Tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây khoai tây trong vụ Đông 2014 và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (ralstonia solanacearum smith) hại khoai tây tại quảng ninh và biện pháp sinh học phòng trừ bệnh (Trang 43 - 46)

và vụ Xuân 2015

Để góp phần vào công tác phòng trừ bệnh HXVK hại khoai tây, cũng như

nâng cao năng suất, chất lượng giống khoai tây, khoai tây thương phẩm tại Quảng Ninh, vụ Đông 2014 và vụ Xuân năm 2015 chúng tôi đã tiến hành điều tra, tìm hiểu tình hình gây hại của bệnh HXVK trên cây khoai tây. Chúng tôi tiến hành điều tra thu thấp số liệu tại vụ Đông và vụ Xuân, kết quả số liệu được thể

hiện qua bảng 4.1 và bảng 4.2.

Bảng 4.1. Điều tra bệnh héo xanh vi khuẩn hại khoai tây vụĐông năm 2014 tại Quảng Ninh

Địa điểm điều tra Giống Giai đoạn sinh trưởng TLB (%)

Bình Khê - Đông Triều Atlantic Đâm tia – hình thành củ 6,1 Solara Đâm tia – hình thành củ 2,9 Minh Thành - Quảng Yên Atlantic Đâm tia – hình thành củ 6,3 Solara Đâm tia – hình thành củ 3,6 Bằng Cả - Hoành Bồ Atlantic Đâm tia – hình thành củ 6,0

Solara Đâm tia – hình thành củ 3,1 Tình Húc - Bình Liêu Atlantic Đâm tia – hình thành củ 6,9 Solara Đâm tia – hình thành củ 5,1 Quảng Tân - Đầm Hà Atlantic Đâm tia – hình thành củ 5,1

Solara Đâm tia – hình thành củ 3,7

Từ kết quả điều tra về mức độ gây hại của bệnh HXVK trên cây khoai tây tại các vùng trồng ở Quảng Ninh cho thấy bệnh gây hại khá phổ biến.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 5 vùng khoai tây và trên hai giống: Atlantic (nguồn gốc Hàn Quốc) và giống Solara (nguồn gốc Đức). Kết quả cho thấy bệnh HXVK có mức độ gây hại cao nhất trên giống Atlantic tại xã Tình Húc huyện Bình Liêu với tỷ lệ bệnh lên đến 6,9%, cũng trên giống Atlantic mức độ

gây hại ít nhất ở tại xã Quảng Tân huyện Đầm Hà với tỷ lệ bệnh là 5,1%. Trên giống khoai tây Solara mức độ gây hại của bệnh HXVK ít hơn so với giống Atlantic, cụ thể: tỷ lệ bệnh cao nhất ở giống Solara là 5,1% tại xã Tình Húc (Bình Liêu) và tỷ lệ bệnh thấp nhất là 2,9% tại xã Bình Khê thị xã Đông Triều. Từ năm 2012 cho đến 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh diện tích trồng giống khoai tây Atlantic ngày một tăng, do tỉnh có chủ trương quy hoạch và hỗ trợ vùng trồng khoai tây hàng hóa, đặc biệt giống khoai tây Atlantic là giống phù hợp cho công nghệ chế biến thực phẩm. Qua số liệu điều tra ở bảng 4.1 trên cho thấy: giống khoai tây Atlantic bị nhiễm bệnh HXVK sẽ

là một khó khăn và trở ngại cho việc phát triển sản xuất khoai tây hàng hóa tại Quảng Ninh. Do đó, chúng tôi tiếp tục tiến hành điều tra tình hình bệnh hại ở

vụ xuân 2015 tại Quảng Ninh để làm cơ sở cho việc hạn chế sự gây hại cũng như có những giải pháp trong định hướng phòng trừ bệnh.

Hình 4.1. Triệu chứng bệnh héo xanh khoai tây

A: Triệu chứng cây bị bệnh ngoài đồng ruộng B: Triệu chứng bệnh tại bó mạch thân cây C: Triệu chứng bệnh khi bổ củ

Cây khoai tây là một trong những cây trồng có khung thời vụ trồng rộng, thời gian trồng có thể kéo dài tương ứng với khoảng thời gian từ tháng 10 của năm trước cho đến hết tháng 1 năm sau. Sau khi điều tra, theo dõi đánh giá bệnh HXVK hại khoai tây vụĐông, chúng tôi tiếp tục theo dõi, điều tra tình hình gây hại của bệnh HXVK trên cây khoai tây vào vụ xuân năm 2015 tại Quảng Ninh. Kết quảđược thể hiện tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Điều tra bệnh héo xanh vi khuẩn hại khoai tây vụ xuân năm 2015 tại Quảng Ninh

Địa điểm điều tra Giống Giai đoạn sinh trưởng TLB (%)

Bình Khê - Đông Triều Atlantic Đâm tia – hình thành củ 6,8 Solara Đâm tia – hình thành củ 4,7 Minh Thành - Quảng Yên Atlantic Đâm tia – hình thành củ 7,5 Solara Đâm tia – hình thành củ 5,2 Bằng Cả - Hoành Bồ Atlantic Đâm tia – hình thành củ 6,5

Solara Đâm tia – hình thành củ 3,5 Tình Húc - Bình Liêu Atlantic Đâm tia – hình thành củ 7,5 Solara Đâm tia – hình thành củ 5,1 Quảng Tân - Đầm Hà Atlantic Đâm tia – hình thành củ 6,1 Solara Đâm tia – hình thành củ 4,0

Từ kết quả điều tra bệnh HXVK hại khoai tây trên hai giống Atlantic và giống Solara vụ xuân năm 2015 tại Quảng Ninh cho thấy bệnh HXVK có mức độ

gây hại cao nhất trên giống Atlantic tại xã Tình Húc huyện Bình Liêu và Phường Minh Thành thị xã Quảng Yên với tỷ lệ bệnh lên đến 7,5%, cũng trên giống Atlantic mức độ gây hại ít nhất ở tại xã Bằng Cả huyện Hoành Bồ với tỷ lệ bệnh là 3,5%. Trên giống khoai tây Solara mức độ gây hại của bệnh HXVK ít hơn so với giống Atlantic, cụ thể: tỷ lệ bệnh cao nhất ở giống Solara là 5,2% tại Phường Minh thành thị xã Quảng Yên và tỷ lệ bệnh thấp nhất là 3,5% tại xã Bằng Cả huyện Hoành Bồ.

Từ những kết quả điều tra tại các bảng 4.1 và 4.2 trên cho thấy từng vùng đất trồng ở các địa điểm khác nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau đến sự phát sinh, phát triển và gây hại của bệnh HXVK trên cây khoai tây. Qua

kết quả điều tra bảng 4.1 và 4.2 cho thấy tình hình gây hại của bệnh HXVK trên cây khoai tây vụ xuân năm 2015 cao hơn so với vụ đông năm 2014 - 2015, để đánh giá mức độ gây hại của bệnh HXVK hại trên cây khoai tây chúng tôi tiếp tục điều tra quá trình phát sinh phát triển của bệnh HXVK trên khoai tây vụ xuân năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (ralstonia solanacearum smith) hại khoai tây tại quảng ninh và biện pháp sinh học phòng trừ bệnh (Trang 43 - 46)