Đánh giá năng suất của dòng đậu xanh tuyển chọn trong điều kiện mật độ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và xác định mật độ trồng, lượng phân bón thích hợp cho dòng đậu xanh mới chọn tạo tại gia lâm, hà nội (Trang 69 - 72)

độ và phân bón khác nhau

Năng suất của đậu xanh là chỉ tiêu thực tiễn quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của dòng/giống tuyển chọn cũng như hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật áp dụng vào trong thí nghiệm và rộng hơn là trong sản xuất mở rộng. Các chỉ tiêu năng suất cá thể và năng suất thực thu của dòng đậu xanh tuyển chọn TX05 được trình bày trong bảng 3.11.

* Năng suất cá thể: Năng suất của từng cá thể trong thực tế ảnh hưởng

quyết định đến năng suất thực thu của giống. Nghiên cứu riêng yếu tố phân bón chúng tôi thấy mức phân bón P1 có năng suất cá thể thấp nhất 8,29 g/cây, sau đó năng suất cá thể tăng khi tăng mức phân bón. Năng suất cá thể đạt cực đại ở mức phân bón P3 9,20 g/cây, sau đó giảm xuống ở mức P4 chỉ còn 9,09 g/cây. Đối với ảnh hưởng của yếu tố mật độ, mật độ M2 cho năng suất cá thể cao nhất 8,97 g/cây. Trong khi đó mật độ M3 có năng suất cá thể thấp nhất chỉ đạt 8,45 g/cây. Đánh giá riêng ảnh hưởng của từng nhân tố mật độ và mức bón phân cho ta kết quả mật độ M2 và mức phân bón P3 cho năng suất cá thể cao hơn so với các mật độ trồng và mức phân bón khác.

Nghiên cứu tác động tổng hợp của nhân tố mật độ*năng suất chúng tôi nhận thấy: Công thức M2P1 và công thức M3P1 có năng suất cá thể thấp nhất lần lượt là 8,06 và 8,08 g/ha. Trong khi đó công thức M2P3 và M2P4 có năng suất cá thể cao nhất lần lượt là 9,47 và 9,82 g/cây. Tuy phân tích thống kê chưa cho thấy sự sai khác có ý nghĩa, nhưng xu hướng biến động năng suất cá thể khá tương đồng với kết luận khi xét riêng các yếu tố mật độ và phân bón.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất của đậu xanh

Mật độ Mức phân bón Năng suất cá thể (g/cây)

Năng suất thực thu (tấn/ha) M1 P1 8,72 1,60 P2 8,75 1,65 P3 9,29 1,66 P4 9,03 1,68 M2 P1 8,06 1,70 P2 8,53 1,72 P3 9,47 1,81 P4 9,82 1,69 M3 P1 8,08 1,61 P2 8,46 1,68 P3 8,84 1,63 P4 8,41 1,62 TB mật độ M1 8,95 1,65 b M2 8,97 1,73 a M3 8,45 1,63 b TB phân bón P1 8,29 1,64 P2 8,58 1,68 P3 9,20 1,70 P4 9,09 1,66 LSD0,05 mật độ 0,80 0,061 LSD0,05 phân bón 0,90 0,082 LSD0,05 mật độ *phân bón 1,66 0,13 CV% 11,2 4,5

Các ký hiệu a, b, c… thể hiện sự sai khác giữa các công thức, trong đó a > b > c >…

* Năng suất thực thu: Năng suất thực thu của dòng đậu xanh tuyển chọn có sự sai khác thống kê khi so sánh giữa các mật độ khác nhau. Cụ thể mật độ M2 có năng suất thực thu lớn nhất đạt 1,73 tấn/ha. Các mật độ M1 và M3 có năng suất thực thu nhỏ hơn, lần lượt là 1,65 và 1,63 tấn/ha. Kết quả thống kê cho giá trị tương đồng với khuyến cáo được đưa ra bởi tác giả Đường Hồng Dật

(2006), mật độ trồng đậu xanh từ 25 - 30 cây/m2 là phù hợp nhất và cho năng suất đậu xanh cao nhất.

Xét riêng yếu tố mức độ phân bón, năng suất thực thu tăng khi lượng phân bón cho đậu xanh tăng, năng suất thực thu đạt cực đại ở mức phân bón P3 bằng 1,70 tấn/ha, sau đó lai giảm xuống 1,66 tấn/ha ở mức phân bón P4. Giữa các mức phân bón nghiên cứu chưa có sự sai khác thống kê khi so sánh trung bình năng suất thực thu. Tuy nhiên, xu hướng biến động năng suất đã chỉ ra mức bón phân P3 trong thí nghiệm là phù hợp nhất với dòng tuyển chọn.Đánh giá tác động của cả mật độ*phân bón đến năng suất của dòng đậu xanh TX05, năng suất thực thu của đậu xanh biến động từ 1,60 tấn/ha đến 1,81 tấn/ha. Công thức M2P3 cho năng suất thực thu lớn nhất. Trong khi, công thức M1P1 cho năng suất thực thu đậu xanh nhỏ nhất.

Thời điểm vụ Xuân năm 2019, thời tiết biến đổi khá bất thường với một vài thời điểm trời mưa lớn và gây ngập úng trong vài ngày khu thí nghiệm đồng ruộng của Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng. Chính vì thế, điều này cũng đã tác động phần nào đến kết quả nghiên cứu của thí nghiệm. Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ và phân bón cũng đã chỉ ra được mật độ và mức phân bón tiềm năng cho năng suất cao đối với dòng đậu xanh TX05 được tuyển chọn là mật độ M2 và mức phân bón P3.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và xác định mật độ trồng, lượng phân bón thích hợp cho dòng đậu xanh mới chọn tạo tại gia lâm, hà nội (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)