Biện pháp kỹ thuật và các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và phương thức cấy đến sinh trưởng, năng suất giống lúa TBR225 tại huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

Phần 3 Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

3.5.3.Biện pháp kỹ thuật và các chỉ tiêu theo dõi

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.3.Biện pháp kỹ thuật và các chỉ tiêu theo dõi

3.5.3.1. Các biện pháp kỹ thuật khác được áp dụng trong mô hình

- Thời vụ: Gieo mạ: 24/01/2017

Cấy: 08/02/2017

Thu hoạch: 06-08/6/2017

- Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, nhuyễn, san phẳng và nhặt sạch cỏ dại. Thời gian bừa xong trước khi cấy khoảng 1-1,5 ngày.

- Lượng phân bón/1ha: 8 tấn phân chuồng hoai mục + 100kgN+ 70kg P2O5+ 120kg K2O

- Cách bón phân:

+ Bón lót: (Trước khi bừa cấy): 100% phân chuồng hoai mục+ 70% P2O5 + 20% N + 10%K2O

+ Thúc lần 1 (Khi bén rễ hồi xanh): 15% P2O5 + 50%N+20%K2O. + Thúc lần 2 (bón đón đòng): 15% P2O5 + 30%N+ 50%K2O. + Thúc lần 3 (Khi lúa trỗ hoàn toàn): 20% K2O.

3.5.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

a. Theo dõi thời gian sinh trưởng

- Thời gian sinh trưởng: tính số ngày từ khi gieo đến khi có 85% số hạt chín trên bông.

- Theo dõi ngày để tính thời gian từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa. + Ngày gieo

+ Ngày cấy

+ Ngày bắt đầu đẻ nhánh: khi có 10% số cây theo dõi đẻ nhánh (có nhánh đầu tiên ra khỏi bẹ lá tương ứng khoảng 1 cm).

+ Ngày trỗ: khi có 10% số cây theo dõi trỗ bông (có bông thoát ra khỏi bẹ lá đòng).

+ Ngày trỗ tập trung: khi có 50% số cây theo dõi trỗ bông. + Ngày trỗ hoàn toàn: khi có 80% số cây theo dõi trỗ bông. + Ngày chín sữa

+ Ngày chín sáp

+ Ngày chín hoàn toàn: khi có 85% số bông chín (hạt chắc, cứng, vỏ hạt chuyển sang màu vàng nhạt, khô dần).

b.Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

Định cây theo dõi: trên mỗi ô thí nghiệm đánh dấu 10 khóm theo 2 đường chéo góc, theo dõi 10 khóm/ô thí nghiệm.

* Theo dõi động thái sinh trưởng ở các giai đoạn từ khi gieo đến khi thu hoạch, 10 ngày theo dõi 1 lần.

- Động thái tăng chiều cao: Đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất.

- Động thái đẻ nhánh: Đếm tất cả nhánh của các khóm đã đánh dấu trước. + Hệ số đẻ nhánh:

Hệ số đẻ nhánh = Số nhánh tối đa Số dảnh cấy + Hệ số đẻ nhánh hữu hiệu:

Hệ số đẻ nhánh hữu hiệu = Số nhánh hữu hiệu Số dảnh cấy

- Động thái ra lá trên thân chính: đánh dấu các lá mới xuất hiện theo số lá lẻ, đếm số lá trên thân chính.

Khi mạ được 3 lá (bắt đầu cấy) thì bắt đầu đánh dấu số lá:lá thứ 3 đánh dấu 1 chấm sơn trắng; lá thứ 5 đánh dấu 2 chấm; lá thứ 7 đánh dấu 3 chấm; lá thứ 9 lại quay về đánh 1 chấm, cứ theo dõi như vậy đến khi ra lá đòng ghi số liệu số lá/thân chính.

* Các chỉ tiêu sinh lý được xác định tại 3 thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh tối đa, thời kỳ trỗ và thời kỳ chín sáp.

Mỗi ô thí nghiệm lấy 3 khóm theo dõi các chỉ tiêu sau: + Chỉ số diện tích lá (LAI): m2 lá/m2 đất

Theo phương pháp cân trực tiếp. Cắt tất cả các lá dàn đều trên tấm kính 1dm2. Sau đó cân khối lượng 1dm2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và cân toàn bộ khối lượng lá tươi rồi tính theo công thức:

LAI =

P1 x Số khóm/m2 đất

(m2 lá/m2 đất) P2

Trong đó: P1 là khối lượng trung bình toàn bộ lá tươi/1khóm (g) P2 là khối lượng 1dm2 lá tươi (g)

+ Khối lượng chất khô tích luỹ (DM ): g/m2

Những cây sau khi đo diện tích lá được đem sấy ở nhiệt độ 800C đến khối lượng không đổi. Sau đó cân riêng thân lá. Từ mật độ cấy, tính ra số g/m2

.

c. Mức độ nhiễm sâu bệnh

Theo dõi và đánh giá mức độ nhiễm các loại sâu bệnh trên lúa và đánh giá theo tiêu chuẩn ngành quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa 10 TCN 558-2002.

- Sâu cuốn lá nhỏ: tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống và phân theo cấp: Cấp 0: Không bị hại Cấp 1: 1-10% cây bị hại Cấp 3: 11-20 cây bị hại Cấp 5: 21-35 cây bị hại Cấp 7: 36-50 cây bị hại Cấp 9: >51 cây bị hại

- Sâu đục thân: tính tỷ lệ dảnh bị chết và bông bạc do sâu hại, phân theo cấp: Cấp 0: Không bị hại Cấp 1: 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc Cấp 3: 11-20% số dảnh chết hoặc bông bạc Cấp 5: 21-30% số dảnh chết hoặc bông bạc Cấp 7: 31-50% số dảnh chết hoặc bông bạc Cấp 9: >51% số dảnh chết hoặc bông bạc

- Bệnh bạc lá: quan sát diện tích vết bệnh trên lá từ giai đoạn lúa làm đòng cho đến giai đoạn vào chắc và cho điểm theo thang điểm:

Điểm 0: Không có vết bệnh

Điểm 1: Diện tích vết bệnh trên lá từ 1-5% Điểm 3: Diện tích vết bệnh trên lá từ 6-12% Điểm 5: Diện tích vết bệnh trên lá từ 13-25% Điểm 7: Diện tích vết bệnh trên lá từ 25-50% Điểm 9: Diện tích vết bệnh trên lá từ 51-100%

- Bệnh đạo ôn:

Điểm 0: Không bị hại Điểm 1: <5% số lá bị hại Điểm 3: 5-10% số lá bị hại Điểm 5: 11-25% số lá bị hại Điểm 7: 26-50% số lá bị hại Điểm 9: >50% số lá bị hại + Bệnh khô vằn:

Điểm 0: Không có triệu chứng bệnh

Điểm 1: Vết bệnh nằm thấp hơn 20% chiều cao cây Điểm 3: Vết bệnh nằm từ 20-30% chiều cao cây Điểm 5: Vết bệnh nằm từ 31-45% chiều cao cây Điểm 7: Vết bệnh nằm từ 46-65% chiều cao cây Điểm 9: Vết bệnh nằm từ >65 % chiều cao cây trở lên

+ Rầy nâu: quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến giai đoạn lúa chín cho điểm theo thang điểm như sau:

Điểm 1: Bị hại rất nhẹ

Điểm 3: Lá thứ nhất và lá thứ 2 bị hại

Điểm 5: Tất cả các lá bị biến vàng, cây lùn rõ rệt hoặc cả hai

Điểm 7: Hơn nửa số cây bị chết, số còn lại bị héo vàng và lùn nặng Điểm 9: Tất cả các cây bị chết

d. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Mỗi công thức lấy 5 điểm theo đường chéo góc rồi đo đếm các chỉ tiêu: - Số khóm/m2: theo từng công thức thí nghiệm

- Số bông/khóm: đếm số bông trên mỗi khóm tại các điểm điều tra, mỗi điểm điều tra lấy 1 khóm.

- Số hạt/bông: đếm tổng số hạt trên mỗi bông tại các điểm điều tra, mỗi điểm điều tra lấy 1 khóm. Lấy giá trị trung bình của số hạt/bông.

- Tỷ lệ hạt chắc (%): đếm tổng số hạt chắc trên các bông điều tra trên. Lấy giá trị trung bình của số hạt chắc/bông.

Tỷ lệ hạt chắc (%) = Số hạt chắc/bông x 100% Số hạt/bông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khối lượng 1000 hạt (gram): cân thóc ở độ ẩm 13%, đếm lấy 200 hạt/mẫu, lặp lại 5 lần, sau đó suy ra khối lượng 1000 hạt.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha). NSLT = số bông/m2

x số hạt/bông x tỷ lệ hạt chắc (%) x P1000 hạt x 10-4. - Năng suất thực thu (tạ/ha): thu hoạch riêng từng ô, tách thóc, phơi khô, quạt sạch đạt độ ẩm 13-14% sau đó cân riêng khối lượng từng ô, rồi quy ra tạ/ha.

3.5.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập từ thí nghiệm được xử lý theo chương trình IRRISTAT 5.0 và Microsoft Excel 2010.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. HIỆN TRẠNG CANH TÁC GIỐNG LÚA TBR225 VÀ PHƢƠNG THỨC CẤY LÚA TẠI HUYỆN VĨNH TƢỜNG, TỈNH PHƢƠNG THỨC CẤY LÚA TẠI HUYỆN VĨNH TƢỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

4.1.1. Diện tích và cơ cấu giống lúa từ năm 2015-2017

Số liệu thống kê về diện tích và cơ cấu giống lúa của toàn huyện từ năm 2015-2017 và kết quả điều tra tại xã Vĩnh Sơn, thị trấn Vĩnh Tường được thể hiện ở bảng số liệu 4.1.

Qua bảng 4.1 cho thấy: Các giống lúa chủ yếu trong cơ cấu của huyện Vĩnh Tường là TBR225, Thiên ưu 8, Khang dân 18, Hương thơm số 1… trong đó Thiên ưu 8, TBR225, Hương thơm số 1 được UBND tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ giá giống theo chương trình tái cơ cấu của tỉnh. Diện tích giống lúa TBR225 trên toàn huyện tăng lên rất nhanh chủ yếu là ở vụ Xuân. Cụ thể, vụ Xuân năm 2015 từ diện tích giống lúa TBR225 chỉ dừng lại ở 15 ha (chiếm 0,24%) được xây dựng làm mô hình trình diễn đến vụ Xuân năm 2016 diện tích cấy giống lúa này được nhân rộng lên đến 334,1 ha (bằng 5,25%) và vụ Xuân năm 2017, sau khi giống lúa TBR225 được Bộ nông nghiệp&PTNT công nhận chính thức là giống Quốc gia và được đưa vào cơ cấu các giống hỗ trợ theo chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh thì diện tích giống lúa này được nhân lên tới 2.113,7 ha chiếm 33,33% cơ cấu các giống lúa toàn huyện. Tuy nhiên, do giống lúa TBR225 có bản lá to dễ nhiễm bạc lá trong điều kiện vụ Mùa cho nên UBND huyện Vĩnh Tường không khuyến cáo nông dân gieo cấy giống này. Diện tích giống lúa TBR225 trong vụ Mùa chiếm rất ít trong cơ cấu các giống lúa (0,05% năm 2015; 1,85% năm 2016). Các giống lúa khác có xu hướng giảm đặc biệt là giống lúa Khang dân 18 có chiều hướng giảm mạnh ở cả vụ Xuân và vụ Mùa. Vụ Xuân 2015 diện tích giống Khang dân 18 đạt 1.994,9 ha (chiếm 31,42%) giảm còn 1.021,5 ha (chiếm 16,11%) năm 2017. Vụ Mùa 2015 diện tích gieo cấy Khang dân 18 là 1.955,1 ha (chiếm 35,73%) giảm còn 1.346,5 ha (chiếm 25,48%. Các giống lúa chủ yếu khác cũng thay đổi qua các năm. Điều này thể hiện giống lúa TBR225 với nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống lúa khác về năng suất cũng như chất lượng đặc biệt trong điều kiện vụ Xuân cho nên giống lúa này đang được nhân rộng rất nhanh trên địa bàn huyện.

Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu giống lúa từ năm 2015-2017 (ĐVT: Diện tích: ha; Cơ cấu: %)

Giống lúa

Diện tích và cơ cấu

Toàn huyện* Xã Vĩnh Sơn** TT Vĩnh Tƣờng**

Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Năm 2015

Diện tích lúa (ha) 6.350,9 5.472,9 5,80 5,53 5,93 5,45 TBR22 5 Diện tích 15,0 2,7 1,70 0 0,86 0,25 Cơ cấu 0,24 0,05 29,31 0 14,51 4,59 HT1 Diện tích 950,3 703,6 0,56 1,35 1,24 1,67 Cơ cấu 14,97 12,86 9,66 24,42 20,91 30,65 Thiên ưu 8 Diện tích 1.374,0 1.402,9 1,20 2,13 1,92 1,59 Cơ cấu 21,64 25,64 20,69 38,52 32,38 29,18 KD18 Diện tích 1.994,9 1.955,1 1,34 1,27 0,73 0,70 Cơ cấu 31,42 35,73 23,11 22,97 12,31 12,85 Giống khác Diện tích 2.016,7 1408,6 1,00 0,78 1,18 1,24 Cơ cấu 31,73 25,72 17,23 14,09 19,89 22,73 Năm 2016

Diện tích lúa (ha) 6.373,0 5.285,6 5,53 5,53 5,72 5,65 TBR22 5 Diện tích 334,1 97,5 2,14 0,61 2,30 0,52 Cơ cấu 5,25 1,85 38,75 11,07 40,27 9,13 HT1 Diện tích 774,1 776,8 0,82 1,07 0,97 1,10 Cơ cấu 12,15 14,70 14,87 19,30 16,88 19,54 Thiên ưu 8 Diện tích 2.375,6 1.632,8 0,98 1,37 0,91 1,16 Cơ cấu 37,28 30,90 17,78 24,74 15,92 20,58 KD18 Diện tích 1.235,7 1.346,5 0,79 0,86 0,58 1,27 Cơ cấu 19,39 25,48 14,28 15,58 10,07 22,41 Giống khác Diện tích 1.653,5 1.432,0 0,79 1,62 0,96 1,60 Cơ cấu 25,93 27,07 14,33 29,30 16,86 28,33 Năm 2017

Diện tích lúa (ha) 6.343,1 5,33 5,92

TBR22 5 Diện tích 2.113,7 2,33 2,67 Cơ cấu 33,33 43,72 45,11 HT1 Diện tích 695,2 0,98 1,17 Cơ cấu 10,96 18,39 19,77 Thiên ưu 8 Diện tích 1.384,7 1,20 1,57 Cơ cấu 21,83 22,52 26,52 KD18 Diện tích 1.021,5 0,38 0,47 Cơ cấu 16,11 7,13 7,94 Giống khác Diện tích 1.128,0 0,44 0,04 Cơ cấu 17,77 8,24 0,66

Nguồn: * Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Vĩnh Tường (2017) ** Kết quả điều tra nông hộ (2017)

Kết quả điều tra ở bảng 4.1 cho thấy: tại 2 điểm đại diện trên địa bàn huyện thì giống lúa TBR225 được đưa vào gieo cấy khá sớm, bắt đầu từ năm 2015. Diện tích giống lúa này cũng tăng dần từ năm 2015 đến 2017, giống Khang dân 18 có xu hướng giảm nhanh. Cụ thể:

Tại xã Vĩnh Sơn, trong tổng số 30 hộ được phỏng vấn điều tra diện tích giống lúa TBR225 vụ Xuân từ 1,7 ha (chiếm 29,31%) năm 2015 đã tăng lên đến 2,14 ha năm 2016 (chiếm 38,75%) và 2,33 ha (chiếm 43,72%) vào năm 2017. Vụ mùa, cơ cấu giống lúa này chiếm rất ít 11,07% (năm 2016). Các giống lúa khác cũng có sự thay đổi qua các năm đặc biệt là giống Khang dân 18 có xu thế giảm mạnh. Vụ Xuân 2015 giống lúa Khang dân 18 được gieo cấy với tỷ lệ 23,11% giảm còn 7,13% trong vụ Xuân 2017, vụ Mùa từ 22,97% năm 2015 giảm còn 15,58% năm 2016 và có xu hướng tiếp tục giảm.

Tương tự như vậy, tại thị trấn Vĩnh Tường diện tích giống lúa TBR225 tăng mạnh trong điều kiện vụ Xuân từ 2015 (14,51%) đến 2017 (45,11%) nhưng ở vụ Mùa giống lúa này chiếm tỷ lệ rất ít trong cơ cấu giống lúa của các hộ được phỏng vấn từ 4,59% năm 2015 đến 9,13% năm 2016. Các giống lúa khác cũng có sự thay đổi trong cơ cấu giống lúa trong đó giống Khang dân 18 có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần.

4.1.2. Diện tích và tỷ lệ áp dụng các phƣơng thức cấy trên giống lúa TBR225 từ năm 2014-2016

Thực tế trên địa bàn Vĩnh Tường hiện nay đang tồn tại 2 phương thức cấy: cấy theo phương thức 1 hàng rộng, 1 hàng hẹp và cấy với khoảng cách hàng cách hàng đều nhau. Nhận thấy hiệu quả của phương thức cấy hàng rộng hàng hẹp, trong những năm gần đây UBND huyện Vĩnh Tường liên tục chỉ đạo Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện triển khai mô hình nhân rộng phương thức cấy mới này trên một số chân đất đại diện cho toàn huyện nhằm nhân rộng tiến bộ kỹ thuật này, đặc biệt là với các giống lúa cải tiến kiểu mới và các giống lúa lai có tiềm năng cho năng suất cao như TBR225, Thiên ưu 8, GS9, Đại Dương 8…

Diện tích và tỷ lệ áp dụng các phương thức cấy hàng rộng hàng hẹp, cấy hàng cách hàng đều nhau trên giống lúa TBR225 từ năm 2014-2016 được thể hiện qua bảng 4.2:

Bảng 4.2. Diện tích và tỷ lệ áp dụng các phƣơng thức cấy trên giống lúa TBR225 từ năm 2014-2016 Xã, thị trấn Năm Thời vụ DT lúa TBR22 5 (ha) Cấy hàng rộng - hàng hẹp Cấy hàng cách hàng đều nhau So sánh năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Năng suất (tạ/ha) Xã Vĩnh Sơn 2014 Xuân 0,74 0,14 19,35 66,67 0,62 83,87 64,64 2,03 Mùa 0,59 0,18 30,61 61,94 0,41 69,39 55,56 6,39 2015 Xuân 1,24 0,63 50,97 67,28 0,61 49,03 62,62 4,65 Mùa 0,70 0,40 56,41 63,01 0,31 43,59 58,50 4,51 2016 Xuân 2,14 1,87 87,39 66,53 0,27 12,61 64,85 1,69 Mùa 0,61 0,47 76,47 60,19 0,14 23,53 56,94 3,24 TT Vĩnh Tường 2014 Xuân 0,90 0,14 16,00 65,28 0,76 84,00 62,30 2,98 Mùa 0,47 0,32 69,23 60,19 0,14 30,77 54,17 6,02 2015 Xuân 1,15 0,61 52,60 67,88 0,55 47,40 63,34 4,54 Mùa 0,50 0,32 63,86 63,47 0,18 36,14 60,00 3,47 2016 Xuân 2,30 1,85 80,47 70,17 0,45 19,53 65,67 4,51 Mùa 0,52 0,41 79,07 61,76 0,11 20,93 56,48 5,28

Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ (2017)

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Ở cả 2 điểm điều tra, năng suất thực thu đạt được khi cấy 1 hàng rộng 1 hàng hẹp có sự chênh lệch đáng kể so với cấy hàng cách hàng đều nhau do vậy diện tích áp dụng cấy lúa theo phương thức hàng cách hàng đều nhau giảm mạnh và diện tích nông dân áp dụng cấy theo phương thức 1 hàng rộng 1 hàng hẹp tăng nhanh qua các năm ở cả vụ Xuân và vụ Mùa.. Điều này có thể lý giải do khi cấy lúa theo 1 hàng rộng 1 hàng hẹp với những khoảng cách phù hợp nhằm tận dụng được ánh sáng chiếu trực tiếp vào gốc, thân, lá để kích thích cây lúa phát triển nhanh, đẻ sớm và đẻ nhánh khỏe, do đó làm tăng số bông/khóm và tăng số hạt/bông. Phương pháp này cũng giúp bà con nông dân giảm được công cấy, công chăm sóc, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật… nên mặc dù là kỹ thuật mới nhưng phương thức cấy mới này đã nhanh chóng được nông dân tiếp nhận. Điều này cũng phù hợp với chủ trương, kế hoạch chỉ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và phương thức cấy đến sinh trưởng, năng suất giống lúa TBR225 tại huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)