Các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của lợnnái Landrace và Yorkshire

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sức sản xuất của đàn lợn nái landrace và yorkshire nuôi tại trung tâm giống lợn hạt nhân hưng việt, huyện khoái châu hưng yên (Trang 47 - 50)

Các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của lợn nái Landrace và Yorkshiređược trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của lợn nái Landrace và Yorkshire

Chỉ tiêu Landrace Yorkshire

n Mean SD n Mean SD

Tuổi phối giống lần đầu 226 256,80 52,97 340 260,67 56,84

Tuổi đẻ lứa đầu 226 371,12 54,84 340 372,95 46,04

Thời gian cai sữa 587 22,99 3,32 1029 22,70 3,07

Khoảng cách lứa đẻ 414 146,43 10,98 814 146,31 12,21

Số lứa/nái/năm 414 2,50 0,16 814 2,51 0,16

+ Tuổi phối lần đầu (ngày):

Đối với lợn cái hậu bị việc xác định tuổi phối lần đầu rất quan trọng trong việc lập kế hoạch đưa gia súc vào làm giống.

Theo kết quả ở bảng 4.1, tuổi phối lần đầu của lợn nái Landrace và Yorkshire lần lượt là: 256,80 và 260,67 ngày. Như vậy, tuổi phối lần đầu của lợn Landrace thấp hơn so với lợn Yorkshire. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa (P>0,05). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với các thông báo của các tác giả như Đinh Văn Chỉnh và cs (2001) cho biết tuổi phối lần đầu của lợn Landrace và Yorkshire tương ứng là 254,11 và 282 ngày.

+ Tuổi đẻ lứa đầu (ngày):

Tuổi đẻ lứa đầu có liên quan chặt chẽ với tuổi phối giống lần đầu, tỷ lệ đậu thai, các yếu tố ngoại cảnh bất lợi đều làm thay đổi tuổi đẻ lứa đầu, chỉ tiêu này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Để đạt được năng suất

sinh sản của lợn nái và hiệu quả cao thì phải đưa gia súc cái vào thai thác hợp lý, đúng thời điểm.

Bảng 4.1. cho biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn Landrace và Yorkshire lần lượt là: 371,12 và 372,95 ngày. Như vậy tuổi đẻ lứa đầu của lợn Landrace cao hơn so với lợn Yorkshire. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa (P>0,05). Kết quả thu được thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả như Đinh Văn Chỉnh và cs (1995) cho biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Landrace là 367 ngày, của Yorkshire là 396,3 ngày; Phan Xuân Hảo (2006) chỉ tiêu của hai giống trên đạt tương ứng là 370,41 ngày và 364,52 ngày. Có được kết quả trên là do Trung tâm đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc thích hợp đối với lợn cái hậu bị, nhất là việc sử dụng thức ăn cho từng giai đoạn hợp lý và sử dụng biện pháp kích thích động dục đã làm giảm tuổi phối giống lần đầu mà vẫn đảm bảo điều kiện cần và đủ về tuổi và khối lượng phối giống. Trên cơ sở đó rút ngắn được tuổi đẻ lứa đầu, giảm chi phí trong giai đoạn nuôi hậu bị, qua đó sẽ góp phần tăng hiệu quả trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.

+ Thời gian cai sữa (ngày):

Thời gian cai sữa ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng cách lứa đẻ, thời gian động dục sau cai sữa do vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái/năm. Tùy thuộc vào điều kiện và kỹ thuật chăn nuôi của từng cơ sở mà thời gian cai sữa sớm hay muộn.

Thời gian cai sữa của lợn con ở trang trại trong khoảng từ 21-35 ngày. Có sự biến động trong thời gian cai sữa cho lợn con do phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh, khả năng tiết sữa của lợn mẹ và phụ thuộc vào việc ghép đàn khi cai sữa. Trung bình thời gian cai sữa của đàn lợn Landrace ở trang trại là 22,99 ngày và Yorkshire là 22,70 ngày. Như vậy, thời gian cai sữa của lợn Landrace cao hơn so với lợn Yorkshire. Tuy hiên sự sai khác này là không có ý nghĩa (P>0,05). Lợn con từ 5 ngày tuổi bắt đầu tập ăn, thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng cho sự phát triển của lợn, hạn chế sự hao hụt của cơ thể lợn mẹ, tập trung dưỡng chất cho lứa đẻ tiếp theo.

+ Khoảng cách lứa đẻ (ngày):

Khoảng cách lứa đẻ bao gồm: Thời gian mang thai, thời gian nuôi con và thời gian chờ phối. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu suất sinh sản ở lợn. Khoảng cách lứa đẻ càng ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ/ nái/ năm. Vì vậy trong chăn nuôi người ta luôn tìm phương pháp rút ngắn thời gian này xuống để tăng hiệu quả sản xuất.

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, khoảng cách lứa đẻ của giống Landrace và Yorkshire là 146,43 ngày và 146,31 ngày. Như vậy, khoảng cách lứa đẻ ở lợn nái Landrace và lợn nái Yorkshire là tương đương nhau.

Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Văn Chỉnh và cs (2001) khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Landrace là 169,93 ngày và 171,31 ngày đối với Yorkshire. Như vậy kết quả của chúng tôi đưa ra thấp hơn của tác giả trên. Sự sai khác này chủ yếu do thời gian cai sữa của lợn con và thời gian phối giống có chửa ở các nghiên cứu là khác nhau.

+ Số lứa/nái/năm:

Số lứa đẻ/nái/năm trên đàn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại trang trại lần lượt là 2,5 và 2,51. Số lứa/nái/năm trên đàn nái Landrace và Yorkshire là tương đương nhau.

Theo Đoàn Xuân Trúc và cs (2000), số lứa đẻ/nái/năm của Landrace là 2,21 lứa; của Yorkshire là 2,23 lứa.Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đối cao so với nghiên cứu của các tác giả. Sự chênh lệch này do ở trại đã thực hiện rút ngắn hiệu quả một số giai đoạn như thời gian chờ phối và thời gian cai sữa.

Kết quả trên cho thấy các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của hai giống Landrace và Yorkshire là gần tương đương nhau và phù hợp với đặc điểm sinh lý giống.

Các chỉ tiêu tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Landrace và Yorkshire được thể hiện ở biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.1. Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách lứa đẻ

0 100 200 300 400 500

Tuổi phối giống lần đầu Tuổi đẻ lứa đầu Khoảng cách lứa đẻ

( n g à y ) Landrace Yorkshire

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sức sản xuất của đàn lợn nái landrace và yorkshire nuôi tại trung tâm giống lợn hạt nhân hưng việt, huyện khoái châu hưng yên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)