Long Giang, Trung Quốc. Thực hiện Kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Nếu phát hiện có đối tượng mọt đậu xanh tiến hành khử trùng khuyến cáo sử dụng thuốc Quickphos 56% ở liều lượng 2g/m3 trong thời gian 1 ngày. Ngăn chặn, phòng ngừa, kiểm soát sự du nhập mọt đậu xanh từ Trung Quốc vào Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

phương pháp kiểm tra các loại hạt xuát nhập khẩu và quá cảnh, QCVN 01-23: 2010/BNNPTNT, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng, QCVN 01-19: 2010/BNNPTNT, Hà Nội. 3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương

pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật, QCVN 01-141: 2013/BNNPTNT, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2014). Quy chuẩn quốc gia về quy trình lưu trữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kiểm dịch thực vật, QCVN 01- 175:2014/BNNPTNT, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Chương, Trần Văn Sỹ, Võ Như Cầm, Trần Hữu Yết, Nguyễn Văn Long, Phạm Văn Ngọc và Bùi Chí Bửu (2012). Cây đậu đỗ ở các tỉnh phía Nam thực trạng và định hướng phát triển. tr. 35-50.

6. Nguyễn Quý Dương (2010). Nghiên cứu thành phần mọt hại đậu bảo quản, đặc

điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của loài mọt đậu cô ve (mọt đậu nành) (Acanthoscelides obtectus Say) và biện pháp phòng trừ chúng ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Nguyễn Quý Dương, Vũ Thị Hải, Nguyễn Viết Hải, Lê Nhật Thành, Hồ Thị Xuân Hương và Vũ Quang Côn (2009). Thành phần loài côn trùng gây hại trên hạt đậu đỗ

sau thu hoạch ở miền Bắc Việt Nam (2006-2008). Tạp chí bảo vệ thực vật. (2). tr. 11-17.

8. Trần Văn Hai, Trần Văn Mi và Trần Văn Trưa (2008). Điều tra thành phần côn trùng hại kho bảo quản nông sản sau thu hoạch tại thành phố Cần Thơ và An Giang. Tạp chí khoa học. (9). tr. 92-100.

9. Nguyễn Quang Hiếu, Lương Thị Hải và Bùi Công Hiển (2000). Một số kết quả điều tra côn trùng hại trong kho thóc dự trữở Hà Nội và Hải Phòng, Tạp chí bảo vệ

thực vật. (5). tr. 11-14.

10. Bùi Công Hiển (1995). Côn trùng hại kho, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. tr. 25-162.

11. Bùi Công Hiển và Phạm Trí Dũng (1989). Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của tia bức xạ Gramma đối với Mọt đậu xanh (Callosobruchus chinensis L., Bruchidae, Coleoptera). Tạp chí sinh học. (3). tr. 36-37.

12. Hoàng Hồ (1999). Nghiên cứu ứng dụng các hoạt chất sinh học, hóa học diệt sâu mọt hại ngũ cốc trong bảo quản. Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Công nghệ sau thu hoạch, Hà Nội.

13. Bùi Minh Hồng và Hà Quang Hùng (2004). Thành phần loài sâu mọt và thiên địch trên thóc bảo quản đổ rời tại kho cuốn của Cục Dự trữ quốc gia vùng Hà Nội và phụ cận, Tạp chí bảo vệ thực vật. (2). tr. 3-7.

14. Hà Quang Hùng (2004). Giáo trình kiểm dịch thực vật và dịch hại nông sản sau thu hoạch, Trường Đại học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. tr. 85-86.

15. Hà Thanh Hương (2004). Thành phần côn trùng, nhện trong kho và tần suất xuất hiện của quần thể mọt bột đỏ (Tribolium castaneum Herbs) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam (2000-2001). Tạp chí trường Đại học Nông nghiệp I. (2). tr. 12-15.

16. Hà Thanh Hương (2007). Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của loài mọt bột đỏTribolium castaneum Herbst ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và khả năng phòng chống chúng bằng biện pháp sinh học. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

17. Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Thị Bích Thủy và Đinh Sơn Quang (2005). Giáo trình Bảo quản nông sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Chương 6. tr. 87-97.

18. Nguyễn Minh Màu (2001). Diễn biến tình hình sâu mọt hại trong các kho thóc dự

trữ quốc gia ở vùng đồng bằng sông Hồng miền Bắc Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học 1996-2001. tr. 60-64.

19. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó (2006). Sinh vật hại nông sản trong kho và cách phòng chống. Nhà xuất bản lao động, Hà Nội. tr. 21-22; 44-45 20. Dương Minh Tú (2005). Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữđổ rời ở miền

Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trừ. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

21. Dương Minh Tú, Ngô Ngọc Trâm và Hà Thanh Hương (2003). Kết quả điều tra thành phần côn trùng kho trên thóc dự trữ quốc gia đổ rời ở miền Bắc Việt Nam năm 2001. Tạp chí bảo vệ thực vật. (3). tr. 10-12.

22. Phạm Thị Vân (1995). Kết quả bước đầu điều tra thành phần và mật độ sau mọt trong kho thóc tại một số nơi ở Gia Lâm (Hà Nội) và Mỹ Văn (Hải Hưng). Tạp chí bảo vệ thực vật. (2). tr. 7-10.

Tài liệu tiếng nước ngoài

23. Ahmad T., A. Haile, A. Ermias, R. Etbarek, S. Habteab and S. Teklai (2015). Eco-friendly approaches for management of bruchid beetle Callosobruchus chinensis (Coleoptera: Bruchidae) infesting faba bean and cowpea under laboratory conditions. Journal of Stored Products and Postharvest Research. Vol. 6. No. 3. pp. 25-29.

24. Ahmed K. S., T. Itino and T. Ichikawa (1999). Effects of plant oils on oviposition preference and larval survivorship of Callosobruchus chinensis (Coleoptera: Bruchidae) on azuki bean. Applied Entomology and Zoology, 34(4). pp. 547-550.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu mọt trên một số loại đậu, đỗ nhập khẩu tại cửa khẩu tân thanh, lạng sơn năm 2015; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt đậu xanh callosobruchus chinensis linnaeus (Trang 62 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)