Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.6. Các chỉ tiêu theo dõi
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống đậu xanh (QCVN 01 – 62: 2011/BNNPTNT).
3.6.1. Đặc điểm hình thái
- Dạng cây (xác định khi ra hoa): đứng; nửa đứng; ngang
- Kiểu sinh trưởng (xác định khi ra hoa, quả và chín): hữu hạn; vơ hạn - Màu sắc thân mầm (giai đoạn cây con): màu tím; màu xanh
- Màu hoa (khi ra hoa): Vàng nhạt; Vàng; màu khác
- Dạng hạt (xác định khi hạt khơ sau thu hoạch): trịn; ovan; hình trụ; dạng khác
- Vỏ hạt (xác định khi hạt khô sau thu hoạch): sáng bóng; mốc
- Màu sắc hạt khi chín (xác định khi hạt khơ sau thu hoạch): vàng; xanh vàng; xanh nhạt; Xanh sẫm; màu khác
3.6.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
- Ngày mọc: Ngày có khoảng 50% số cây/ơ có 2 lá mầm xịe trên mặt đất. - Ngày ra hoa: Ngày có khoảng 50% số cây/ơ có đợt hoa đầu.
- Đặc điểm ra hoa:
Ra hoa không tập trung: thời gian ra hoa > 30 ngày Ra hoa trung bình: thời gian ra hoa từ 16 – 30 ngày Ra hoa tập trung: thời gian ra hoa < 16 ngày.
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch cuối cùng.
- Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn, đo 10 cây/ô. Đo khi chuẩn bị thu hoạch, đo từ đốt trên lá mầm.
- Số đốt/cây (đốt): Xác định vào thời gian thu hoạch, đếm số đốt trên thân chính của 10 cây mẫu/ơ, sau đo tính trung bình/cây.
- Số lá/cây (lá): Đếm số lá trên thân chính của 10 cây mẫu/ơ, sau đó tính trung bình/cây.
- Số cành cấp 1: Xác định vào thời gian thu hoạch, đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ơ, sau đó tính trung bình/cây.
3.6.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại, khả năng chống đổ và tách vỏ quả
+ Mức độ nhiễm sâu hại
10 cây mẫu/ơ. Tính tỷ lệ %.
- Sâu đục quả: Theo dõi trước thu hoạch, đếm số quả bị hại/tổng số quả của 10 cây mẫu/ơ. Tính tỷ lệ %.
+ Mức độ nhiễm bệnh:
- Bệnh đốm nâu, đốm đen: Theo dõi trước thu hoạch, điều tra 10 cây/ơ theo 5 điểm chéo góc. Đánh giá theo cấp bệnh:
Cấp 1 - Rất nhẹ (< 1% diện tích lá bị hại) Cấp 3 - Nhẹ (> 1% - 5% diện tích lá bị hại)
Cấp 5 - Trung bình (> 5% - 25% diện tích lá bị hại) Cấp 7 - Nặng (> 25% - 50% diện tích lá bị hại) Cấp 9 - Rất nặng (> 50% diện tích lá bị hại)
- Bệnh lở cổ rễ cây con: Theo dõi sau mọc 15 ngày, được tính bằng số cây bị bệnh/ tổng số cây điều tra/ô (điều tra tồn bộ số cây/ơ), cấp bệnh:
Cấp 1 - Không nhiễm: < 5% số cây có vết bệnh Cấp 2 - Nhiễm nhẹ: 6 – 25% số cây có vết bệnh Cấp 3 - Nhiễm TB: 26 – 50% số cây có vết bệnh Cấp 4 - Nhiễm nặng: 51 – 75% số cây có vết bệnh Cấp 5 - Rất nặng: > 75% số cây có vết bệnh
- Bệnh phấn trắng: Điều tra khi xuất hiện bệnh. Các cấp bệnh tương tự với bệnh lở cổ rễ cây con.
- Khả năng chống đổ, điều tra các cây trên ô trước khi thu hoạch. Các mức: 1) Không đổ: Hầu hết các cây đều đứng thẳng
2) Nhẹ: < 25% số cây bị đổ rạp
3) Trung bình: 25% - 50% số cây bị đổ rạp, các cây khác nghiêng 45% 4) Nặng: 51% - 75% số cây bị đổ rạp
5) Rất nặng: > 75% số cây bị đổ rạp
- Tính tách vỏ quả, điều tra 10 cây/ơ theo 5 điểm chéo góc. Các mức: 1) Khơng tách vỏ quả
3) Trung bình: 25% - 50% quả tách vỏ 4) Cao: 51% - 75% quả tách vỏ
5) Rất cao: > 75% quả tách vỏ
3.6.4. Các yếu tố cấu thành năng suất
- Số quả/cây: Đếm tổng số quả ở 10 cây mẫu/ơ. Tính trung bình.
- Số ngăn hạt/quả: Đếm tổng số ngăn hạt/quả của 10 cây mẫu/ơ. Tính trung bình.
- Số hạt/quả: Đếm tổng số hạt/quả của 10 cây mẫu/ơ. Tính trung bình. - Khối lượng 1000 hạt (gam): Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu 1000 hạt, phơi đạt độ ẩm 12%, cân khối lượng rồi lấy trung bình.
- Năng suất cá thể (g/cây): Khối lượng hạt trung bình của 10 cây mẫu = số
hạt trung bình/cây * M1000/103.
- Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Năng suất cá thể (g/cây) * mật độ cây
(cây/m2) * 104 * 10-6
- Năng suất thực thu (tấn/ha): Tính năng suất tồn ơ (g) (độ ẩm hạt 12 %) và quy ra năng suất trên 1 ha, lấy 2 chữ số sau dấu phẩy. Năng suất thực thu
(tấn/ha) = [Năng suất ơ thí nghiệm (g) / 10 (m2)] * 104 * 10-6