Hiệu quả kinh tế của một số mẫu giống dưa chuột tại Thủy Nguyên, Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập, đánh giá và phục tráng giống dưa chuột địa phương tại thủy nguyên hải phòng (Trang 62)

Hải Phòng vụ Đông năm 2016

Hiệu quả kinh tế là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất mà người sản xuất quan tâm. Tính toán hiệu quả kinh tế sẽ giúp cho người sản xuất lựa chọn được phương án đầu tư có hiệu quả nhất.

So sánh hiệu quả kinh tế của các mẫu giống dưa chuột tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Kết quả được thể hiện ở bảng 15 cho thấy: trong cùng một điều kiện canh tác mẫu giống có năng suất cao sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn và ngược lại. Trong 10 mẫu giống được đánh giá, mẫu giống 1 và 10 cho hiệu quả kinh tế cao hơn các mẫu giống khác trong thí nghiệm, hiệu quả kinh tế đạt trên 100 triệu đồng/ha. Các mẫu giống 2, 7, 8, 9 cũng cho hiệu quả tương đối cao trên 80 triệu đồng/ha.Thấp nhất là mẫu giống 5cho hiệu quả kinh tế là 62,5 triệu đồng/ha.

49

Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế của các mẫu giống dưa chuột tại Thủy Nguyên, Hải Phòng

Đơn vị tính tiền: 1.000 đồng Mẫu giống Năng suất TB (tấn/ha) Chỉ tiêu

Chi phí phân bón Chi phí

thuốc BVTV Chi phí vật tư khác Tổng chi cho 1 ha Giá bán TB (đ/kg) Tổng thu (1000 đ) Lãi thuần (1000đ)

Vô cơ Hữu cơ

Mẫu 1 28 15.000 25.000 10.000 60.000 110.000 7.500 210.000 100.000 Mẫu 2 26 15.000 25.000 10.000 60.000 110.000 7.500 195.000 85.000 Mẫu 3 25 15.000 25.000 10.000 60.000 110.000 7.500 187.500 77.500 Mẫu 4 24,7 15.000 25.000 10.000 60.000 110.000 7.500 185.250 75.250 Mẫu 5 23 15.000 25.000 10.000 60.000 110.000 7.500 172.500 62.500 Mẫu 6 25 15.000 25.000 10.000 60.000 110.000 7.500 187.500 77.500 Mẫu 7 26 15.000 25.000 10.000 60.000 110.000 7.500 195.000 85.000 Mẫu 8 26,3 15.000 25.000 10.000 60.000 110.000 7.500 197.250 87.250 Mẫu 9 26,4 15.000 25.000 10.000 60.000 110.000 7.500 198.000 88.000 Mẫu 10 28,1 15.000 25.000 10.000 60.000 110.000 7.500 210.750 100.750

4.3. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐÃ ĐƯỢCC LỰA CHỌN Ở VỤ XUÂN NĂM 2017

Kết quả đánh giá các đặc điểm nông sinh học của 10 mẫu giống dưa chuột thu thập, đã chọn lọc được 2 mẫu giống (mẫu giống số 1 và mẫu giống số 10) có các đặc điểm gần với giống gốc. Để tiếp tục đánh giá độ thuần của hai mẫu giống được chọn lọc để phục tráng giống có đặc điểm giống với giống gốc.

Bảng 4.16. Thờ g an s nh trưởng của một số mẫu g ống dưa chuột vụ Xuân năm 2017 tạ Thủy Nguyên, Hả Phòng

TT Chỉ tiêu theo dõi Mẫu giống 1 Mẫu giống

10 Đối chứng

1 Thời gian từ gieo đến mọc

(ngày) 3,5±0,1 3,5±0,1 3,9±0,1

2 Thời gian gieo xuất hiện lá thật

đầu tiên (ngày) 7,1±0,1 7,1±0,1 8,4±

3 Thời gian xuất hiện hoa cái đầu

tiên (ngày) 33,2±0,1 33,3±0,1 37,3±

4 Thời gian từ gieo đến thu hoạch

quả lần đầu (ngày) 43,3±0,1 42,0±0,1 45,7±

5 Tổng thời gian sinh trưởng

(ngày) 70±0,1 70±0,1 33,1±

Tiếp tục đánh giá các mẫu giống được chọn lọc, kết quả cho thấy thời gian sinh trưởng của các mẫu giống này đều dài hơn so với vụ Đông năm 2016, do giai đoạn từ gieo đến thu quả lần đầu nhiệt độ lạnh hơn ở vụ đông năm 2016 nên đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của dưa chuột.

Thời gian sinh trưởng của hai mẫu giống trong thí nghiệm thể hiện ở mức độ đồng đều giữa các cá thể trong cùng một mẫu giống cho thấy các tính trạng được chọn lọc ở hai mẫu giống tương đương với giống gốc.

Bảng 4.17. Đặc đ ểm s nh trưởng của một số mẫu g ống dưa chuột vụ Xuân năm 2017 tạ Thủy Nguyên, Hả Phòng

TT Chỉ tiêu theo dõi Mẫu

giống 1

Mẫu giống

10 Đối chứng

1 Chiều cao cây (cm) 235±10 235±15 232±17 2 Số lá/thân chính (lá) 13±0,2 13±0,3 13±0,5

3 Cành cấp 1 (cành) 0 0 0

Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu về sinh trưởng của hai mẫu giống trong vụ xuân năm 2017 được thể hiện ở Bảng 17: Chiều cao cây của các cá thể trong các mẫu giống tương đối đồng đều và tương đương với giống gốc. Chỉ tiêu số lá/thân chính của các mẫu giống cũng không có sự chênh lệch nhiều giữa các cá thể trong cùng mẫu giống. Đặc biệt, chỉ tiêu số cành cấp 1 đã giống hoàn toản với giống gốc, không có cá thể nào trong mẫu giống xuất hiện cành cấp 1.

Trong quá trình đánh giá, chọn lọc, căn cứ vào đặc điểm hình thái các cá thể có đặc không giống với giống gốc tiếp tục được loại thải, chỉ giữ lại những cá thể có đặc điểm giống với giống gốc.

Bảng 4.18. Đặc đ ểm hình thá của một số mẫu g ống dưa chuột vụ Xuân năm 2017 tạ Thủy Nguyên, Hả Phòng

TT Chỉ tiêu theo dõi Mẫu giống 1 Mẫu giống 10 Đối chứng

1 Màu sắc lá Xanh đậm Xanh đậm Xanh đậm

2 Thế phiến lá Thẳng Thẳng Thẳng

3 Mầu sắc vỏ quả Xanh trắng Xanh trắng Xanh trắng 4 Hình dạng quả Thuôn dài Thuôn dài Thuôn dài 5 Mầu sắc gai quả Xanh đậm Xanh đậm Xanh đậm

Đặc điểm hình thái là chỉ tiêu quan trọng để làm căn cứ đánh giá, chọn lọc. Trong quá trình sinh trưởng của cây dưa chuột, dựa vào đặc điểm hình thái để thải loại những cây không giống với giống gốc. Trong thí nghiệm một số mẫu giống dưa chuột vụ xuân năm 2017, tỷ lệ các thể mang đặc điểm hình thái giống với giống gốc chiếm tỷ lệ cao thể hiện ở những đặc điểm: lá mầu xanh đậm, thế phiến lá thẳng, vỏ quả có màu xanh trắng, gai quả mầu xanh đậm.

Như vậy, sau hai lần đánh giá, chọn lọc các mẫu giống dưa chuột thu thập đã mang đầy đủ những đặc điểm của giống gốc.

Bảng 4.19. Đặc đ ểm quả của một số mẫu g ống dưa chuột vụ Xuân năm 2017 tạ Thủy Nguyên, Hả Phòng

TT Chỉ tiêu theo dõi Mẫu giống 1 Mẫu giống 10 Đối chứng

1 Đường kính quả (cm) 3,8±0,1 3,8±0,1 3,7±0,1 2 Chiều dài quả (cm) 17,5±0,1 17,9±0,2 17,7±0,4 3 Độ dầy thịt quả(cm) 1,1±0,1 1,1±0,1 1,05±0,3

Đặc điểm quả cũng là một trong các chỉ tiêu để làm căn cứ đánh giá, chọn lọc giống dưa chuột Thủy Nguyên. Kết quả theo dõi cho thấy:các chỉ tiêu về đường kính quả, chiều dài quả và độ dày thịt quả của các mẫu giống trong thí nghiệm tương đối đồng đều giữa các cá thể theo dõi và giống với giống gốc cần phục tráng. Đường kính và chiều dài quả của các mẫu giống chênh lệch nhau không đáng kể. Hai chỉ tiêu này biểu hiện độ đồng đều về quả của các mẫu giống trong thí nghiệm.

Kết quả đánh giá cho thấy hai mẫu giống này có số lượng cá thể mang đặc điểm gần với giống gốc chiếm tỷ lệ 90%.

Bảng 4.20. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số mẫu g ống dưa chuột vụ Xuân năm 2017 tạ Thủy Nguyên, Hả Phòng

Mẫu giống Số hoa cái/cây (hoa/cây) Số quả/cây (quả/cây) Khối lượng quả (g) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Mẫu 1 10,3 8,1 168,5 340,6 280,7 Mẫu 10 10,2 8,3 170,1 345,3 283,3 Đối chứng 9,8 7,2 165,7 283,4 265,1 CV% 7,3 8,6 13,6 11,3 8,7 LSD0,05 0,8 0,5 40,3 17 15,0

Bên cạnh việc đánh giá các chỉ tiêu về hình thái của các giống dưa chuột thu thập để chọn lọc, phục tráng giống đúng với giống gốc theo bản tiêu chuẩn phục tráng giống cần đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các mẫu giống. Năng suất là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà nhà chọn giống quan tâm. Các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống trong thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 20. Số hoa cái trên cây của các mẫu giống của các mẫu giống trong thí nghiệm không có sự sai khác giữa các mẫu giống, dao động từ 9,8 đến 10,3 hoa. Số quả/cây của các mẫu giống không có sự khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê. Khối lượng quả của hai mẫu giống được đánh giá,

chọn lọc cao hơn so với giống đối chứng ở mức thống kê 0,05. Năng suất thực thu của các mẫu giống trong thí nghiệm dao động từ 265,1 đến 283,3 tạ/ha, năng suất của hai mẫu giống được đánh giá trong thí nghiệm cao hơn so với giống đối chứng đang trồng ngoài sản xuất.

Trong công tác chọn giống, ngoài việc đánh giá các chỉ tiêu về năng suất thì việc đánh giá các chỉ tiêu về kháng bệnh cũng rất được quan tâm. Vì sâu, bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng giống. Chính vì vậy, trong thí nghiệm đánh giá các mẫu giống dưa chuột chúng tôi tiến hành theo dõi mức độ nhiệm sâu, bệnh hại của các mẫu giống. Qua theo dõi sâu, bệnh hại trong thí nghiệm cho thấy: một số sâu hại chính là: bọ dưa và sâu xanh. Trong quá trình theo dõi thí nghiệm đã phát hiện và phòng trừ kịp thời nên các cây trong thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi sâu hại.

Một số bệnh gây hại quan trọng đối với dưa chuột như bệnh sương mai (Pseudopernospora cubensis), có thể làm giảm sản lượng quả thương phẩm từ 10 - 50%; bệnh phấn trắng (Eryshiphe cichoracearum) có thể gây hại tới 30 - 50%, bệnh virus (CMV). Ngày nay, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khoẻ của con người và vật nuôi là xu thế ưu tiên của nông nghiệp thế giới thế kỷ XXI. Trong số các loại rau trồng hiện nay, dưa chuột là một trong các cây rau ăn quả chiếm diện tích và năng suất cao trên thế giới và châu Á. Sản phẩm sử dụng của dưa chuột là quả non, một phần sử dụng cho ăn tươi trong nước và phần lớn (khoảng trên 65% tổng sản lượng sản xuất) sử dụng cho chế biến với nhiều thị trường khó tính như Mỹ, các nước châu Âu nên càng đòi hỏi khắt khe về mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, chọn giống chống chịu bệnh hiện nay đang được nhiều nhà khoa học quan tâm, đây cũng là một dạng chủ yếu của biện pháp phòng trừ sinh học. Khả năng kháng bệnh của giống là giải pháp ít tốn kém nhất và phương pháp lý tưởng để quản lý bệnh hại khi đã duy trì được năng suất cũng như chất lượng của giống. Sử dụng giống chống chịu bệnh có nhiều ưu điểm hơn so với biện pháp phòng trừ hóa học: giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, giảm liều lượng thuốc hóa học cần thiết; an toàn cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng; giảm ô nhiễm môi trường.

Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy có 3 loại bệnh hại chính là: bệnh giả sương mai, bệnh phấn trắng và bệnh virus. Mức độ nhiễm một số bệnh hại của các mâu giống dưa chuột được thể hiện ở Bảng 21.

Bảng 4.21. Mức độ nh ễm một số bệnh hạ của một số mẫu g ống dưa chuột vụ Xuân năm 2017 tạ Thủy Nguyên, Hả Phòng

TT Bệnh hại Mẫu giống 1 Mẫu giống 10 Đối chứng

1 Giả sương mai (cấp) 3 3 5

2 Phấn trắng (cấp) 0 0 3

3 Virus (%) 1,2 1,1 1,5

Kết quả theo dõi về mức độ nhiễm bệnh của các mẫu giống có sự khác nhau. Cụ thể: bệnh giả sương mai mức độ nhiễm bệnh của hai mẫu giống trong thí nghiệm nhẹ hơn so với giống đối chứng. Các mẫu giống chọn lọc bị nhiễm ở cấp 3, trong đó giống đối chứng bị nhiệm ở cấp 5 trong thí nghiệm. Đối với bệnh phấn trắng, hai mẫu giống được chọn lọc không bị nhiễm, giống đối chứng bị nhiễm ở cấp 3. Đối với bệnh virus, các mẫu giống trong thí đều bị nhiễm nhưng ở mức độ nhẹ.

Như vậy, qua quá trình đánh giá, chọn lọc ở vụ thứ 2 kết quả cho thấy hai mẫu giống số 1 và số 10 có các đặc điểm về hình thái số lượng đúng với giống gốc theo bản phục tráng giống. Hơn nữa, hai mẫu giống này có năng suất cao hơn so với giống đối chứng đang trồng tại địa phương và mức độ nhiễm một số bệnh hại chính nhẹ hơn so với giống đối chứng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

- Đề tài đã tiến hành điều tra thu thập số liệu thứ cấp và điều tra trực tiếp người sản xuất về tình hình sản xuất dưa chuột và phương thức nhân giống dưa chuột tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Kết quả điều tra cho thấy diện tích sản xuất giống dưa chuột địa phương ngày càng tăng qua các năm (từ 2011-2015) điều tra. Do người dân tự nhân giống bằng phương pháp truyền thống nên giống dưa chuột ở đây đã bị thoái hóa. Qua quá trình điều tra đã thu thập được 10 mẫu giống để tiến hành đánh giá, chọn lọc và phục tráng giống.

- Đề tài đã xây dựng được bản tiêu chuẩn gồm 14 chỉ tiêu chính để phục tráng giống dưa chuột Thủy Nguyên thông qua quá trình điều tra, thu thập thông tin của người sản xuất và nhà chuyên môn ở địa phương về đặc điểm giống địa phương.

- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của 10 mẫu giống dưa chuột tại Thủy Nguyên, kết quả cho thấy: mẫu giống 1 và mẫu giống 10 có 87% số cây mang đặc điểm giống với giống gốc như: lá mầu xanh đậm, ít răng cưa, đỉnh thùy nhọn, phiến lá thẳng; quả mầu xanh trắng, hình thuôn dài, hai đầu tù, gai thưa. Năng suất của hai mẫu giống này cao hơn so với các mẫu giống khác trong thí nghiệm. Do đó, hiệu quả kinh tế của hai mẫu giống này cũng cao hơn so với các mẫu giống khác được thu thập trong thí nghiệm.

- Hai mẫu giống số 1 và số 10 được tiếp tục đánh giá tính ổn định và chọn lọc trong vụ Xuân năm 2017. Kết quả đánh giá cho thấy hai mẫu giống này có số lượng cá thể mang đặc điểm gần với giống gốc chiếm tỷ lệ 90%. Hơn nữa, hai mẫu giống này có năng suất cao hơn so với giống đối chứng và mức độ nhiễm một số bệnh hại: giả sương mai, phấn trắng và virus nhẹ hơn so với giống đối chứng.

5.2. ĐỀ NGHỊ

- Tiếp tục phục tráng giống trong các vụ tiếp theo để chọn lọc được giống có đặc điểm đúng với giống gốc. Tiếp tục đánh giá, 02 mẫu giống số 1 và số 10 ở vụ tiếp theo sao cho số lượng cá thể mang đặc điểm gần giống gốc chiểm tỷ lệ trên 95%, sau đo hỗ 02 mẫu giống trên thành 01 mẫu giống chuẩn nhất.

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất và chất lượng giống dưa chuột bản địa tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa chuột. QCVN 01- 87:2012/BNNPTNT.

2. Ngô Thị Hạnh (2011). Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu cho chọn tạo giống dưa chuột (Cucumis sativus L.) ưu thế lai phục vụ chế biến. Luận văn tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

3. Nguyễn Tấn Hinh, Đào Xuân Thảng và Đoàn Xuân Cảnh (2004). Báo cáo kết quả chọn tạo giống dưa chuột PC4. Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học Bộ NN và PTNT, Hà Nội. tr. 29-34.

4. Nguyễn Văn Hiển và Nguyễn Thị Trâm (2000). Giáo trình chọn giống cây trồng Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Hồng Minh, Trần Khắc Thi và Phạm Mỹ Linh (2010). Kết quả đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ tạo dòng dưa chuột đơn tính cái. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5(3). tr. 75-79.

6. Nguyễn Thị Lan (2013). Bài giảng cao học môn Phương pháp thí nghiệm và thống kê sinh học. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

7. Phạm Mỹ Linh, Trần Khắc Thi và Ngô Thị Hạnh (2008). Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất dòng mẹ đơn tính cái (Gynoecious) để sản xuất hạt giống dưa chuột lai F1. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4(7). tr.63-69.

8. Phạm Mỹ Linh (2010). Nghiên cứu biểu hiện giới tính của một số giống dưa chuột (Cucumis sativus L.) và ứng dụng chúng trong tạo giống ưu thế lai tại đồng bằng sông Hồng. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

9. Tạ Thu Cúc (2000). Giáo trình cây rau. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 206.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập, đánh giá và phục tráng giống dưa chuột địa phương tại thủy nguyên hải phòng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)