a. Các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của lợn cái Landrace và Yorkshire
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Tuổi động dục lần đầu (ngày)
- Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
- Thời gian cai sữa (ngày)
- Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
b. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire và năng suất sinh sản của lợnnái Landrace và Yorkshire qua các lứa đẻ
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Số con sơ sinh/ổ (con)
- Số con sơ sinh sống/ổ (con)
- Số con cai sữa/ổ (con)
- Tỷ lệ sơ sinh sống (%)
- Khối lượng sơ sinh/ ổ (kg)
- Khối lượng cai sữa/con (kg)
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
3.2.2. Tiêu tcai sữa/ổ (kg)g)ồm:̣n nái Landrace và Yorkshire và năng suất s
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Thức ăn giai đoạn chờ phối (kg)
- Thức ăn giai đoạn mang thai (kg)
- Thức ăn giai đoạn nuôi con (kg)
- Thức ăn tập ăn cho lợn con (kg)
- Thức ăn thu nhận (kg)
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
- Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa
3.2.3. Sinh trưởng và HQHCTA của đàn lợn con lai cai sữa – 60 ngày tuổi
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg) - KL lợn con 60 ngày/ổ (kg) - Tổng TA từ CS- 60 ngày/ổ (kg)
- HQCHTA từ CS- 60 ngày tuổi (kgTĂ/ kg tăng KL)
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.3.1. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc 3.3.1. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc
a) Nuôi dưnuôi dưỡng và chăm sócm sómang thai * Chuôi dưnuôi dưỡng và chăm sócm sóm
ChChuôi dưnuôi dưỡng và chăm sóc - Có ngodưnuôi dưỡng và chăm sócm s
- Kh ngodưnuôi dưỡng và chăm sócm sómang thailai cai sữa – 60 ngày - Lông da mưôi dưỡng và chăm sócm sómang thailai ca
- Không có khuydưỡtật, thân hình cân đối, có sự liên kết hài hòa giữa các phần của cơ thể: đầu - cổ, vai- ngực, lưng sườn bụng và mông.
- Bốn chân thẳng khỏe, không dị tật, chân đi bằng móng không đi bằng bàn chân.
- Có từ 12 vú trở lên, phân bố cách đều. Đầu vú lộ rõ (núm vú dài) - Âm hộ phát triển bình thường không có dị tật.
* Chăm sóc nuôi dưỡng lợn hậu bị
Lợn hậu bị khi đã chọn thành thục tính cho ăn:1,8-2kg/ngày.
Nếu cho ăn nhiều quá: lợn quá béo sẽ động dục thất thường hoặc không động dục, khó thụ thai, tỷ lệ chết phôi cao, đẻ ít con.
Nếu cho ăn ít quá: lợn gầy, chậm động dục, thiếu sữa để nuôi con ở lứa đẻ đầu, hao mòn lợn nái sau cai sữa cao.
* Phối giống
Phát hiện lợn nái động dục và phối giống
Chu kỳ động dục ở lợn nái thường là 21 ngày (dao động từ 17- 23 ngày). Thời gian động dục 3-4 ngày.
Lợn nái sau khi cai sữa lợn con khoảng 4 đến 7 ngày sẽ động dục trở lại. Phát hiện nái động dục là quan trọng nhất trong công tác phối giống. Cần kiểm tra mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Nên kiểm tra động dục vào lúc 5- 6 giờ sáng và lúc 5-6 giờ chiều là lúc lợn thường có biểu hiện triệu chứng động dục rõ rệt nhất.
Để phát hiện chính xác thời điểm lợn nái động dục, cần nắm vững chu kỳ động dục và các quan sát biểu hiện của lợn nái.
* Biểu hiện động dục ở lợn nái :
- Ngày động dục thứ nhất: Lợn nái đi lại kêu rít muốn nhảy ra khỏi chuồng, kém ăn, phá máng. Âm hộ sưng mọng, đỏ hồng, căng bóng. Nước nhờn chảy ra ngoài âm hộ lỏng, trong và chưa keo dính.
- Ngày động dục thứ hai: lợn nái ở trạng thái yên tĩnh hơn, ít kêu rít, nhưng chưa chịu đứng im khi con khác nhảy lên lưng.
- Ngày động dục thứ ba: trạng thái yên tĩnh càng rõ nét. Khi dùng tay ấn hoặc ngồi lên lưng lợn, lợn sẽ đứng yên (trạng thái mê ì). Nước nhờn đã chuyển sang trạng thái keo dính, âm hộ màu mận chín, đây là thời điểm phối giống thích hợp.
- Ngày động dục thứ tư: Trạng thái mê ì giảm dần, càng về cuối ngày lợn nái càng không thích gần lợn đực nữa. Âm hộ teo dần trỏ về bình thường, nước nhờn chảy ra ít, màu trắng đục, không dính,đuôi úp che âm hộ.
Thời gian kiểm tra đông dục trong ngày: dẫn đực kiểm tra, sáng hai lần, chiều hai lần.
+ Dẫn lợn nọc đi trước mặt lợn nái, nếu xác định lên giống thì dẫn nái về dãy chuồng phối theo tuần, phối xong không di chuyển lợn.
* Chuẩn bị lợn cái
- Trước khi phối phải vệ sinh sạch sẽ lợn cái, bằng nước và khăn giấy, ấn nhẹ vùng mông hoặc kích thích âm hộ lợn nái để lợn đứng yên.
Cần quan tâm đến các yếu tố sau:
+ Phối giống lần đầu (phối giống cho lợn cái hậu bị), tuổi phối giống lần đầu7,5- 8,5 tháng tuổi. Lợn hậu bị cần đạt đến khối lượng phù hợp:140kg lợn hậu bị ở lần động dục đầu tiên, vì cơ thể lợn phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng lần đầu ít… nếu phối giống thì số lượng con đẻ ra ít. Vì vậy nên phối giống những con lợn đã qua 2 lần động dục trở lên.
Cần phải ghi lại ngày phối giống để tính ngày lợn đẻ.
* Một số vấn đề cần lưu ý lợn nái chửa:
- Tỷ lệ đậu thai có liên quan trực tiếp đến ánh sáng,nhiệt độ chuồng nuôi và phương pháp cho ăn:
+ Chửa kỳ I: choăn quá nhiều nái béo, % thai và số con/ổ thấp.
+ Nhiệt độ chuồng nuôi quá cao (>30°C) dẫn đến nái dễ sẩy thai.
- Tỷ lệ loại thải nái cũng được tuyển chọn trong giai đoạn này: + Nái không có thai>2 lần, lên giống lại nhiều lần (2 -4 lần) nên loại thải. + Nái bị viêm nhiễm đường sinh dục > 3 lần, loại thải.
+ Nái sẩy thai, khô thai nhiều lần, 2 lần trở lên loại thải.
b) Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa
Thời gian có chửa kéo dài 114 ngày (dao động từ 110 – 118 ngày). Căn cứ vào mức độ phát triển của bào thai, thời gian có chửa được chia làm 2 giai đoạn:
+ Chửa kỳ 1: từ ngày phối giống có chửa đến ngày thứ 84. Đây là giai đoạn đầu nái mang thai, nếu thức ăn bị mốc dễ gây nên hỏng thai.
+ Chửa kỳ 2: từ ngày chửa thứ 85 đến khi đẻ, giai đoạn này bào thai phát triển rất mạnh, chiếm 3/4 khối lượng sơ sinh.
Thường xuyên làm mát và thông thoáng cho nái mang thai. Nhiệt độ thích hợp <26°C.
- Theo dõi thể trạng (gầy hay béo) để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. - Nếu nái sau cai sữa quá gầy thì tăng lượng thức ăn sau khi phối 1 tháng. - Kiểm tra lên giống lại (21 - 42 ngày) và phối giống lại kịp thời tránh lãng phí cám.
- Không cho lợn nái chửa ăn quá nhiều vì lợn nái béo sẽ dẫn đến khó đẻ, có thể đè chết con, tiết sữa kém.
- Không để lợn nái chửa ăn quá ít, lợn sẽ bị gầy dẫn đến: dễ mắc bệnh, thiếu sữa nuôi con, lợn nái hao mòn nhiều trong giai đoạn nuôi con và sẽ lâu động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con.
c) Nuôi dưỡng lợn nái đẻ và nuôi con
- Chuẩn bị chuồng đẻ
Trước khi đẻ 7 - 10 ngày nái được đưa lên ô chuồng đẻ có diện tích rộng hơn và có ổ úm lợn con. Trước khi chuyển lợn nái lên sàn phải vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ và khô ráo.
Chuồng đẻ được kiểm soát nhiệt độ đảm bảo nhiệt độ luôn ở mức thích hợp, ấm vào mùa đông mát vào mùa hè nhờ hệ thống chống nóng và sưởi ấm.
- Chăm sóc lợn nái trước và sau khi đẻ
Khi lợn nái có những biểu hiện sắp đẻ thì phải chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ và làm lồng úm cho lợn con. Lợn sắp đẻ có biểu hiện phá chuồng, đứng lên nhiều lần, ỉa đái nhiều lần. Nếu dùng tay bóp đầu vú thấy có sữa thì lợn có thể đẻ sau 12 - 24 giờ. Khi bóp đầu vú có sữa ra thành dòng, nước ối chảy ra kèm theo phân su thì lợn có thể đẻ sau 30 phút đến 1 giờ. Lợn sắp đẻ phải luôn có người trực để hỗ trợ kịp thời.
Ngày lợn đẻ cho ăn từ 0,5 - 1 kg và chủ yếu cho uống nước. Sau khi lợn nái đẻ con ra, thức ăn được cho ăn tăng dần mỗi ngày tăng 1kg. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau khi đẻ cho ăn 4 kg thức ăn hỗn hợp/ngày. Ngày thứ 8 sau đẻ đến cai sữa cho ăn theo công thức : 2kg + (số con × 0.3)
Tuỳ theo thể trạng của lợn mẹ, khối lượng của lợn con và điều kiện thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn tăng lên hoặc giảm xuống cho hợp lý (mùa hè có thể cho ăn giảm so với mùa đông). Số lợn con để nuôi không quá số vú của lợn nái mẹ, những lợn nái đẻ nhiều chuyển lợn con sang nái khác để nuôi nhờ.
d)Chăm sóc lợn con
Khi lợn con đẻ ra nhanh chóng lau chùi mũi, miệng và toàn thân bằng khăn mềm, sau đó cắt rốn để lại 2 - 3cm, cắt đuôi, bấm tai, bấm nanh, sát trùng bằng cồn iốt rồi cho vào lồng úm có lót vải và có sưởi ấm. Khi lợn con có thể tự đứng lên được thì cho ra bú sữa đầu.
Bổ sung sắt cho lợn con vào ngày tuổi thứ ba và tiêm nhắc lại vào ngày
thứ mười bằng dung dịch Fe-Dextran-B12 (10%), mỗi lần tiêm 2ml/con. Lợn đực
thiến ở 5-10 ngày tuổi.
Tập cho lợn con ăn sớm: từ ngày thứ 7-10 ngày trở đi bắt đầu cho lợn con tập ăn. Thức ăn được để riêng trong máng hoa thị, giữ máng luôn khô sạch, thức ăn được đổ mỗi lần một ít và cho ăn vào ban ngày
e) Giá trị dinh dưỡng của các loại cám
Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn Chỉ tiêu
TĂ lợn nái TĂ lợn con và lợn thịt Progeny 1040 Prosow 1050 Red 1012 Gold 1022 Starter 1100 Complete 1202S
Giai đoạn sử dụng Chờ phối +
mang thai Nuôi con 0 - 8kg 8 – 20kg
20 –40
kg > 30 kg Protein thô tối
thiểu (%) 13 15 20 19 17 16
NLTĐ (kcal/kg) 2900 3000 3200 3100 3000 3,075
Xơ thô tối đa (%) 8,5 6 5 4 6 8
Ca (%) 0,8-1,2 0,8 - 1,2 0,8 - 1,25 0,8 – 1,25 0,8 - 1,2 0,8 - 1,2
P (%) 0,67 0,7 0,65 0,65 0,6 0,6
NaCl (%) 0,3- 1 0,3-1 0.5 0,3-0,5 0,4 - 1,0 0,2 - 1,0
Độ ẩm (%) 14 14 14 14 14 14
Thức ăn của trang trại sử dụng: Lợn được nuôi theo hướng công nghiệp, sử dụng thức ăn của công ty Cargill Việt Nam. Khẩu phần ăn cho lợn nái sinh sản được điều chỉnh cho từng giai đoạn một cách hợp lý. Để từ đó có thể kiểm soát được thể trạng của lợn nái không quá gầy hay quá béo trong quá trình sinh
sản, nhằm nâng cao khả năng sinh sản của một đời lợn nái. Thức ăn của lợn con tập ăn, lợn cai sữa, lợn thịt có giá tri dinh dưỡng khác nhau đảm bảo cho quá trình sinh trưởng phát triển cho từng giai đoạn.
Qua bảng 3.1. chúng tôi nhận thấy các loại thức ăn mà trại sử dụng có thành phần dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu của từng loại lợn trong các giai đoạn khác nhau.
3.3.2. Thu thập số liệu và xác định các chỉ tiêu
- Số liệu về các chỉ tiêu năng suất sinh sản của đàn lợn nái Landrace và Yorkshire từ tháng 10/2018 trở về trước được thu thập từ sổ sách ghi chép và phần mềm quản lý giống của Trung tâm giống lợn hạt nhân Hưng Việt, huyện Khoái Châu- Hưng Yên thuộc công ty Cổ phần Austfeed Việt Nam.
+ Từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2019 tiến hành theo dõi trực tiếp các chỉ tiêu năng suất sinh sản của đàn lợn nái Landrace và Yorkshire.
*Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản
+ Tuổi phối giống lần đầu (ngày): tuổi lợn nái được phối giống lần đầu tiên, được tính là khoảng thời gian từ ngày sinh lợn nái đến khi lợn nái được phối giống lần đầu tiên.
+ Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): tuổi lợn nái sinh con lứa đầu tiên, được xác định là khoảng thời gian từ ngày lợn nái sinh ra đến khi lợn nái sinh con lứa đầu tiên.
+ Số con sơ sinh/ổ (con): Xác định bằng cách đếm tổng số lợn con được sinh ra của ổ lợn kể cả con sống và con chết, được tính khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng.
+ Số con sơ sinh sống/ổ (con): Xác định bằng cách đếm số lợn con đẻ ra còn sống sau 24 giờ của mỗi ổ.
+ Số con để nuôi/ổ (con): Xác định bằng cách đếm số con để lại nuôi của ổ đẻ.
+ Số con cai sữa/ổ (con): Xác định bằng cách đếm số lợn con còn sống/ổ tính đến thời điểm cai sữa.
+ Khối lượng sơ sinh sống/con (kg): Xác định bằng cách cân khối lượng của lợn con sơ sinh sống, cân riêng từng con tại thời điểm sau 24 giờ của mỗi ổ.
+ Khối lượng sơ sinh sống/ổ (kg): Xác định bằng cách cân tổng khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống.
+ Khối lượng sơ sinh sống/con (kg): Xác định bằng cách cân khối lượng của lợn con sơ sinh sống, cân riêng từng con tại thời điểm sau 24 giờ của mỗi ổ.
+ Khối lương sơ sinh sống/ổ (kg): Xác định bằng cách cân tổng khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống.
+ Số ngày cai sữa (ngày): Xác định bằng cách tính số ngày từ khi lợn con sinh ra đến khi cai sữa.
+ Khoảng cách lứa đẻ (ngày): Xác định bằng cách tính khoảng thời gian từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp theo.
Chỉ tiêu về số lượng: Số con đẻ ra, số con sơ sinh sống, số con cai sữa được đếm trực tiếp tại các thời điểm tương ứng.
Chỉ tiêu về khối lượng: Khối lượng sơ sinh sống/con được cân bằng đồng hồ với phạm vi cân từ 1kg – 30kg, tối thiểu ±50g – tối đa: ±150g. Khối lượng cai sữa/con được cân bằng đồng hồ với phạm vi cân từ 2 kg - 100 kg, sai số tối thiểu: ±100g – tối đa: ±300g.
*Xác định tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa
Chọn ngẫu nhiên 15 ổ đẻ của nái Landrace và 15 ổ đẻ của lợn nái Yorkshire. Tiến hành cân lượng thức ăn hàng ngày cho vào và lượng thức ăn còn thừa của lợn nái ở các giai đoạn theo dõi (chờ phối, mang thai, nuôi con) và lượng thức ăn cho lợn con tập ăn.
Tổng thức ăn thu nhận = tổng thức ăn giai đoạn chờ phối+ tổng thức ăn giai đoạn mang thai + tổng thức ăn giai đoạn nuôi con + tổng thức ăn cho lợn con tập ăn.
Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa (kg) = Tổng thức ăn thu nhận
Khối lượng cai sữa/ổ
* Sinh trưởng và HQHCTA của đàn con lai từ cai sữa – 60 ngày tuổi
+ Bố trí thí nghiệm: Phân lô nuôi theo dõi, mỗi công thức 3 ổ, mỗi ổ 10 con (lặp lại 3 lần). Lần1, mỗi công thức 1 ổ, mỗi ổ 10 con, thời gian cai sữa cách nhau 2-3 ngày. Lần 2, lần 3 lặp lại như lần 1.
Cân thức ăn cho lợn hàng ngày.Cân lợn trong các ô thí nghiệm ở các thời điểm: bắt đầu TN (sau CS) và 60 ngày tuổi.
Tăng KL từ CS đến 60 ngày tuổi (kg) = KL 60 ngày tuổi - KL cai sữa. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (kg) = (TA sử dụng từ cai sữa đến 60 ngày tuổi)/(Tăng KLtừ CS đến 60 ngày tuổi).
3.3.3. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý sơ bộ bằng phần mềm Excel. Các tham số được xác định bao gồm: Dung lượng mẫu (n), trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD) và phân tích các yếu tố ảnh hưởng được xử lý bằng phần mềm SAS 9.0 (2002). So sánh các giá trị trung bình bằng phép thử Duncan.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng (giống, lứa đẻ) đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái bằng mô hình phân tích thống kê như sau:
yijk = µ + Gi + Lj + εijk
Trong đó:
yijk là các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái
µ: trung bình chung