Tình hình ứng dụng của GIS trong xây dựng CSDL quy hoạch sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)

2.3.2. Tình hình ứng dụng của GIS trong xây dựng CSDL quy hoạch sử dụng

dụng đất hiện nay

2.3.2.1. Trên thế giới

Hầu hết trên thế giới đã áp dụng công nghệ GIS để sử dụng vào công tác điều tra, khai thác, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở nhiều mức độ khác nhau.

Việc ứng dụng GIS vào xây dựng CSDL đất đai ở nhiều nước trên thế giới đã được quan tâm từ sớm và thực hiện với nhiều kết quả tốt đặc biệt là ở các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Úc,... hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một công cụ hữu ích trong việc tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu gắn kết với bản đồ, tiến bộ này đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước phát triển. Việc áp dụng hệ thống GIS vào lĩnh vực quy hoạch xây dựng sẽ giúp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thiết kế, là công cụ đắc lực cho các ban, ngành, địa phương trong việc quản lý đất đai. (Lưu Đức Minh, 2015).

a. Nhật Bản

Tại Nhật Bản, ứng dụng GIS đã được áp dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực. Những năm 70, các nghiên cứu tập trung vào xây dựng hệ thống thông tin khu vực, thông tin đô thị, hệ thống thông tin về sử dụng đất, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị. Những năm 80, triển khai ứng dụng vào công tác quản lý tại địa phương (quy hoạch, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đô thị…), nghiên cứu nâng cao và chuyên sâu vào hệ thống thông tin đô thị. Những năm 90, áp dụng vào đa ngành, liên ngành (nông nghiệp, khảo cổ, khoa học trái đất, giao thông, quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai, giáo dục). Nhật Bản đã ứng dụng GIS trong công tác quản lý và quy hoạch xây dựng từ cấp Chính phủ đến các bộ ngành liên quan và công tác đào tạo quy hoạch trong các trường đại học.

c. Mỹ

Mỹ là một trong những nước đi đầu về công nghệ GIS, hệ thống dữ liệu quốc gia được xây dựng rất hoàn chỉnh dựa trên hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và

quốc tế. GIS đã được phát triển ở khắp các lĩnh vực liên quan đến không gian lãnh thổ như: môi trường (lâm nghiệp, hải dương học, địa chất học, khí tượng thuỷ văn,…); hành chính – xã hội (nhân khẩu học, quản lý rủi ro, an ninh,…); kinh tế (nông nghiệp, khoáng sản, dầu mỏ, kinh doanh thương mại, bất động sản, giao thông vận tải, bưu điện,…); đa ngành liên ngành (trắc địa, quản lý đất đai, quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, thuế bất động sản…). Đã có nhiều phần mềm GIS của Mỹ được lập và sử dụng tại nhiều nước trên Thế giới như: ESRI, Integraph, MapInfo, Autodesk; phần mềm GIS của Mỹ chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới.

b. Pháp

Tại Pháp, các lĩnh vực ứng dụng công nghệ GIS như: Dịch vụ công (quy hoạch lãnh thổ quốc gia, địa chính, lãnh thổ địa phương, dân số học, hạ tầng xã hội, giáo dục, quốc phòng,…), tiếp vận (hàng không, tối ưu hóa hành trình tuyến đường…); môi trường/tài nguyên (nông nghiệp, địa chất, quản lý đất,…); bất động sản (kiến trúc, xây dựng, quản lý di sản…); hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, cấp điện, quản lý mạng lưới, gas, thông tin lien lạc…); thị trường (bảo hiểm, ngân hàng, thương mại…); xã hội, tiêu dùng (xuất bản, y tế, du lịch).

Trong quy hoạch phát triển đô thị, GIS được áp dụng thành công trong quy hoạch lãnh thổ quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch đô thị do có nền tảng dữ liệu Quốc gia phong phú, nền chuẩn Quốc gia – địa hình, địa chính, bản đồ không ảnh, số liệu thống kê và nhiều chuyên ngành khác.

c. Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, GIS đã được áp dụng vào hầu hết mọi lĩnh vực trên cả nước. Hàn Quốc đã triển khai xây dựng hệ thống GIS quốc gia chia thành 03 giai đoạn: 1995 – 2000, 2001 – 2005 và 2006 – 2010 với tổng mức đầu khoảng 2 tỷ USD nhằm tập trung vào các mục tiêu: xây dựng nền tàng cơ sở (bản đồ địa hình toàn quốc, địa chính, dữ liệu phi không gian…); xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian (khung dữ liệu quốc gia, ngân hàng dữ liệu, phát triển công nghệ GIS, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, đào tạo chuyển giao công nghệ…); xây dựng hệ thống ứng dụng đa ngành (hệ thống quản lý thông tin đất đai, hệ thống quản lý thông tin quy hoạch, hệ thống quản lý thông tin kiến trúc…); đang phát triển hệ thống nâng cao (thành phố thông minh-U-city, tối ưu hóa ứng dụng nâng cao, hệ thỗng hỗ trợ quyết sách quy hoạch…). (Lưu Đức Minh, 2015)

2.3.2.2. Tại Việt Nam

Từ những năm 90, GIS được một số tổ chức và cơ quan của Việt Nam áp dụng vào công tác chuyên môn. Việc áp dụng GIS ở Việt Nam hiện được các ngành đã và đang tích cực áp dụng ví dụ như lĩnh vực tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông... Tuy nhiên, việc áp dụng GIS của các ngành và các địa phương còn chưa đồng bộ và thích hợp. Riêng đối với lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất hiện nay còn rất yếu. Mặc dù, một số địa phương đã tích cực tiếp nhận, một số địa phương khác có dự án trong một thời gian vì có tài trợ hoặc có kinh phí thực hiện và phần nào có bản đồ số hóa nhưng lại không có hệ thống cập nhật thường xuyên trong một thời gian ngắn và không được duy trì bởi không có điều kiện nâng cấp phần cứng và phần mềm...

Nhiều tổ chức lập quy hoạch hoặc quản lý đô thị cũng được đầu tư để xây dựng hệ thống CSDL và áp dụng GIS nhưng do việc đầu tư không có tính đồng bộ và thiếu bền vững, nên chỉ giải quyết được một số mục tiêu ngắn hạn và không hiệu quả, thậm chí nhiều trung tâm được thành lập chỉ được vài năm đã nhanh chóng lạc hậu và không sử dụng được.

Thực tế khoảng 20 năm nay đã có sự phát triển của GIS, nhưng việc áp dụng thực sự hiệu quả đối với công tác quy hoạch và quản lý đô thị còn rất bất cập và khó khăn. Do đó, để nghị định và các thông tư hướng dẫn áp dụng GIS đối với quản lý phát triển đô thị đi vào cuộc sống đòi hỏi phải có nhiều chính sách và cơ chế đồng bộ như tăng cường năng lực đồng bộ từ trung ương đến địa phương; đầu tư phần cứng và phần mềm thích hợp; thống nhất bộ chỉ số thông tin; tích hợp thông tin; cập nhật thông tin theo hàng quý và hàng năm; duy trì cơ chế đầu tư cho công tác nâng cấp hàng năm; trao đổi thông tin đa chiều đa cấp theo các mục tiêu quản lý cụ thể.

GIS vốn là chủ đề nóng trên thế giới và gần đây - là công nghệ đang rất được chú ý tại Việt Nam. GIS có rất nhiều ứng dụng trong khoa học nghiên cứu, trong phục vụ đời sống, dịch vụ công ích, quản lý đất đai, quản lý đô thị, hạ tầng kỹ thuật và nhiều lĩnh vực khác.

Những thành tựu đáng kể nhất mà GIS đem lại được cả thế giới quan tâm hiện nay là cung cấp các thông tin giúp phòng tránh thiên tai, GIS với vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Tại Việt Nam, công nghệ GIS cũng được thí điểm khá sớm, từ cuối thập niên 80 và đến nay đã được ứng dụng trong khá nhiều nghành như quy

đồ, địa chính, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị...Những ứng dụng ban đầu tuy ở mức độ vi mô trong một số chuyên nghành hẹp nhưng đã mang lại những hiệu quả bước đầu.

Hiện nay công nghệ GIS đã và đang được ứng dụng phổ biến, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Công nghệ GIS phát triển đã tạo điều kiện cho việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên cơ sở các loại bản đồ dạng số, giúp cho việc xử lý, quản lý và khai thác thông tin đất đai một cách hiệu quả, đặc biệt bản đồ địa chính được xây dựng bằng công nghệ số có độ chính các cao, chi tiết đến từng thửa đất, đáp ứng yêu cầu về chất lượng phục vụ cho việc cấp GCNQSDĐ, là cơ sở để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, kiểm kê tài nguyên, kiểm soát môi trường, xây dựng phát triển... Nhiều tỉnh, thành phố trong đó có: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng đã xây dựng xong dự án khả thi ứng dụng GIS cho quản lý hành chính và nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Công nghệ GIS đã trở thành một trong những ứng dụng quan trọng bậc nhất không thể thay thế được của công nghệ thông tin. GIS là công cụ đắc lực cho các hoạt động điều tra cơ bản và quản lý tổng hợp các nguồn tai nguyên tự nhiên, môi trường và cho các mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau. Các chương trình, dự án đã và đang được triển khai rộng rãi ở Thành phố Hồ Chí Minh, như phần mềm hệ thống thông tin đất đai VILIS và nhiều phần mềm chuyên nghành quản lý đất đai, nhà ở do Công nghệ thông tin, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các tỉnh, thành phố chủ động triển khai.

Hội thảo "Ứng dụng GIS toàn quốc 2016" với chủ đề "Vì một trái đất bền vững" dã được tổ chức ngày 10/12, tại thành phố Huế, Đại học Huế tổ chức. Hội thảo thu hút 300 nhà khoa học, nhà quản lý, cán bộ giảng viên các trường Đại học, các Viện và các Trung tâm nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước.

Tại hội thảo, các nhà khoa học quốc tế cùng trao đổi, chia sẻ những kết quả nghiên cứu ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS), viễn thám trong các lĩnh vực: Biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên bền vững; Phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững; Phát triển đô thị và công nghiệp; Công nghệ GIS…. Đồng thời, thảo luận về sự hợp tác nghiên cứu và phát triển trong thời gian tới; nâng cao năng lực ứng dụng GIS, GPS và Viễn thám trong nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước, giảng dạy tại Việt Nam.

Các đại biểu cũng tập trung vào các vấn đề đáng chú ý như: Ứng dụng công nghệ viễn thám trong theo dõi, đánh giá nhanh diễn biến khô hạn, thí điểm tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; Ứng dụng Gis và phương trình Usle trong đánh giá xói mòn đất ở tỉnh Kon Tum; Sử dụng dữ liệu mở (opendata) trong ứng phó thiên tai, ngập lụt; Ứng dụng viễn thám và Gis đánh giá xu thế đô thị hóa ở TP Hồ Chí Minh; Xây dựng hải đồ điện tử nâng cao phục vụ cho quản lý các hoạt động của tàu trong cảng; Mtool, VCoord, Psearch bộ ứng dụng di động Androi phục vụ công tác đo đạc bản đồ...

Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, từ năm 2005, Thừa Thiên - Huế đã bắt đầu khởi động dự án xây dựng hệ thống thông tin địa lý GISHue. Đến nay, hệ thống GISHue đã trở thanh một hệ thống tập trung nhằm quản lý, cập nhật nhằm khai thác dữ liệu địa lý của tất cả các lĩnh vực, ứng dụng liên quan.

Hiện tại trên hệ thống này đã tích hợp hơn 180 bản đồ của 14 sở, ngành của tỉnh với hơn 322 lớp dữ liệu, đã tích hợp 8 bản đồ quy hoạch đô thị, 8 đồ án quy hoạch ngành, lĩnh vực và các kết quả từ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ liên quan đến GISHue. Hệ thống GISHue đã dần tiến tới trở thành công cụ thẩm định quy hoạch và cấp phép trực tuyến.

Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước và cho đến nay, GIS đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trên toàn thế giới. Để hỗ trợ việc ra quyết định trong các vấn đề phát sinh liên quan đến quy chiếu địa lý quy mô địa phương đến toàn cầu, GIS đã trở thành nền tảng công nghệ đặc biệt hữu dụng.

GIS là công cụ để tích hợp và quản lý thông tin đa ngành trong các lĩnh vực như: Chính phủ điện tử, quản lý các dịch vụ xã hội, phòng chống dịch bệnh, chống khủng bố, bảo tồn đa dạng sinh học, dịch vụ sinh thái môi trường, ứng phó với biển đổi khí hậu và quản lý thảm họa, quản lý tài nguyên và môi trường, bảo vệ quốc phòng an ninh biển đảo…chính xác và kịp thời. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc nắm bắt và xử lý thông tin sớm nhất, nhanh và chính xác nhất góp phần quan trọng vào thành công của mỗi tổ chức cá nhân trong đó GIS là công cụ đắc lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)