Vào giữa thế kỷ 19, nước Anh công bố 2 giống lợn cao sản đầu tiên trên thế giới là Berkshire (lông đen) và Yorkshire (lông trắng). Từ đó tới nay 2 giống lợn Yorkshire và Landrace vẫn giữ vai trò là lợn cao sản được nuôi rộng rãi khắp nơi trên thế giới do có khối lượng cơ thể và tỷ lệ nạc cao, khả năng sinh trưởng và thích nghi tốt, năng suất sinh sản khá cao, được sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt hướng nạc. Lợn Yorkshire được nuôi khắp châu Âu với tỷ lệ khoảng 54%. Tại Liên Xô cũ lợn Đại Bạch (được tạo ra từ Yorkshire và lợn trắng địa phương Nga) được nuôi rất phổ biến 89,9%) và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các giống lợn trắng của Nga như Liven, Thảo Nguyên, Kalilinin được tạo ra trên cơ sở có sự đóng góp, tham gia quan trọng của lợn Đại
Bạch. Tại một số nước như Hungary, Thuỵ Điển, Anh, Hà Lan, Nga... lợn Đại Bạch, Yorkshire được nuôi thuần chủng để xuất khẩu và sử dụng làm nguyên liệu cho việc lai tạo ra các giống mới (Khip, Ahip, Kemborory, Costiwol, Hipor, Thảo Nguyên, Liven...). Hiện nay Yorkshire nuôi tại Anh và Mỹ cho năng suất rất cao với tăng trọng trên 3 cân Anh/ngày (tương đương 1,36kg).
Cùng với Yorkshire, giống lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch được tạo ra từ giống lợn Youtland và các giống lợn địa phương. Hiện nay đây là một trong những giống lợn cao sản có tỷ lệ nạc cao nhất (62,2- 64,7%) tăng trọng khoảng 724- 764g/ngày và chất lượng thịt ngày càng được cải tiến. Lợn Landrace Đan Mạch thường được dùng để lai tạo với Large White tạo con lai có chất lượng sản phẩm rất tốt và đang được thị trường châu Âu ưa chuộng nhất. Giống lợn Montano 1 ở Mỹ có 45% máu Hampshire và 55% máu Landrace là một giống cũng được ưa chuộng và chăn nuôi phổ biến. Sản phẩm Landrace Đan Mạch được xuất khẩu đi rất nhiều nơi trên thế giới và cho đến nay đã có rất nhiều dòng lợn Landrace như: Landrace Mỹ, Landrace Bỉ, Landrace Thuỵ Điển, Landrace Đức, Landrace Anh, Landrace Ý, Landrace Hà Lan, Landrace Nhật... dù năng suất của các giống này có khác nhau chút ít tuỳ thuộc vào từng nước nhưng cơ bản chúng vẫn là giống có năng suất cho thịt cao. Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về 2 giống Yorkshire và Landrace đã công bố kết quả.
White et al.(1991) cho biết lợn Yorkshire có tuổi động dục lần đầu là 201
ngày (số mẫu nghiên cứu là 444), số con đẻ ra còn sống của 20 ổ ở lứa 1 trung bình là 7,2 con/ổ. Các giống có nguồn gốc khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau: Số con đẻ ra/ổ của Yorkshire Thuỵ Điển, Yorkshire Anh và Yorkshire Ba Lan là 10,6; 9,7 và 10,5; còn Landrace Bỉ, Landrace Bungary là 8,5 và 10 con/ổ.
Tummaruk et al.(2000) cho biết năng suất sinh sản của lợn Landrace và
Yorkshire Thụy điển được thu từ 19 đàn hạt nhân bao gồm 20,275 lứa đẻ của 6989 nái thuần từ giai đoạn 1994-1997 như sau: số con sơ sinh/ổ lần lượt là 11,61 và 11,54; số con sơ sinh sống/ổ lần lượt là 10,94 và 10,58 con; thời gian từ cai sữa đến phối giống là 5,6 và 5,4 ngày; tỷ lệ đẻ là 82,8 và 80,9%; tuổi đẻ lứa đầu lag 355,6 và 368 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 167,9 và 168,3 ngày.
Mục đích của chăn nuôi lợn là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn. Mục đích này đã đạt được khi các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đạt được kết quả. Họ đã tiến hành lai tạo giữa các giống, kết hợp nhiều dòng lợn khác nhau, chọn lọc với mục đích chính là cải tiến
chất lượng thịt, tăng khối lượng và giảm tiêu tốn thức ăn. Ở lợn sinh sản chủ yếu chọn lọc ở một số chỉ tiêu quan trọng như: số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa... Trên thế giới đã ứng dụng thành công và phổ biến công thức lai để tạo con lai thương phẩm có 2, 3, 4 hoặc 5 máu trong thành phần.
Khả năng sản xuất của lợn phụ thuộc vào chất lượng con giống và các giống khi cho lai tạo với nhau. Cùng sử dụng 2 giống nhưng với phương thức lai khác nhau sẽ cho con lai có khả năng tăng trọng khác nhau và đều có tốc độ tăng khối lượng nhanh hơn 2 giống thuần. Cùng sử dụng 2 giống nhưng khi phối với các đực giống thuộc các giống khác nhau thì năng suất sinh sản cũng khác nhau.
Tại Đức các giống lợn Landrace, Pietrain, Lacombe đã được sử dụng tạp giao để tạo ra dòng 150 (nay là giống lợn nạc Schwerfurt). Một số chỉ tiêu năng suất của giống đó như sau: số con đẻ ra/lứa là 10,2- 10,3; thành tích cho thịt ngày càng tăng qua chỉ tiêu tăng trọng/ngày ở các năm 1973, 1975, 1980, 1986 là 569, 578, 577, 594g; chi phí thức ăn/kg tăng trọng ở các năm tương ứng là 2,33; 2,19; 2,06 và 1,95kg (Pfeiffer, 1988, theo Đinh Văn Chỉnh (2001). Quá trình hình thành các giống lợn cao sản có được là nhờ sự giao lưu các giống lợn giữa các châu lục với nhau. Mỹ đã nhập nhiều giống lợn từ Anh và các nước khác góp phần tạo ra giống lợn cao sản là Polan China và Chester White, năm 1930 nhập lợn Landrace của Đan Mạch.
Các giống lợn Yorkshire, Landrace,... được nuôi phổ biến ở tất cả các nước có nền chăn nuôi lợn hướng nạc phát triển và nhân rộng ra khắp thế giới bởi các ưu điểm của nó là khối lượng cơ thể lớn, tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc năng suất sinh sản, khả năng thích nghi tốt. Ở Liên Xô (cũ) lợn Yorkshire chiếm 85%; ở châu Âu chiếm khoảng 54%. Vì vậy, đến nay có rất nhiều nghiên cứu và thông báo về năng suất sinh sản của 2 giống lợn Yorkshire và Landrace.
Trong hệ thống giống lợn, nước Mỹ đã sử dụng mô hình “tháp di truyền truyền thống” và mô hình “tháp di truyền cải tiến” để xây dựng hệ thống giống lợn. Đối với mô hình truyền thống, đàn cụ kỵ thường là lợn nái Yorkshire cho phối với lợn đực Y để sản xuất ra lợn Y thuần chủng Ông bà. Lợn nái Yorkshire ở đàn ông bà được phối giống với lợn đực Landrace để sản xuất ra lợn bố mẹ là F1(L xY). Để tạo ra lợn thương phẩm người ta dùng nái F1 phối giống với lợn đực kết thúc như Hampshire, Duroc để sản xuất ra lợn lai 3 máu.
Về sinh sản, White et al.(1991) khi nghiên cứu trên 444 lợn nái Yorkshire
cho kết quả tuổi động dục lần đầu là 201 ngày; số con sơ sinh sống của 20 ổ ở lứa 1 trung bình là 7,2 con/ổ. Hamon(1994) nghiên cứu trên 9.387 lứa đẻ của lợn
Yorkshire ở 66 trại cho thấy số con sơ sinh sống/lứa là 10,4 con; Bunter (1997) là
10,78 con; Haley et al.(1995) là 10,03 con. Estany and Sorensen (1995) nghiên
cứu trên 29.366 lứa đẻ của 15.533 lợn nái Yorkshire cho kết quả: số con sơ sinh sống là 10,08 ± 3,10. Hughes (1995) cho biết kết quả nghiên cứu các tính trạng sinh sản ở lợn Yorkshiretại Australia vớisố con sơ sinh/ổlà 11,3 con; số con sơ sinh sống/ổ là 10,4 con; số con cai sữa/ổ là 9,2 con. Stoikov and Vassilev (1996) khi nghiên cứu năng suất sinh sản trên đàn Landrace được nuôi ở Bungari với số con sơ sinh sống/ổ đạt 10,0 con; đàn Landrace Anh là: 9,8 con; nhưng đàn Landrace Bỉ chỉ đạt 8,5 con. Nghiên cứu về khả năng sản xuất của lợn Landrace và Yorkshire, Koketsu and Annor (1997) cho biết tuổi phối lần đầu của lợn nái Landrace và Yorkshire lần lượt là 237 ngày và 249 ngày; số con sơ sinh/ổ là 12
con và 12,22 con. Kết quả nghiên cứu của Tummaruk et al. (2000) từ 19 đàn lợn
hạt nhân bao gồm 20.275 lứa đẻ của 6.989 lợn nái thuần trong giai đoạn 1994- 1997 cho kết quả lần lượt đối với lợn nái Landrace và Yorkshire được nuôi ở Thụy Điển cho kết quả tuổi đẻ lứa đầu là 355,6 ngày và 368 ngày; số con sơ sinh/ổ là 11,61 con và 11,54 con; số con sơ sinh sống/ổ là 10,94 con và 10,58
con.Wolf et al. (2012) khi nghiên cứu về lợn Landrace và Yorkshire ở cộng hòa
Séc từ năm 1995 đến năm 2008 với 9.891 ổ Landrace và 27.717 ổ Yorkshire cho biết: Thời gian mang thai của lợn nái trong khoảng từ 105 đến 125 ngày; Tuổi đẻ lứa đầu đạt 300 ngày; Khoảng cách lứa đẻ từ 130 đến 300 ngày; Các chỉ tiêu khác đối với lợn Landrace và Yorkshire lần lượt như: số con sơ sinh sống/ổ đạt 11,7 con và 11,5 con; số con cai sữa/ổ đạt 10,4 con và 10,2 con. Danbred (2014) cho biết lợn Landrace và Yorkshire có khả năng sinh sản rất tốt, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của cá thể tốt nhất đạt được như sau: Số con cai sữa/nái/năm đạt 38,4 con; Số con sơ sinh sống/ổ đạt 18 con; Số con cai sữa/ổ đạt 16,1 con; Số ngày cai sữa là 28 ngày thì khối lượng cai sữa/con đạt 7,0 kg. Như vậy, lợn Landrace và Yorkshire Đan Mạch có tiềm năng về sinh sản rất tốt.
Khi đánh giá về khả năng sinh trưởng của lợn Landrace và Yorkshire Đan Mạch, Danbred (2014) cho biết lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại trạm kiểm tra năng suất có mức tăng khối lượng trung bình đối với lợn đực tương ứng là 1.035 và 986 g/ngày; đối với lợn cái đạt 968 g/ngày và 949 g/ngày. Độ dày mỡ lưng
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu
+Lợn nái Landrace được phối với đực Yorkshire: 226 con vàlợn nái Yorkshire được phối với đực Landrace: 340 con
+ Lợn của các tổ hợp lai trên từ cai sữa đến 60 ngày tuổi
* Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm giống lợn hạt nhân Hưng Việt, huyện Khoái Châu- Hưng Yên thuộc công ty Cổ phần Austfeed Việt Nam.
* Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2019.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire
a. Các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của lợn cái Landrace và Yorkshire
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Tuổi động dục lần đầu (ngày)
- Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
- Thời gian cai sữa (ngày)
- Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
b. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire và năng suất sinh sản của lợnnái Landrace và Yorkshire qua các lứa đẻ
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Số con sơ sinh/ổ (con)
- Số con sơ sinh sống/ổ (con)
- Số con cai sữa/ổ (con)
- Tỷ lệ sơ sinh sống (%)
- Khối lượng sơ sinh/ ổ (kg)
- Khối lượng cai sữa/con (kg)
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
3.2.2. Tiêu tcai sữa/ổ (kg)g)ồm:̣n nái Landrace và Yorkshire và năng suất s
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Thức ăn giai đoạn chờ phối (kg)
- Thức ăn giai đoạn mang thai (kg)
- Thức ăn giai đoạn nuôi con (kg)
- Thức ăn tập ăn cho lợn con (kg)
- Thức ăn thu nhận (kg)
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
- Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa
3.2.3. Sinh trưởng và HQHCTA của đàn lợn con lai cai sữa – 60 ngày tuổi
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg) - KL lợn con 60 ngày/ổ (kg) - Tổng TA từ CS- 60 ngày/ổ (kg)
- HQCHTA từ CS- 60 ngày tuổi (kgTĂ/ kg tăng KL)
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.3.1. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc 3.3.1. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc
a) Nuôi dưnuôi dưỡng và chăm sócm sómang thai * Chuôi dưnuôi dưỡng và chăm sócm sóm
ChChuôi dưnuôi dưỡng và chăm sóc - Có ngodưnuôi dưỡng và chăm sócm s
- Kh ngodưnuôi dưỡng và chăm sócm sómang thailai cai sữa – 60 ngày - Lông da mưôi dưỡng và chăm sócm sómang thailai ca
- Không có khuydưỡtật, thân hình cân đối, có sự liên kết hài hòa giữa các phần của cơ thể: đầu - cổ, vai- ngực, lưng sườn bụng và mông.
- Bốn chân thẳng khỏe, không dị tật, chân đi bằng móng không đi bằng bàn chân.
- Có từ 12 vú trở lên, phân bố cách đều. Đầu vú lộ rõ (núm vú dài) - Âm hộ phát triển bình thường không có dị tật.
* Chăm sóc nuôi dưỡng lợn hậu bị
Lợn hậu bị khi đã chọn thành thục tính cho ăn:1,8-2kg/ngày.
Nếu cho ăn nhiều quá: lợn quá béo sẽ động dục thất thường hoặc không động dục, khó thụ thai, tỷ lệ chết phôi cao, đẻ ít con.
Nếu cho ăn ít quá: lợn gầy, chậm động dục, thiếu sữa để nuôi con ở lứa đẻ đầu, hao mòn lợn nái sau cai sữa cao.
* Phối giống
Phát hiện lợn nái động dục và phối giống
Chu kỳ động dục ở lợn nái thường là 21 ngày (dao động từ 17- 23 ngày). Thời gian động dục 3-4 ngày.
Lợn nái sau khi cai sữa lợn con khoảng 4 đến 7 ngày sẽ động dục trở lại. Phát hiện nái động dục là quan trọng nhất trong công tác phối giống. Cần kiểm tra mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Nên kiểm tra động dục vào lúc 5- 6 giờ sáng và lúc 5-6 giờ chiều là lúc lợn thường có biểu hiện triệu chứng động dục rõ rệt nhất.
Để phát hiện chính xác thời điểm lợn nái động dục, cần nắm vững chu kỳ động dục và các quan sát biểu hiện của lợn nái.
* Biểu hiện động dục ở lợn nái :
- Ngày động dục thứ nhất: Lợn nái đi lại kêu rít muốn nhảy ra khỏi chuồng, kém ăn, phá máng. Âm hộ sưng mọng, đỏ hồng, căng bóng. Nước nhờn chảy ra ngoài âm hộ lỏng, trong và chưa keo dính.
- Ngày động dục thứ hai: lợn nái ở trạng thái yên tĩnh hơn, ít kêu rít, nhưng chưa chịu đứng im khi con khác nhảy lên lưng.
- Ngày động dục thứ ba: trạng thái yên tĩnh càng rõ nét. Khi dùng tay ấn hoặc ngồi lên lưng lợn, lợn sẽ đứng yên (trạng thái mê ì). Nước nhờn đã chuyển sang trạng thái keo dính, âm hộ màu mận chín, đây là thời điểm phối giống thích hợp.
- Ngày động dục thứ tư: Trạng thái mê ì giảm dần, càng về cuối ngày lợn nái càng không thích gần lợn đực nữa. Âm hộ teo dần trỏ về bình thường, nước nhờn chảy ra ít, màu trắng đục, không dính,đuôi úp che âm hộ.
Thời gian kiểm tra đông dục trong ngày: dẫn đực kiểm tra, sáng hai lần, chiều hai lần.
+ Dẫn lợn nọc đi trước mặt lợn nái, nếu xác định lên giống thì dẫn nái về dãy chuồng phối theo tuần, phối xong không di chuyển lợn.
* Chuẩn bị lợn cái
- Trước khi phối phải vệ sinh sạch sẽ lợn cái, bằng nước và khăn giấy, ấn nhẹ vùng mông hoặc kích thích âm hộ lợn nái để lợn đứng yên.
Cần quan tâm đến các yếu tố sau:
+ Phối giống lần đầu (phối giống cho lợn cái hậu bị), tuổi phối giống lần đầu7,5- 8,5 tháng tuổi. Lợn hậu bị cần đạt đến khối lượng phù hợp:140kg lợn hậu bị ở lần động dục đầu tiên, vì cơ thể lợn phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng lần đầu ít… nếu phối giống thì số lượng con đẻ ra ít. Vì vậy nên phối giống những con lợn đã qua 2 lần động dục trở lên.
Cần phải ghi lại ngày phối giống để tính ngày lợn đẻ.
* Một số vấn đề cần lưu ý lợn nái chửa:
- Tỷ lệ đậu thai có liên quan trực tiếp đến ánh sáng,nhiệt độ chuồng nuôi và phương pháp cho ăn:
+ Chửa kỳ I: choăn quá nhiều nái béo, % thai và số con/ổ thấp.
+ Nhiệt độ chuồng nuôi quá cao (>30°C) dẫn đến nái dễ sẩy thai.
- Tỷ lệ loại thải nái cũng được tuyển chọn trong giai đoạn này: + Nái không có thai>2 lần, lên giống lại nhiều lần (2 -4 lần) nên loại thải. + Nái bị viêm nhiễm đường sinh dục > 3 lần, loại thải.
+ Nái sẩy thai, khô thai nhiều lần, 2 lần trở lên loại thải.
b) Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa
Thời gian có chửa kéo dài 114 ngày (dao động từ 110 – 118 ngày). Căn cứ vào mức độ phát triển của bào thai, thời gian có chửa được chia làm 2 giai đoạn:
+ Chửa kỳ 1: từ ngày phối giống có chửa đến ngày thứ 84. Đây là giai