Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các dòng/giống đậu anh tạ
4.1.6. Năng suất của các dòng/giống đậu xanh
Năng suất trung bình của các dịng/giống đậu xanh là chỉ tiêu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến đánh giá tác dụng của các chương trình chọn tạo giống cũng như các yếu tố kỹ thuật trong những điều kiện môi trường và canh tác thực tiễn nhất định. Kết quả theo dõi năng suất của các dòng giống đậu xanh được trình bày trong bảng 3.6.
Năng suất cá thể: Năng suất cá thể của các dịng/giống đậu xanh thí
nghiệm có sai khác có ý nghĩa. Vụ Hè 2018, năng suất cá thể có sự biến động lớn giữa các dịng/giống. Dịng đậu xanh TX05 có năng suất cá thể cao nhất đạt 9,86 g/cây. Trong khi đó, giống đối chứng có năng suất cá thể thấp nhất 6.36 g/cây. Tiếp tục đánh giá trong vụ Xuân 2019 chúng tơi nhận thấy, giữa các cơng thức có sự sai khác thống kê. Năng suất cá thể của các dòng/giống thay đổi trong khoảng 6,84 - 9,07 g/cây. Dịng TX05 có năng suất cá thể cao nhất, ngược lại giống đối chứng có năng suất cá thể thấp nhất trong các công thức.
Năng suất lý thuyết: Chỉ tiêu năng suất lý thuyết cho biết tiềm năng năng
suất của giống, phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất (số hạt, số quả, M1000). Kết quả phân tích thống kê trong vụ Hè 2018 cho thấy dòng đậu xanh TX05 có năng suất lý thuyết 3,94 tấn/ha cao hơn so với đối chứng và các giống khác. Trong khi đó dịng TX04 cho năng suất lý thuyết thấp nhất 2,54 tấn/ha. Trong vụ Xuân 2019, dòng TX05 vẫn thể hiện năng suất lý thuyết cao hơn các dòng/giống còn lại, bằng 3,62 tấn/ha. Giống đối chứng lại cho năng suất lý thuyết thấp nhất 2,73 tấn/ha.
Năng suất thực thu: Năng suất thực thu của các dòng/giống đậu xanh
nghiên cứu trong vụ Hè 2018 dao động từ 1,56 - 1,80 tấn/ha. Có sự sai khác thống kê giữa năng suất của các dòng nghiên cứu và đối chứng. Dòng TX05 cho năng suất thực thu cao hơn so với các dòng/giống còn lại. Trong khi giống đối chứng lại có năng suất thực thu thấp nhất. Trong vụ Xuân 2019, năng suất thực thu thu được của các dịng giống cũng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, dòng TX05 biểu hiện năng suất thực thu cao nhất 1,78 tấn/ha, giống đối chứng vẫn là giống có năng suất thực thu thấp nhất chỉ đạt 1,53 tấn/ha.
Bảng 4.6. Năng suất của các dòng/giống đậu xanh
Ký hiệu
Năng suất cá thể (g/cây)
Năng suất lý thuyết (tấn/ha)
Năng suất thực thu (tấn/ha) VH 2018 VX 2019 VH 2018 VX 2019 VH 2018 VX 2019 ĐC 6,36 e 6,84 e 2,99 bc 2,73 e 1,56 d 1,53 f TX01 7,48 bcd 7,58 cd 3,21 bc 3,12 bc 1,64 bc 1,69 c TX02 8,42 b 8,32 b 3,37 b 3,32 b 1,77 a 1,74 b TX03 6,96 de 7,11 de 3,00 bc 2,83 de 1,59 cd 1,61 d TX04 8,03 bc 7,83 bc 2,54 d 2,83 de 1,68 b 1,70 c TX05 9,86 a 9,07 a 3,94 a 3,62 a 1,80 a 1,78 a TX06 7,64 bcd 7,32 cde 3,05 bc 2,95 cde 1,67 b 1,62 d TX07 7,51 bcd 7,41 cde 2,78 cd 3,02 cd 1,65 bc 1,69 c TX08 7,28 cde 7,10 de 2,91 cd 2,92 cde 1,62 bcd 1,55 e CV% 8,0 5,2 8,0 5,2 2,4 0,8 LSD0,05 1,07 0,68 0,43 0,27 0,068 0,024
Ghi chú: VH – vụ Hè; VX – vụ Xuân; các ký hiệu a, b, c… thể hiện sự sai khác giữa các giống trong đó a > b > c >…
Khi so sánh với nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Hằng và cs., 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội, chúng tôi nhận thấy các tác giả thu được năng suất thực thu các giống từ 0,25 - 1,51 tấn/ha trong vụ Hè 2016 đối với 15 giống nghiên cứu. Trong vụ Xuân, năng suất thực thu chỉ đạt từ 0,3 - 1,18 tấn/ha. Điều này cho thấy năng suất thực thu của các giống biến động rất mạnh trong cùng một môi trường nghiên cứu. Kết quả đánh giá sinh trưởng phát triển của 9 dòng/giống đậu xanh trong điều kiện vụ Hè 2018 và vụ Xuân 2019 tại Gia Lâm, Hà Nội chúng tơi thấy rằng, dịng đậu xanh TX05 có nhiều đặc điểm sinh trưởng cũng như các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất thực thu tốt hơn. Đây được xác định là dòng đậu xanh triển vọng được tuyển chọn để tiếp tục thực hiện các nghiên cứu khác phát triển giống.