Diễn biến số lượng của trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng bắt mồi thuộc họ chân chạy (carabidae) trên rau họ hoa thập tự tại văn lâm, hưng yên năm 2016 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài chlaenius circumdatus brulle (Trang 46)

circumdatus, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên su hào (giống B40) 2016 tại Văn Lâm, Hưng Yên

Qua theo dõi diễn biến sâu hại trên ruộng trồng su hào (giống B40) thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.6 chúng tôi nhận thấy ở đầu vụ khi cây su hào ở giai đoạn hồi xanh mật độ sâu tơ (0,2 con/m2) và sâu xanh bướm trắng thấp, đạt đỉnh ở giai đoạn cây su hào hình thành củ, cuối vụ mật độ sâu tơ và sâu xanh bướm trắng đều giảm dần.

Mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng C.circumdatus trên ruộng su hào xuất hiện muộn hơn so với sâu tơ là từ giai đoạn cây 4-5 lá và tăng dần, mật độ bọ chân chạy đạt đỉnh là vào giai đoạn hình thành củ trùng với cao điểm sâu tơ và sâu xanh bướm trắng.

Bảng 4.2. Diễn biến mật độ Bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên su hào vụ Xuân năm 2016

tại Văn Lâm, Hưng Yên

Ngày

điều tra Giai đoạn sinh trưởng

Mật độ sâu tơ (con/m2) Mật độ Sâu xanh bướm trắng (con/m2) Mật độ chân chạy (con/bẫy) 7/3 Hồi xanh 0,20 0 0,00 14/3 4- 5 lá 0,35 0,2 0,10 21/3 6- 7 lá 0,82 0,45 0,15 28/3 Hình thành củ 1,20 0,72 0,40 2/4 Phát triển củ 0,75 0,55 0,28 9/4 Phát triển củ 0,61 0,3 0,21 16/4 Phát triển củ 0,58 0,1 0,15 23/4 Chuẩn bị thu hoạch 0,43 0 0,05 Trung bình 0,62 0,29 0,17

Hình 4.6. Diễn biến mật độ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus trên su hào vụ Xuân 2016 tại Như Quỳnh,

Văn Lâm, Hưng Yên

Bảng 4.3. Diễn biến mật độ Bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên su hào vụ Đông xuân năm 2016 - 2017

tại Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên Ngày Giai đoạn sinh trưởng

Mật độ sâu tơ (con/m2) Sâu xanh bướm trắng Mật độ chân chạy (con/bẫy) 29/11 Hồi xanh 0,40 0,2 0,00 6/12 4- 5 lá 0,55 0,3 0,22 13/12 6- 7 lá 1,20 0,8 0,50 20/12 Hình thành củ 1,50 0,92 0,65 27/12 Phát triển củ 1,75 1,1 0,83 3/1/2017 Phát triển củ 1,60 0,7 0,65 10/1/2017 Phát triển củ 1,30 0,5 0,35 17/1/2017 Chuẩn bị thu hoạch 0,50 0,3 0,15 Trung bình 1,1 0,6 0,42

Hình 4.7. Diễn biến mật độ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus trên su hào vụ Đông xuân 2016 - 2017

tại Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên

Số liệu bảng 4.3 và hình 4.7 cho thấy ở địa điểm điều tra trên cây su hào sâu tơ và sâu xanh bướm trắng hình thành gây hại từ đầu vụ. Trong khi đó bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus xuất hiện muộn hơn, mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng ở đầu vụ trên địa điểm điều tra đều thấp và cao nhất vào giai đoạn cây phát triển củ (0,83 con/bẫy) trùng với cao điểm của sâu tơ và sâu xanh bướm trắng.

Qua 2 bảng 4.2 và 4.3 mật độ trung bình của sâu tơ và sâu xanh bướm trắng vụ Xuân 2016 tại Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên là 0,62 con/m2 và 0,29 con/m2 là thấp hơn so với vụ Đông năm 2016-2017 với mật độ sâu tơ là 1,1 con/m2, mật độ sâu xanh bướm trắng là 0,60 con/m2. Mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus có mối tương quan với mật độ 2 loài sâu tơ và sâu khoang, điều tra mật độ trung bình bọ chân chạy cánh viền trắng vụ Xuân 2016 (0,17 con/bẫy) thấp hơn so với vụ Đông 2016 – 2017 là 0,42 con/bẫy.

4.2.2. Diễn biến số lượng của bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên cải xanh vụ xuân 2016 tại Văn Lâm, Hưng Yên

Số liệu bảng 4.4 và hình 4.8 cho thấy trong một lứa rau sâu tơ và sâu xanh bướm trắng có mật độ tăng dần và cao nhất vào cuối giai đoạn cây cải xanh phát triển lá. Mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus tăng theo mật độ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng trên đồng ruộng nhưng chậm hơn, ở giai đoạn cuối

vụ chuẩn bị thu hoạch mật độ sâu tơ và sâu xanh bướm trắng giảm dần, mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng cũng giảm dần số lượng.

Bảng 4.4. Diễn biến mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên cải xanh vụ Xuân năm 2016

tại Văn Lâm, Hưng Yên

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ sâu tơ (con/m2) Mật độ sâu xanh bướm trắng (con/m2) Mật độ chân chạy (con/bẫy hố) 5/3 Hồi xanh – 4 lá 0,2 0 0 12/3 6 lá 0,1 0,05 0,02 19/3 8 lá 0,1 0,07 0,05 26/3 10 lá 0,3 0,2 0,15 2/4 Thu hoạch 0,1 0,08 0,05 10/4 Hồi xanh – 4 lá 0,05 0,1 0 17/4 6 lá 0,1 0,2 0,01 24/4 8 lá 0,2 0,25 0,15 1/5 10 lá 0,25 0,15 0,22 8/5 Thu hoạch 0,1 0,05 0,03

Hình 4.8. Diễn biến mật độ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus trên cải xanh vụ Xuân 2016 tại Như Quỳnh,

Qua bảng 4.5 và hình 4.8 ta thấy từ đầu vụ Đông 2016 – 2017 từ giai đoạn cây cải xanh hồi xanh – 4 lá sâu tơ và sâu xanh bướm trắng có mật độ tăng dần và cao nhất vào cuối vụ. Mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng xuất hiện muộn hơn ở đầu vụ, sau đó tăng dần theo mật độ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng trên đồng ruộng nhưng chậm hơn, ở cuối vụ khi mật độ sâu tơ và sâu xanh bướm trắng giảm dần mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus vẫn tăng và còn ở lại trong đất trú ngụ tại những tàn dư cây cải xanh còn sót lại sau khi thu hoạch.

Bảng 4.5. Diễn biến mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên cải xanh vụ Đông xuân năm 2016 - 2017

tại Văn Lâm, Hưng Yên

Ngày điều tra Giai đoạn

sinh trưởng Mật độ sâu tơ (con/m2) Mật độ sâu xanh bướm trắng (con/m2) Mật độ chân chạy (con/bẫy hố) 5/9 Hồi xanh – 4 lá 0,5 0,05 0 12/9 6 lá 0,7 0,1 0,05 19/9 8 lá 1,1 0,5 0,1 26/9 10 lá 1,5 0,8 0,3 3/10 Thu hoạch 0,3 0,03 0,05 10/10 Hồi xanh – 4 lá 0,1 0,05 0,05 17/10 6 lá 0,5 0,15 0,15 24/10 8 lá 1,8 0,5 0,4 31/10 10 lá 2,2 1,1 0,8 7/11 Thu hoạch 0,7 0,3 1,1 15/11 Hồi xanh – 4 lá 0,3 0,1 0,5 22/11 6 lá 1,1 0,3 0,6 29/11 8 lá 2,5 0,7 0,9 6/12 10 lá 3,2 1,3 1,1 13/12 Thu hoạch 3,5 1,8 2,2 20/12 Hồi xanh – 4 lá 1,1 0,5 0,8 27/12 6 lá 3,5 0,7 1,5 3/1/2017 8 lá 10,5 0,6 2,3 11/1/2017 10 lá 13,3 0,9 3,6 18/1/2017 Thu hoạch 14,6 0,3 3,6

Hình 4.9. Diễn biến mật độ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus trên cải xanh vụ Đông 2016 tại Như Quỳnh,

Văn Lâm, Hưng Yên.

Qua 2 bảng 4.4. và 4.5. cho thấy mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng, mật độ sâu xanh bướm trắng và mật độ sâu tơ có mối tương quan số lượng với nhau, khi mật độ sâu tăng lên thì mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus

cũng tăng theo, đến cuối vụ mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng đạt mật độ cao nhất. Mật độ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bọ chân chạy cánh viền trắng ở vụ Đông cao hơn so với vụ Xuân.

4.2.3. Diễn biến số lượng của trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên cải bắp 2016 tại Tân circumdatus, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên cải bắp 2016 tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên

Diễn biến mật độ sâu non sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và ấu trùng bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus trên ruộng cải bắp (KK Cross) ở Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên chúng tôi điều tra thu được kết quả ở bảng 4.6. và hình 4.10 . Kết quả cho thấy sâu non sâu tơ xuất hiện sớm vào ngày 10/8 giai đoạn cây có 3-5 lá còn trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng xuất hiện muộn hơn vào ngày 17/8 giai đoạn cây có 4-6 lá. Mật độ sâu tơ xuất hiện thành 2 cao điểm vào giai đoạn 10-11 lá là 3,5 con/m2 và giai đoạn khi cây cải bắp vào cuốn là 4,5 con/m2; còn mật độ trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng xuất hiện cao điểm muộn hơn là 0,9 con/bẫy và 1,5 con/bẫy vào giai đoạn cuốn bắp sau đó giảm dần đến cuối vụ.

Bảng 4.6. Diễn biến mật độ trưởng thành C. circumdatus, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên cải bắp vụ hè thu năm 2016

tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên Ngày điều tra Giai đoạn sinh

trưởng

Mật độ

Sâu tơ cánh viền trắng Bọ chân chạy Con/m2 Con/bẫy 3/8 Hồi xanh 0 0 10/8 3-5 lá 0,8 0 17/8 4-6 lá 1,5 0,25 24/8 6-8 lá 2,3 0,3 31/8 10-11 lá 3,4 0,6 7/9 11-13 lá 3,1 1,1 14/9 Trải lá bàng 2,9 0,4 21/9 Trải lá bàng 3,3 0,3 28/9 Vào cuốn 4,5 0,85 5/10 Cuốn bắp 3,4 1,8 12/10 Cuốn bắp 2,7 0,8 19/10 Cuốn bắp 1,9 0,5 26/10 Cuốn bắp 1,2 0,1 2/11 Thu hoạch 0,9 0,05 Trung bình 2,28 0,50

Hình 4.10. Mối quan hệ giữa mật độ sâu non sâu tơ và trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus trên cải bắp vụ hè thu 2016-2017

Xây dựng đường biểu diễn về mối quan hệ giữa mật độ sâu non sâu tơ và trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng C, circumdatus trên cải bắp (KK Cross) vụ hè thu 2016 - 2017 tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên ta có phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,233x với R2 = 0,476, r=0,69 <0,7

Diễn biến mật độ sâu non sâu tơ và ấu trùng bọ chân chạy cánh viền trắng

C. circumdatustrên ruộng cải bắp vụ Đông xuân 2016-2017 tại Tân Quang, Văn

Lâm, Hưng Yên, chúng tôi điều tra thu được kết quả ở bảng 4.7 và hình 4.11 Kết quả ghi nhận sâu non sâu tơ xuất hiện sớm ngay từ đầu vụ ngày 10/11/2016 giai đoạn cây hồi xanh, còn trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng xuất hiện muộn hơn vào ngày 17/11/2016 giai đoạn cây có 3-5 lá, Mật độ sâu non sâu tơ xuất hiện thành 2 cao điểm vào giai đoạn cây 10-11 lá mật độ 3,4 con/m2 và giai đoạn cải bắp vào cuốn mật độ 4,5 con/m2; trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng xuất hiện muộn hơn cao nhất vào 2 giai đoạn là khi cây 11 – 13 lá và giai đoạn cuốn bắp là 1,1 con/bẫy và 1,8 con/bẫy sau đó giảm dần đến cuối vụ.

Xây dựng đường biểu diễn về mối quan hệ giữa mật độ sâu non sâu tơ và trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus trên cải bắp (KK Cross) vụ Đông xuân năm 2016 - 2017 tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên ta có phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,175x +0,033 với R2 = 0,435, r = 0,66.

Bảng 4.7. Diễn biến mật độ trưởng thành C. circumdatus và sâu tơ trên cải bắp vụ Đông xuân năm 2016 - 2017 tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng

Mật độ Sâu tơ Con/m2 Bọ chân chạy cánh viền trắng Con/bẫy 10/11/2016 Hồi xanh 0,5 0 17/11/2016 3-5 lá 1,2 0,05 24/11/2016 4-6 lá 2,3 0,15 1/12/2016 6-8 lá 3,5 0,44 8/12/2016 10-11 lá 5,3 0,6 15/12/2016 11-13 lá 4,7 1,4 22/12/2016 Trải lá bàng 3,8 0,75 29/12/2016 Trải lá bàng 4,5 0,55 5/1/2017 Vào cuốn 8,3 0,85 12/1/2017 Cuốn bắp 5,4 1,9 17/1/2017 Cuốn bắp 3,9 1,3 24/1/2017 Cuốn bắp 2,4 0,6 31/1/2017 Cuốn bắp 1,5 0,3 7/2/2017 Thu hoạch 1,3 0,1 Trung bình 3,47 0,64

Hình 4.11. Mối quan hệ giữa mật độ sâu non sâu tơ và trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng C, circumdatus trên cải bắp vụ Đông xuân 2016-2017

Qua 2 bảng 4.6 và 4.7 ta thấy mật độ trung bình của sâu tơ tại vụ Đông sớm (2,28 con/m2) thấp hơn vụ Đông muộn (3,47 con/m2) vì mật độ sâu tơ ảnh hưởng đến mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng nên ta cũng thấy mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng vụ hè thu (0,50 con/bẫy) thấp hơn vụ đông xuân (0,64 con/bẫy).

Với R2 = 0,476; R2 =0,435 (tương ứng r= 0,69 và r = 0,66< 0,7) mối quan hệ giữa mật độ sâu non sâu tơ và trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng C.

circumdatus trên cải bắp (KK Cross) là mối quan hệ tương đối chặt thể hiện rõ

mối quan hệ giữa vật bắt mồi và vật mồi. Vì vậy loài bọ chân chạy cánh viền trắng có ý nghĩa trong việc khống chế sâu hại trên rau họ hoa thập tự.

4.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA BỌ CHÂN CHẠY CÁNH VIỀN TRẮNG CHLAENIUS CIRCUMDATUS BRULLE TRẮNG CHLAENIUS CIRCUMDATUS BRULLE

Nghiên cứu loài bọ chân chạy cánh viền trắng C,circumdatus là loài biến thái hoàn toàn, thuộc họ Carabidae, bộ Coleoptera, trải qua 4 pha phát dục:

Pha trứng:

Khi nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm con cái đẻ trứng rải rác trên mặt đất, Trứng có hình bầu dục, màu trắng đục, sắp nở có màu trắng trong, một đầu hơi đen lại,

+ Chiều dài trứng: 0,9 mm- 1,3 mm; trung bình là 1,16 ± 0,02 mm + Chiều rộng trứng: 0,4 mm – 0,7 mm; trung bình là 0,52 ± 0,02 mm

Hình 4,12, Trứng và ấu trùng bọ chân chạy cánh viền trắng

Chlaenius circumdatus Brulle

Pha ấu trùng:

Ấu trùng bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus có 3 tuổi, cơ thể thon dài có phân đốt, chia thành 3 phần rõ rệt: phần đầu, phần ngực và phần bụng và phân chia thành mặt bên, mặt bụng, mặt lưng, Tuổi 1 mặt lưng có màu nâu đen, sang đến tuổi 2 bắt đầu xuất hiện cánh viền trắng nhỏ hai bên sườn, Tuổi 3 thì viền trắng to và rõ ràng hơn. Đầu có màu nâu đỏ, hàm trên rất phát triển thể hiện tính bắt mồi của loài. Râu đầu ngắn. Ngực có 3 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân. Chân gồm 5 đốt: đốt chậu, đốt chuyển, đốt đùi, đốt ống và đốt bàn chân, cuối đốt có dạng móc. Bụng có 11 đốt, đốt cuối cùng kích thước nhỏ nhất hơi cụp xuống mang 2 lông đuôi tương đối dài, phần gốc và phần đầu lông đuôi có màu trắng.

Ấu trùng tuổi 1:

Lúc mới nở màu trắng, sau và giờ chuyển sang màu đen, mặt bụng màu trắng đục,Cơ thể thon dài, có nhiều lông nhỏ, thuôn dần về cuối bụng, các đốt ngực phình to hơn các đốt bụng. Đầu màu nâu đỏ. Đôi hàm trên to khỏe, mắt kép màu đen, Cuối bụng có đôi lông đuôi dài và phân đốt,

+ Chiều dài: 3,0 mm – 4,3 mm; trung bình 3,78 ± 0,07 mm + Chiều rộng: 0,4 mm – 1,1 mm; trung bình 0,81 ± 0,05 mm

Ấu trùng tuổi 2:

Mới lột xác cơ thể có màu trắng, sau chuyển dần sang màu nâu đen, xuất hiện 2 viền trắng nhỏ ở hai bên sườn cánh, mặt bụng màu trắng đục. Đầu màu nâu vàng, đôi râu đầu màu nâu, mắt kép màu đen.

+ Chiều dài: 6,0 mm – 10,0 mm; trung bình 7,65 ± 0,19 mm + Chiều rộng: 1,3mm – 1,8 mm; trung bình 1,51 ± 0,03 mm

Ấu trùng tuổi 3:

Mới lột xác cơ thể yếu mềm, màu trắng. Khi ổn định, mặt lưng có màu đen ở chính giữa, hai bên màu trắng, giữa các đốt bụng cũng được ngăn cách với nhau bởi các khoảng màu trắng đục. Đầu màu vàng nâu, râu đầu ngắn, mắt kép màu đen, đôi hàm trên to khỏe. Ba đôi chân ngực rất phát triển màu trắng đục. Cuối tuổi 3, cơ thể căng phồng, các đốt cơ thể ngắn lại để chuẩn bị hóa nhộng, Ấu trùng tuổi 3 có kích thước lớn hơn so với tuổi 1 và tuổi 2.

+ Chiều dài: 13,5mm – 17,2 mm; trung bình 14,63 ± 0,19 mm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng bắt mồi thuộc họ chân chạy (carabidae) trên rau họ hoa thập tự tại văn lâm, hưng yên năm 2016 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài chlaenius circumdatus brulle (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)