Tình hình dịch bệnh lmlm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình bệnh lở mồm long móng, phân tích các yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh lở mồm long móng trên đàn dê nuôi tại tỉnh luongphabang, lào (Trang 31)

2.4.1. Trên thế giới

Lần đầu tiên, bệnh LMLM được Frascastorius phát hiện và mô tả vào năm 1514 ở Ý, sau đó bệnh được phát hiện ở Bắc Ý, Pháp, Anh và nhiều nước châu Âu khác (Hyattsville, 1991). Năm 1897, tác nhân gây bệnh được hai nhà khoa học người Đức có tên là Loeffler và Frosch tìm ra, tác nhân này được chứng minh là có thể qua được màng lọc (Đào Trọng Đạt, 2000). Những năm đầu thế kỷ 20 (1920), nhiều công trình nghiên cứu chi tiết về bệnh này mới được thực hiện (Andersen, 1980). Năm 1922, Valée và Carré phát hiện ra tính đa dạng của huyết thanh miễn dịch chống virus (type O và A), năm 1926 Waldman và Trautwein tìm ra virus type C, Lawrence cũng phát hiện ra type SAT1, SAT2, SAT3 từ các mẫu bệnh phẩm gửi đến từ châu Phi, type Asia1 từ Ấn Độ, Miến Điện và Hồng Kông.

Ở châu Âu: Cuối thế kỷ 19, bệnh xuất hiện ở Nga, sau đó lây lan nhanh sang nhiều nước châu Âu khác như Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Hung ga ri, Áo, Đan Mạch, Pháp, Ý làm cho hàng chục triệu trâu bò mắc bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Từ 1951 đến 1954, dịch LMLM phát sinh ở Tây Đức, sau đó lây sang nhiều nước như Hà Lan, Bỉ, Luých-xăm-bua, Pháp, Anh, Ý, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Ba Lan. Năm 2000, Hy Lạp xảy ra 14 ổ dịch LMLM type Asia1, theo kết quả điều tra từ Thổ Nhĩ Kỳ (Văn Đăng Kỳ, 2008). Năm 2001 dịch nổ ra ở vùng Đông Nam nước Anh, sau đó dịch lây lan ra khắp nước Anh, Scốt- len, xứ Uên, Bắc Ai len, Cộng hoà Ai-len, Hà Lan và Pháp.

Ở châu Mỹ: Từ 1870 Đến 1929, xuất hiện 9 ổ dịch tại các bang của Mỹ như New England, Porland, Maine (1880), Boston, New England (1884), chủ yếu là do nhập khẩu gia súc mang trùng từ nước khác. Năm 1870, bệnh cũng phát ra ở Canada. Tại Mexico, dịch phát ra trong các năm 1946 - 1954, tại Canada năm 1951-1952 và Argentina năm 1953 (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958).

Năm 2000 dịch LMLM xảy ra ở Nam Bra-xin (type O), Áchen ti na (type A), U ru guay (type O), Bo li via (type O và A), Co-lum-bia (type O và A), Peru (type A), Ecuado (type O).

Ở châu Phi: Dịch LMLM xảy ra tại nhiều nước, cả ở Bắc Phi và Nam Phi (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Năm 2001 dịch LMLM type O xảy ra ở Uganda, tại Malawi type SAT1, tại Zimbawe type SAT2.

Ở châu Á: Dịch LMLM xảy ra khá trầm trọng. Bệnh phát sinh ở Ấn Độ (1929, 1952...), In đô nê xia (1952), Phi lip pin (1902), My an ma (1936, 1948), Ma lay xia (1939), Thái Lan (1952), Cam pu chia (1931, 1946, 1952), Trung Quốc (1951) (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Nhìn chung có 3 type thường xuyên gây bệnh LMLM ở khu vực các nước Đông Nam Á đó là type O, A và Asia1 (Văn Đăng Kỳ, 2008).

Năm 2000, tại châu Á có trên 30 quốc gia có bệnh LMLM. Các type huyết thanh lưu hành chủ yếu là type O (24 quốc gia, trong đó có Việt Nam), type A (6 quốc gia), Asia1 (Thái Lan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Grudia), SAT2 (ở Ảrập Xê út, Ku uết), một số quốc gia khác (Ác men nia, Azer bai jan, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ấn độ) chưa xác định được type virus (Thomson, 2002).

Trong những năm gần đây, các nước như Trung Quốc, Lào, Căm pu chia, Thái Lan, Ma lay xia, Miến Điện đều báo cáo các ổ dịch LMLM trên gia súc:

Virus LMLM thu thập vào tháng 10 năm 2012 tại miền nam Thái Lan tất cả đều cùng loại A/ASIA Sea-97. Dịch LMLM mới đã được báo cáo trong tháng 7 năm 2013 ở bayan – ULGII, Tây Mông Cổ (gần biên giới Trung Quốc và nằm trong phạm vi 25 - 30 Km từ biên giới Nga và từ Đông Kazakhstan) gây ra bởi loại virus LMLM type A. Các sublineage chưa rõ.

Theo báo cáo tình hình dịch bệnh LMLM hàng tháng trên thế giới của tổ chức FAO vào tháng 6 năm 2013 (Donald King, 2013). Từ năm 2010 đến 2013 virus LMLM chia làm 7 vùng (pool) tùy thuộc vào đặc điểm của virus. Các nước thuộc vùng Đông Nam Á và Trung Quốc thuộc vùng 1 (pool 1).

Virus LMLM có 07 Serotype: O, A, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT3 và C, từ 2004 không phát hiện được serotype C.

Virus LMLM lưu hành tại vùng 1 và vùng 2, cả hai vùng đều có 03 Serotype virus LMLM lưu hành là O, A và Asia 1, nhưng đặc điểm của các virus này là khác nhau giữa hai vùng.

LMLM type A/Iran-05 đã gây ra một đợt bùng phát ở Krasnodar Krai, Tây Nam nước Nga (subtype chưa biết) và chưa có sẵn loại vác xin phù hợp với virus này. FAO đánh giá có nguy cơ lan rộng của virus này trong vùng.

LMLM type A /ASIA Sea-97 lưu hành trong khu vực giữa Đông Á vào năm 2012 - 2013. Phân tích di truyền của loại virus LMLM type A (A GDMM-CHA - 2013 - S (LVRI)), được thu thập tháng 3 năm 2013 từ gia súc và dê ở Bắc Trung Quốc (Quận Chengbey, Tây Ninh, Thanh Hải) và kiểu gen của một virus phân lập ở Nga (A/Zabaikalsky/RUS/2013) được lấy mẫu vào tháng 3 năm 2013 từ gia súc trong Molodezhny, huyện Priargunsky, Zabaikalsky kray, Đông - Nam Liên Bang Nga (gần biên giới Trung Quốc) cho thấy mối quan hệ di truyền gần gũi (cả hai đã có đặc tính di truyền tương đồng 99,06 % trong vùng mã hóa VP1).

Trong năm 2013 có số ca bệnh do serotype A gấp 3 lần số ca bệnh do serotype O (Donald King, 2013).

Virus LMLM thu thập vào tháng 10 năm 2012 tại miền Nam Thái Lan (Nakhon Pathom). Tất cả đều cùng loại A/ASIA Sea-97. Dịch LMLM mới đã được báo cáo trong tháng 7 năm 2013 ở Bayan - ULGII, Tây Mông Cổ (gần biên giới Trung Quốc và nằm trong phạm vi 25-50 km từ biên giới Nga và từ Đông Kazakhstan) gây ra bởi loại virus LMLM type A. Các sublineage di truyền vẫn chưa rõ.

Một số subtype của virus LMLM type A - Iran 05 vẫn còn hiện diện trong khu vực kiểu dịch địa phương của vùng Tây Âu - Á vào năm 2013 và đã được báo cáo như sau: A/Asia /Iran-05 SIS -12 (Pakistan); A/ Asia /Iran-05 SIS-10 (tương đồng 100% với phân lập từ Pakistan vào năm 2012) và A/ Asia /Iran- 05 AFG -07 (Iran) và A -05 Iran SIS -10, A -05 Iran USK11, A -Iran -05 WES -11, A - Iran 05 AMS12; A- BAB12 Iran -05 (Thổ Nhĩ Kỳ). Sau khi phân tích dữ liệu di truyền cho thấy, chủng virus LMLM mới đã nhanh chóng lây lan từ Nam Á (Thái Lan, Việt Nam) đến khu vực phía Bắc Trung/Đông Á, từ Nam và Đông Âu - Á (Pakistan, Iran) đến các vùng lãnh thổ Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ) đặt ra mối đe dọa cho châu Âu.

Nhiều đợt dịch LMLM bùng phát do virus LMLM type A và O đã được báo cáo của Bộ Nông nghiệp ở các vùng khác nhau của Trung Quốc. Ở Tây - Nam Trung Quốc, tỉnh Vân Nam - ổ dịch serotype A ở gia súc tại một ngôi làng ở Shangri La County; 1.767 gia súc bị giết. Ở Trung Quốc sự lưu hành virus LMLM

chủ yếu là type O (O/Mya-98) và Panasia. O (O/Mya-98) chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc, mặc dù gia súc và dê/cừu cũng có thể có một số trường hợp có dấu hiệu lâm sàng. Tuy nhiên, loại O (O/Panasia) chủ yếu ảnh hưởng đến trâu, bò.

Trong 7 type virus Type A là type có số lượng biến chủng lớn nhất, làm cho việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh gặp nhiều khó khăn. Trong tháng 10 năm 2012 phòng thí nghiệm tham chiếu của Thế giới Fibright đã nhận được 360 mẫu bệnh phẩm, có 290 mẫu bệnh phẩm đạt tiêu chuẩn phân lập, kết quả phân lập có 5 serotype được phát hiện là O, A, SAT1, SAT2, Asia1. Số ca bệnh do serotype A gấp 2 lần số ca bệnh do serotype O, khoảng 30% số mẫu gửi đến phòng thí nghiệm tham chiếu của Thế giới là không đạt yêu cầu xét nghiệm (Ngô Thanh Long, 2013).

Ở Trung Quốctrong năm 2013 số ca bệnh do serotype A gấp 3 lần số ca bệnh do serotype O (Donald King, 2013).

Tại Thái lantrong 3 năm liên tục từ 2011 - 2013 số ca bệnh do serotype A gấp 2 lần số ca bệnh do serotype O. Trong hai năm 2012 - 2013 đã có 7 mẫu được thu thập và gửi đến WRL để giải trình tự. Tất cả đều là type A SEA - 97. Có sự liên quan rất chặt chẽ (giống 99,06% cấu trúc protein VP1) với ASEA - 97 phân lập từ Nga và Trung Quốc. Điều này cho thấy virus LMLM đã lưu hành phổ biến trên phạm vi rộng lớn trong một thời gian tương đối ngắn, mối đe dọa nguy cơ nhiễm bệnh của gia súc trong khu vực, trong vùng lân cận và sự lây lan nhanh chóng của các vi rut subtype mới.

Tại Campuchia dịch LMLM từ năm 2011 - 2013 chỉ phát hiện được serotype O (Donald King, 2013)

Ta ̣i Viê ̣t Nam năm 2011 -2013 virus LMLM chỉ phát hiện được serotype O, A (Donald King, 2013)

Từ năm 2013 đến 2017 virus LMLM chia làm 7 vùng (pool) tùy thuộc vào đặc điểm của virus.

Virus LMLM có 07 Serotype: O, A, Asia 1, SAT 1, SAT 2 và SAT3. Virus LMLM lưu hành tại vùng 1, 2 và vùng 3, cả ba vùng đều có 03 Serotype virus LMLM lưu hành là O, A và Asia 1. Vùng 4 là Serotype O, A, SAT 1, SAT 2 và SAT3. Vùng 5 là Serotype O, A, SAT 1 và SAT 2. Vùng 6 là Serotype O, A, SAT 1, SAT 2 và SAT3. Vùng 7 là Serotype O và A (Daniel Gizaw, 2018).

Hı̀nh 2.1. Sự lưu hành theo đặc điểm của virus LMLM thành các vùng trên thế giới từ 2013 – 2017

Nguồn: Daniel Gizaw (2018)

2.4.2. Tại Lào

Ở Lào, dịch lây lan rộng từ năm 1980. Tỷ lệ mắc bệnh LMLM ở Lào bị ảnh hưởng bởi nhu cầu buôn bán động vật quốc tế bất hợp pháp với các quốc gia.

Các mẫu từ các ổ dịch nghi ngờ LMLM tại thành phố Viêng Chăn đã đệ trình lên Cục Chăn nuôi và Thủy sản (Department of Livestock and Fisheries, DLF) vào năm 1996 trước khi thành lập phòng thí nghiệm dự án được đánh giá theo kiểu sero type Asia1.

Năm 1997 ta ̣i tı̉nh Luongphabang, Chăm Pa Sắc và Sa Văn Na Khêt với tổng số 1204 dê được thu thập từ 58 thôn của 13 huyện. Kết quả từ các mẫu thu thập cho thấy loại sero trội nhất là type O với tỷ lệ 16,4% ở Luongphabang và 23,4% ở tỉnh Chăm Pa Sắc. Lại sero-type A và Asia1 cũng phát hiện nhưng ở mức độ thấp. Tổng số 26 mẫu được đưa ra để chẩn đoán từ tháng 12/1997 đến Tháng 12 năm 1998, trong đó 10 mẫu là type O, 3 mẫu là type Asia I và 13 mẫu là âm. Năm 1998, dịch LMLM đã được báo cáo vào đầu năm tại huyện Vangvieng của tỉnh Viêng Chăn, đã được đánh giá là type Asia1. Vào tháng 9 năm 1998, một vụ dịch LMLM lớn hơn đã được báo cáo ở huyện Sa Ma Khy Xay tỉnh Ắt Ta ̣ Pư sau đó lan sang bốn huyện khác của tỉnh và huyện Pac Song của tỉnh Chăm Pa Sác. Nó sẽ xuất hiện, dịch LMLM lan truyền từ Ắt Ta ̣ Pư đến Chăm Pa Sác sau sự di chuyển của các động vật bị ảnh hưởng dọc theo Quốc lộ 10 nối hai tỉnh. Số lượng động vật lớn trong vụ dịch Ắt Ta ̣ Pư và Chăm Pa Sác được ước tính bị ảnh

hưởng bởi dịch LMLM là 5.810 con trong tổng số 27.600 con vật (21%). Các mẫu được thu thập từ các loài động vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gửi đến Phòng thí nghiệm LMLM thế giới, Pừbright, Vương quốc Anh, nơi mô tả chi tiết các mẫu hiện đang được tiến hành. Nguồn gốc của sự bùng phát ở các tỉnh Attapeu và Champassak vẫn chưa được xác định (Vongthilath et al.,1998).

Năm 2003 ở mô ̣t số tı̉nh của Lào bệnh phát ra nhiều tại các tỉnh giáp biên giới nhưng Không có thông tin chi tiết.

Năm 2008 bệnh LMLM xảy ra ở tỉnh Ắt Ta ̣ Pư làm 285 con gia súc mắc bệnh (Attapeu veterinary office, 2008). Tháng 2 năm 2008 bệnh LMLM xảy ra ở huyê ̣n Thu La Khôm, tı̉nh Viêng Chăn làm 540 con dê mắc bê ̣nh, 23 con bi ̣ chết (Manichanh, 2008).

Năm 2010 dịch LMLM xảy ra ta ̣i huyê ̣n Viêng Xay, tı̉nh Hua Phăn làm 310 con gia súc mắc bệnh trong đó có 2 con trâu, 15 con dê bị chết (Houaphanh veterinary office, 2010).

Từ năm 2012 - 2014 bệnh LMLM đã xảy ra ở mô ̣t số tı̉nh nhưng không có thông tin chi tiết.

Tháng 4 năm 2015 bê ̣nh xảy ra ở huyê ̣n Xăng Thong và huyê ̣n Pác Ngưm, Thủ đô Viêng Chăn làm 3.108 con dê mắc bê ̣nh (Department of Livestock, 2015) .Năm 2016 dịch LMLM xảy ra tại tı̉nh Chăm Pa Sắc làm 200 con dê mắc bệnh 40 con bi ̣ chết (Champasack veterinary office, 2016).

Năm 2017 dịch phát ra mạnh tại các tı̉nh miền bắc.

-Tı̉nh Hua Phăn: Di ̣ch xảy ra tại huyê ̣n Mương Ét, huyện Xăm Tay, huyê ̣n Xiêng Kho và huyê ̣n Xăm Nưa làm 10.413 con dê mắc bê ̣nh, 119 con dê bi ̣ chết (chi cu ̣c Thú y tı̉nh Hua Phăn, 2017). Cuối năm 2017 ta ̣i huyê ̣n Viêng Xay, bê ̣nh LMLM xảy ra làm 3.600 gia súc mắc bê ̣nh, 729 con dê bi ̣ chết do virus serotype O (Ngutvilai, 2017).

-Tı̉nh Luongphabang: Bệnh LMLM phát ra tại các huyê ̣n làm 1.917 con dê mắc bệnh do virus serotype O (Luongphabang veterinary office, 2017).

-Tı̉nh Xay Nha ̣ Bu Ly: Huyê ̣n Khóp, huyê ̣n Bo Ten Bệnh LMLM phát ra tại các huyê ̣n giáp biên giới Thái Lan nhưng Không có thông tin chi tiết (Department of Livestock, 2017).

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

-Địa điểm: Huyện Phonxay, tỉnh Luongphabang.

-Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm Cục Thú y Lào.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

-Thời gian: Tháng 11/2017 đến tháng 7/2018

3.3. ĐỐI TƯỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Đàn dê nuôi ta ̣i tı̉nh Luoangphabang.

-Mẫu bệnh phẩm biểu mô mụn nước của dê mắc bệnh LMLM.

Vật tư, hóa chất:

-Bộ kit ELISA dùng để phát hiện các kháng nguyên của virus LMLM với các serotypes O, A, C, và Asia1 của Pirbright - UK.

-Hóa chất cần thiết: các hóa chất tinh khiết của Merck như NaOH, HCl, H2SO4, Na2HPO4, KH2PO4, đỏ phenol, nước đề ion.

-Thiết bị: Hệ thống thiết bị dùng trong phân tích, xét nghiệm và chẩn đoán bệnh của Trung tâm chẩn đoán thú y.

-Xác định type virus O, A, C, Asia 1 gây bệnh LMLM ở dê dựa theo phương pháp xét nghiê ̣m cu ̣c thú y Lào.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài gồm 3 nội dung nghiên cứu:

- Tình hình chăn nuôi dê và tình hình dịch LMLM ở dê tại tı̉nh Luongphabang năm 2017.

- Đánh giá các yếu tố nguy cơ gây bệnh LMLM tại huyện Phonxay, tı̉nh Luongphabang năm 2017.

- Xác định type virus LMLM trên địa bàn huyện Phonxay, tı̉nh Luongphabang năm 2017.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Tình hình chăn nuôi dê và tình hình dịch LMLM ở dê trên địa bàn huyện Phonxay tỉnh Luang Pha Bang năm 2017 Phonxay tỉnh Luang Pha Bang năm 2017

và tình hình dịch bệnh LMLM ở dê được thu thập thông qua các tài liệu lưu trữ của Cục thống kê, Chi cục thú y, Trạm thú y (số liệu thứ cấp) về các chỉ tiêu:

+ Tổng số dê (con)

+ Số dê mắc bệnh LMLM (con) + Số dê bị tiêu hủy (con)

- Tiến hành dùng bảng hỏi (phiếu điều tra) để điều tra các hộ chăn nuôi; Kết hợp phỏng vấn sâu cán bộ thú y cơ sở để thu thập thêm thông tin.

Xử lý bằng phầm mềm Microsoft Excel 2016 các số liệu trên để nắm được tình hình chăn nuôi dê và tình hình dịch LMLM ở dê tại Luang Pha Bang năm 2017.

3.5.2. Đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan bệnh LMLM ở dê trên địa bàn huyện Phonxay, tı̉nh Luongphabang năm 2017 dê trên địa bàn huyện Phonxay, tı̉nh Luongphabang năm 2017

Điều tra thu thập các dữ liệu, số liệu qua các phiếu điều tra trực tiếp dựa trên các yếu tố đánh giá, phỏng vấn sâu cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi về các thông tin bao gồm:

-Đường giao thông chính.

-Gần chợ buôn bán giết mổ động vật và sản phẩm động vật.

-Không tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

-Nguồn gốc con giống không rõ ràng.

-Không sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ.

-Bán chạy dê.

Xử lý bằng phầm mềm Microsoft Excel 2016 các dữ liệu để biết được số hộ chăn nuôi dê mắc bệnh và không mắc bệnh LMLM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình bệnh lở mồm long móng, phân tích các yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh lở mồm long móng trên đàn dê nuôi tại tỉnh luongphabang, lào (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)