Phương pháp bố trí thí nghiệm nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (ralstonia solanacearum smith) hại khoai tây tại quảng ninh và biện pháp sinh học phòng trừ bệnh (Trang 39 - 41)

trong điều kiện chậu vại và ngoài đồng ruộng

3.5.3.1. Phương pháp nghiên cu tính gây bnh ca mu phân lp vi khun gây bnh héo xanh

- Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo trên khoai tây (theo quy tắc Koch):

+ Tiến hành trồng củ khoai tây vào các chậu có chứa đất canh tác (đất được hấp ở 1210C; 1,5 atm trong 45 phút), đến khi cây có 3 - 5 lá thật thì tiến hành lây bệnh. Từ nguồn vi khuẩn đã được phân lập, sử dụng để lây bệnh nhân tạo trên khoai tây. Nguồn vi khuẩn được với mật độ bào tử 108cfu/1ml, tiến hành lây bệnh nhân tạo bằng phương pháp tiêm nách lá (dùng xilanh tiêm vào nách lá thứ 3-4). Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 30 cây.

+ Chỉ tiêu: Theo dõi số cây bị bệnh, tính tỷ lệ bệnh (%) sau 7, 14, 21, 28 ngày lây nhiễm.

3.5.3.2. Thí nghim kho sát kh năng phòng tr bnh héo xanh vi khun trong điu kin chu vi ti nhà lưới

Phương pháp tiến hành:

Thí nghiệm được bố trí gồm 4 công thức trên giống khoai tây Atlantic và Solara. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 30 cây (1 củ/chậu nhựa 18cm x 22cm). Củ giống khoai tây được ngâm trong dung dịch chế phẩm sinh học BT15, dung dịch mẫu phân lập vi khuẩn R. solanacearum với thời gian là 30 phút (khi củ khoai tây đã nảy mầm). Dung dịch chế phẩm sinh học BT15 và dung dịch mẫu phân lập vi khuẩn gây bệnh héo xanh được sử dụng ở mật độ tế bào 108 CFU/ml. Giá thể trồng chậu vại là đất tầng canh tác và trấu hun với tỷ lệ 1 : 1

được hấp khử trùng ở nhiệt độ 1210C; 1,5 atm trong 45 phút.

- Kỹ thuật trồng trọt theo “Kỹ thuật sản xuất khoai tây” (2009) của Cục Trồng trọt.

+) CT1 (đối chứng): Ngâm củ khoai tây trong 300ml dung dịch mẫu phân lập vi khuẩn R. solanacearum – QN41.

+) CT2: Ngâm củ khoai tây vào 300ml dung dịch chế phẩm sinh học BT15, sau khi củ khoai tây nảy mầm lên mặt đất thì tưới 300ml dịch vi khuẩn R.

solanacearum.

+) CT3: Ngâm củ khoai tây đồng thời vào 300ml dung dịch vi khuẩn R.

solanacearum và 300ml dung dịch chế phẩm sinh học BT15, sau đó trồng.

+) CT4: Ngâm củ khoai tây trong 300 ml dung dịch vi khuẩn R.

solanacearum, sau khi củ khoai tây nảy mầm lên mặt đất thì tưới 300ml dịch chế

phẩm sinh học BT15.

Thời gian ngâm củ khoai tây trong các dịch vi khuẩn R. solanacearum và dịch chế phẩm sinh học BT15 là 30 phút, mỗi bình ngâm 10 củ.

Chỉ tiêu: Theo dõi số cây bị bệnh, tính tỷ lệ bệnh (%) sau 7, 14, 21, 28 ngày lây nhiễm.

3.5.3.3. Thí nghim kho sát kh năng phòng tr bnh héo xanh vi khun hi khoai tây bng chế phm sinh hc BT15 trong điu kin ngoài đồng rung

- Thí nghiệm được bố trí trên giống khoai tây Atlantic và Solara ở vụ đông năm 2015 tại Quảng Yên - Quảng Ninh.

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, tiến hành với 3 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, diện tích ô thí nghiệm ở mỗi lần nhắc lại là 8m2 (48 cây). Thí nghiệm sử dụng mẫu phân lập vi khuẩn gây bệnh héo xanh

R. solanacearum – QN41.

- Kỹ thuật trồng trọt theo “Kỹ thuật sản xuất khoai tây” (2009) của Cục Trồng trọt.

Các công thức được bố trí thí nghiệm như sau:

+) CT1 (đối chứng): Tưới 300ml dịch vi khuẩn R. solanacearum (mật độ tế

bào 108 CFU/ml) cho 1 cây, sau 10 ngày tưới 300ml nước lã.

+) CT2: Tưới 300ml dịch vi khuẩn R. solanacearum cho 1 cây, sau 10 ngày tưới 200ml chế phẩm sinh học BT15 (mật độ tế bào 108 CFU/ml).

+) CT3: Tưới 300ml dịch vi khuẩn R. solanacearum cho 1 cây, sau 10 ngày tưới 300ml chế phẩm sinh học BT15 (mật độ tế bào 108 CFU/ml).

- Thời gian tưới dung dịch vi khuẩn R. solanacearum lây bệnh HXVK là 20 ngày sau trồng (cây khoai tây đã cao 15cm - 20cm).

Chỉ tiêu: Theo dõi số cây bị bệnh, tính tỷ lệ bệnh (%) và hiệu lực phòng trừ

bệnh HXVK (%) của chế phẩm BT15 sau 7, 14 ngày.

- Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm sinh học BT15 trong điều kiện chậu vại và ngoài đồng ruộng được tính theo công thức Abbott.

+) Công thức Abbott:

HLPT (%) = x 100

Trong đó:

HLPT (%): Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm sinh học.

C: số cây chết ở công thức đối chứng (không xử lý chế phẩm). T: số cây chết ở công thức thí nghiệm (có xử lý chế phẩm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (ralstonia solanacearum smith) hại khoai tây tại quảng ninh và biện pháp sinh học phòng trừ bệnh (Trang 39 - 41)