Diễn biến số lượng của trưởng thành bọ chân chạy cánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng bắt mồi thuộc họ chân chạy (carabidae) trên rau họ hoa thập tự tại văn lâm, hưng yên năm 2016 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài chlaenius circumdatus brulle (Trang 51 - 55)

circumdatus, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên cải bắp 2016 tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên

Diễn biến mật độ sâu non sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và ấu trùng bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus trên ruộng cải bắp (KK Cross) ở Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên chúng tôi điều tra thu được kết quả ở bảng 4.6. và hình 4.10 . Kết quả cho thấy sâu non sâu tơ xuất hiện sớm vào ngày 10/8 giai đoạn cây có 3-5 lá còn trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng xuất hiện muộn hơn vào ngày 17/8 giai đoạn cây có 4-6 lá. Mật độ sâu tơ xuất hiện thành 2 cao điểm vào giai đoạn 10-11 lá là 3,5 con/m2 và giai đoạn khi cây cải bắp vào cuốn là 4,5 con/m2; còn mật độ trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng xuất hiện cao điểm muộn hơn là 0,9 con/bẫy và 1,5 con/bẫy vào giai đoạn cuốn bắp sau đó giảm dần đến cuối vụ.

Bảng 4.6. Diễn biến mật độ trưởng thành C. circumdatus, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên cải bắp vụ hè thu năm 2016

tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên Ngày điều tra Giai đoạn sinh

trưởng

Mật độ

Sâu tơ cánh viền trắng Bọ chân chạy Con/m2 Con/bẫy 3/8 Hồi xanh 0 0 10/8 3-5 lá 0,8 0 17/8 4-6 lá 1,5 0,25 24/8 6-8 lá 2,3 0,3 31/8 10-11 lá 3,4 0,6 7/9 11-13 lá 3,1 1,1 14/9 Trải lá bàng 2,9 0,4 21/9 Trải lá bàng 3,3 0,3 28/9 Vào cuốn 4,5 0,85 5/10 Cuốn bắp 3,4 1,8 12/10 Cuốn bắp 2,7 0,8 19/10 Cuốn bắp 1,9 0,5 26/10 Cuốn bắp 1,2 0,1 2/11 Thu hoạch 0,9 0,05 Trung bình 2,28 0,50

Hình 4.10. Mối quan hệ giữa mật độ sâu non sâu tơ và trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus trên cải bắp vụ hè thu 2016-2017

Xây dựng đường biểu diễn về mối quan hệ giữa mật độ sâu non sâu tơ và trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng C, circumdatus trên cải bắp (KK Cross) vụ hè thu 2016 - 2017 tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên ta có phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,233x với R2 = 0,476, r=0,69 <0,7

Diễn biến mật độ sâu non sâu tơ và ấu trùng bọ chân chạy cánh viền trắng

C. circumdatustrên ruộng cải bắp vụ Đông xuân 2016-2017 tại Tân Quang, Văn

Lâm, Hưng Yên, chúng tôi điều tra thu được kết quả ở bảng 4.7 và hình 4.11 Kết quả ghi nhận sâu non sâu tơ xuất hiện sớm ngay từ đầu vụ ngày 10/11/2016 giai đoạn cây hồi xanh, còn trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng xuất hiện muộn hơn vào ngày 17/11/2016 giai đoạn cây có 3-5 lá, Mật độ sâu non sâu tơ xuất hiện thành 2 cao điểm vào giai đoạn cây 10-11 lá mật độ 3,4 con/m2 và giai đoạn cải bắp vào cuốn mật độ 4,5 con/m2; trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng xuất hiện muộn hơn cao nhất vào 2 giai đoạn là khi cây 11 – 13 lá và giai đoạn cuốn bắp là 1,1 con/bẫy và 1,8 con/bẫy sau đó giảm dần đến cuối vụ.

Xây dựng đường biểu diễn về mối quan hệ giữa mật độ sâu non sâu tơ và trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus trên cải bắp (KK Cross) vụ Đông xuân năm 2016 - 2017 tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên ta có phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,175x +0,033 với R2 = 0,435, r = 0,66.

Bảng 4.7. Diễn biến mật độ trưởng thành C. circumdatus và sâu tơ trên cải bắp vụ Đông xuân năm 2016 - 2017 tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng

Mật độ Sâu tơ Con/m2 Bọ chân chạy cánh viền trắng Con/bẫy 10/11/2016 Hồi xanh 0,5 0 17/11/2016 3-5 lá 1,2 0,05 24/11/2016 4-6 lá 2,3 0,15 1/12/2016 6-8 lá 3,5 0,44 8/12/2016 10-11 lá 5,3 0,6 15/12/2016 11-13 lá 4,7 1,4 22/12/2016 Trải lá bàng 3,8 0,75 29/12/2016 Trải lá bàng 4,5 0,55 5/1/2017 Vào cuốn 8,3 0,85 12/1/2017 Cuốn bắp 5,4 1,9 17/1/2017 Cuốn bắp 3,9 1,3 24/1/2017 Cuốn bắp 2,4 0,6 31/1/2017 Cuốn bắp 1,5 0,3 7/2/2017 Thu hoạch 1,3 0,1 Trung bình 3,47 0,64

Hình 4.11. Mối quan hệ giữa mật độ sâu non sâu tơ và trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng C, circumdatus trên cải bắp vụ Đông xuân 2016-2017

Qua 2 bảng 4.6 và 4.7 ta thấy mật độ trung bình của sâu tơ tại vụ Đông sớm (2,28 con/m2) thấp hơn vụ Đông muộn (3,47 con/m2) vì mật độ sâu tơ ảnh hưởng đến mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng nên ta cũng thấy mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng vụ hè thu (0,50 con/bẫy) thấp hơn vụ đông xuân (0,64 con/bẫy).

Với R2 = 0,476; R2 =0,435 (tương ứng r= 0,69 và r = 0,66< 0,7) mối quan hệ giữa mật độ sâu non sâu tơ và trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng C.

circumdatus trên cải bắp (KK Cross) là mối quan hệ tương đối chặt thể hiện rõ

mối quan hệ giữa vật bắt mồi và vật mồi. Vì vậy loài bọ chân chạy cánh viền trắng có ý nghĩa trong việc khống chế sâu hại trên rau họ hoa thập tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng bắt mồi thuộc họ chân chạy (carabidae) trên rau họ hoa thập tự tại văn lâm, hưng yên năm 2016 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài chlaenius circumdatus brulle (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)