Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến các chỉ tiêu sinh lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và phương thức cấy đến sinh trưởng, năng suất giống lúa TBR225 tại huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 61)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.2.Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến các chỉ tiêu sinh lý

4.2. Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến sinh trưởng, phát triển,

4.2.2.Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến các chỉ tiêu sinh lý

4.2.2.1. Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến chỉ số diện tích lá (LAI)

Lá là cơ quan quang hợp, có chức năng tích lũy năng lượng, tích lũy chất khô ảnh hưởng đến năng suất của cây. 95% chất hữu cơ mà cây xanh tổng hợp được là nhờ vào quá trình quang hợp ở lá. Để đánh giá sự phát triển của bộ lá người ta dựa vào chỉ số diện tích lá. Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng để đánh giá khả năng phát triển của bộ lá và cũng là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng quang hợp của quần thể ruộng lúa. Chỉ số diện tích lá càng lớn thì mức độ che phủ càng nhiều và làm giảm lượng nước bốc hơi khoảng trống, hạn chế quá trình mất đạm và đẩy nhanh quá trình tích luỹ vật chất. Tuy nhiên,

sự tăng diện tích lá vượt quá giới hạn cho phép thì hiệu suất quang hợp thuần không những tăng mà còn giảm do các lá che khuất lẫn nhau, hô hấp tăng làm tiêu hao chất hữu cơ tạo ra. Ngược lại, nếu diện tích lá quá thấp thì lãng phí năng lượng ánh sáng, dẫn đến năng suất thấp.

a. Ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách cây và hàng cấy đến chỉ số diện tích lá

Mỗi giống lúa có chỉ số diện tích lá thích hợp, chỉ số diện tích lá thay đổi phụ thuộc vào giống, phân bón, mật độ gieo cấy… Trong đó, việc bố trí khoảng cách cây và hàng cấy có ý nghĩa quan trọng đến chỉ số diện tích lá. Kết quả theo dõi ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách cây và hàng cấy đến chỉ số diện tích lá được thể hiện trong hình 4.1 và hình 4.2.

Hình 4.1. Ảnh hƣởng của khoảng cách cây đến chỉ số diện tích lá

Qua hình 4.1 và 4.2 nhận thấy, khoảng cách cây và hàng khác nhau cho kết quả chỉ số diện tích lá khác nhau. Chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở thời kỳ trỗ (trỗ 10%), sau đó giảm xuống ở thời kỳ chín sáp. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Đào Thế Tuấn (1977).

Với các khoảng cách cây khác nhau: Thời kỳ đẻ nhánh tối đa, chỉ số diện tích lá dao động 3,1 – 3,7 m2

lá/m2đất, đạt giá trị cao nhất tại công thức P3 (khoảng cách cây cách cây 16 cm) và thấp nhất tại công thức P1 (khoảng cách cây cách cây 10 cm), giữa các khoảng cách cấy cho chỉ số diện tích lá khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (Prob=0,0047).

Thời kỳ trỗ, chỉ số diện tích lá dao động 5,0-5,7 m2lá/m2đất. Khoảng cách cây P3 (16 cm) có giá trị LAI cao nhất (5,7 m2

lá/m2đất) và giá trị LAI thấp nhất tại khoảng cách cây P1 (5,0 m2

lá/m2đất), giữa các khoảng cách cấy cho chỉ số diện tích lá khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (Prob=0,0012).

Thời kỳ chín sáp,chỉ số diện tích lá giảm xuống do trong thời kỳ này cây lúa tập trung dinh dưỡng để nuôi các cơ quan sinh thực, các lá phía dưới già bị lụi dần, một số lá chết do sâu bệnh... trong khi không được bù thêm lá mới vì khi đó cây lúa đã đạt số lá tối đa. LAI nằm trong khoảng 3,4-3,9 m2lá/m2đất, trong đó giá trị LAI đạt cao nhất tại khoảng cách cây P3 (3,9 m2

lá/m2đất) và thấp nhất tại P1 (3,4 m2lá/m2đất), giữa các khoảng cách cấy cho chỉ số diện tích lá khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (Prob=0,0047).

Khoảng cách hàng cách hàng khác nhau cũng cho kết quả chỉ số diện tích lá của cây khác nhau. Ở cả 3 thời kỳ theo dõi, cấy theo khoảng cách hàng cách đều nhau (R1=25cm) có chỉ số diện tích lá đạt thấp hơn cấy theo 1 hàng rộng, 1 hàng hẹp (R2=35cm+15cm) (hình 4.2).

Thời kỳ đẻ nhánh tối đa, chỉ số diện tích lá ở phương thức cấy 1 hàng rộng 1 hàng hẹp đạt 3,5 m2

lá/m2đất, trong khi cấy với khoảng cách hàng cách hàng đều nhau cho kết quả chỉ số diện tích lá đạt 3,3 m2lá/m2đất.

Thời kỳ trỗ, chỉ số diện tích lá đạt cao nhất trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa. Phương thức cấy 1 hàng rộng 1 hàng hẹp cho chỉ số diện tích lá đạt 5,5 m2lá/m2đất, trong khi cấy với khoảng cách hàng cách hàng đều nhau cho kết quả chỉ số diện tích lá đạt 5,2 m2

lá/m2đất. Chỉ số diện tích lá giữa 2 mức khoảng cách hàng ở giai đoạn này cũng có sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (Prob=0,0153).

Thời kỳ chín sáp, chỉ số diện tích lá giảm xuống, phương thức cấy 1 hàng rộng 1 hàng hẹp cho chỉ số diện tích lá đạt 3,8 m2lá/m2đất, trong khi cấy với khoảng cách hàng cách hàng đều nhau cho kết quả chỉ số diện tích lá đạt 3,5 m2lá/m2đất. Giữa 2 mức khoảng cách hàng ở giai đoạn này chỉ số diện tích lá cũng có sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (Prob=0,0383).

b. Ảnh hưởng tương tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến chỉ số diện tích lá

Qua theo dõi nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa khoảng cách cây và hàng cấy đến chỉ số diện tích lá (LAI), kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.12:

Bảng 4.12. Ảnh hƣởng tƣơng tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến chỉ số diện tích lá (m2lá/m2đất)

Yếu tố thí nghiệm

Thời kỳ theo dõi

Đẻ nhánh tối đa Trỗ Chín sáp R1 P1 3,0bc 4,8d 3,3bc P2 3,3b 5,3bc 3,5bc P3 3,5b 5,5b 3,7b R2 P1 3,2b 5,1c 3,4c P2 3,5b 5,5b 3,8b P3 3,9a 5,9a 4,2a LSD5% 0,38 0,37 0,40 CV% 6,0 3,7 5,8

Chỉ số diện tích lá ở cả 3 thời kỳ chịu sự ảnh hưởng tương tác của khoảng cách hàng cấy và khoảng cách cây cấy và có sự sai khác ở độ tin cậy 95%.Trong cùng khoảng cách cây nhưng cấy với khoảng cách 1 hàng rộng 1 hàng hẹp chỉ số diện tích lá đạt được cao hơn so với cấy với khoảng cách hàng cách đều. Cụ thể:

Ở thời kỳ đẻ nhánh tối đa công thức R2P3 (1 hàng rộng 1 hàng hẹp và khoảng cách cây 16 cm) có chỉ số diện tích lá cao nhất đạt 3,9 m2lá/m2đất, trong khi R1P3 (khoảng cách hàng cách hàng đều nhau khoảng cách cây 16 cm) chỉ số diện tích lá chỉ đạt 3,5 m2

lá/m2đất. Chỉ số diện tích lá thấp nhất ở công thức khoảng cách hàng cách hàng đều nhau khoảng cách cây 16 cm (R1P1) chỉ đạt 3,0 m2lá/m2đất (Prob=0,0503).

Thời kỳ trỗ, chỉ số diện tích lá cũng thấp nhất ở công thức R1P1 (khoảng cách hàng cách hàng đều nhau khoảng cách cây 16 cm) (4,8 m2lá/m2đất) và cao nhất ở công thức R2P3 (1 hàng rộng 1 hàng hẹp và khoảng cách cây 16 cm) (5,9

m2lá/m2đất), trong khi R1P3 (khoảng cách hàng cách hàng đều nhau khoảng cách cây 16 cm) chỉ đạt 5,5 m2lá/m2đất (Prob=0,0408). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời kỳ chín sáp chỉ số diện tích giảm đi so với thời kỳ trỗ và cũng đạt cao nhất ở công thức R2P3 (1 hàng rộng 1 hàng hẹp và khoảng cách cây 16 cm) (4,2 m2lá/m2đất) trong khi công thức R1P3 (khoảng cách hàng cách hàng đều nhau khoảng cách cây 16 cm) có chỉ số diện tích lá là 3,7 m2

lá/m2đất, thấp hơn có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% so với R2P3, cùng khoảng cách cây nhưng khoảng cách hàng khác nhau (Prob=0,0347).

4.2.2.2. Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến khối lượng chất khô tích lũy

Tích lũy chất khô là biểu hiện của khả năng sinh trưởng, phát triển tạo ra năng suất sinh vật học, làm cơ sở tạo năng suất thu hoạch sau này của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Lượng chất khô mà cây trồng tích luỹ được thể hiện khả năng đồng hoá của cây trồng có quan hệ mật thiết với năng suất kinh tế và năng suất sinh vật học của quần thể. Lượng chất khô mà cây trồng tích luỹ ngày càng nhiều chứng tỏ hoạt đông sống của cây diễn ra càng thuận lợi.

Khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa và sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh thực là cơ sở cho việc tạo năng suất hạt. Chính vì vậy mà khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn. Do vậy, trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây lúa cần tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng thực hiện quá trình quang hợp thuận lợi nhất nhằm tăng cường lượng chất khô tích lũy. Trong đó, việc gieo cấy ở mật độ, khoảng cách thích hợp là một điều kiện quan trọng. Khoảng cách hàng , khoảng cách cây hợp lý sẽ giúp mọi tầng lá của cây trồng nhận được nhiều ánh sáng nhất, đây là điều kiện cơ bản cho quá trình quang hợp của cây trồng.

a. Ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách cây và hàng cấy đến khối lượng chất khô tích lũy

Theo kết quả nghiên cứu của Sultana et al. (2012), khi cấy thưa cả cây cách cây và hàng cách hàng sẽ giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt dẫn đến khả năng tích luỹ chất khô cao hơn cấy mau cây và hàng. Khối lượng chất khô tích lũy của giống lúa TBR225 dưới ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách cây và hàng cấy khác nhau thể hiện cụ thể qua hình 4.3 và 4.4 như sau:

Hình 4.3. Ảnh hƣởng của khoảng cách cây đến khối lƣợng chất khô tích lũy

Hình 4.4. Ảnh hƣởng của khoảng cách hàng đến khối lƣợng chất khô tích lũy

Qua hình 4.3 và 4.4 cho thấy, xét ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách cây và khoảng cách hàng đều cho khối lượng chất khô tích luỹ đạt cao nhất ở thời kỳ chín sáp. Trong phạm vi thí nghiệm, khoảng cách cây cách cây càng thưa thì khối lượng chất khô tích luỹ càng cao và cấy theo phương thức hàng rộng-hàng hẹp cho kết quả chất khô tích luỹ cao hơn so với phương thức cấy hàng cách hàng đều nhau ở độ tin cậy 95% ở cả 3 thời kỳ theo dõi.

Ở thời kỳ đẻ nhánh tối đa, khối lượng chất khô tích luỹ đạt 178,0-294,1 g chất khô/m2, trong đó cao nhất ở công thức cấy với khoảng cách cây 16 cm là 294,1 g chất khô/m2, công thức cấy với khoảng cách cây 10 cm có khối lượng chất khô tích lũy được thấp nhất là 178,0 g chất khô/m2. Giữa các khoảng cách cây khác nhau cho kết quả chất khô tích lũy được là khác nhau rõ rệt ở mức ý nghĩa 5% (Prob=0,0000).

Thời kỳ trỗ, khối lượng chất khô tích lũy được dao động từ 452,0-663,7 g chất khô/khóm. Ở giai đoạn này khối lượng chất khô tích lũy được cũng đạt cao nhất khi cấy ở khoảng cách cây 16 cm là 663,7 g chất khô/m2, thấp nhất ở công thức có khoảng cách cây 10 cm là 452,0 g chất khô/m2. Giữa các khoảng cách cây khác nhau cho kết quả chất khô tích lũy được khác nhau rõ rệt ở độ tin cậy 95% (Prob=0,0000).

Thời kỳ chín sáp, khả năng tích lũy chất khô giữa các khoảng cách cây cũng khác nhau rõ rệt ở độ tin cậy 95%, khối lượng chất khô tích lũy được ở cả 3 mức khoảng cách cây đều đạt cao nhất ở thời kỳ này, dao động từ 937,5-1.477,9 g chất khô/m2, cao nhất khi cấy ở khoảng cách cây 16 cm là 1.477,9 g chất khô/m2, thấp nhất ở công thức có khoảng cách cây 10 cm là 937,5 g chất khô/m2(Prob=0,0000).

Với các khoảng cách hàng khác nhau, khối lượng tích luỹ chất khô cũng khác nhau (hình 4.4). Cấy với khoảng cách 1 hàng rộng 1 hàng hẹp và mật độ thấp thì cây lúa sẽ lợi dụng được hiệu ứng hàng biên, nhận đầy đủ ánh sáng và dinh dưỡng nên sinh trưởng, phát triển thuận lợi, số nhánh đẻ nhiều hơn, số nhánh hữu hiệu cao hơn hẳn so với cấy với khoảng cách hàng cách hàng đều nhau. Do vậy khối lượng tích lũy chất khô sẽ cao hơn so với việc cấy hàng cách hàng đều nhau và ở mật độ cao.

Ở thời kỳ đẻ nhánh tối đa, khối lượng chất khô tích luỹ khi cấy 1 hàng rộng 1 hàng hẹp là 262,4 g chất khô/m2, trong khi cấy với khoảng cách hàng cách hàng đều nhau khối lượng chất khô tích lũy chỉ đạt 220,6 g chất khô/m2. Sự khác nhau này là rõ rệt ở độ tin cậy 95% (Prob=0,0336).

Thời kỳ trỗ, khối lượng chất khô khi cấy 1 hàng rộng 1 hàng hẹp đạt 659,2 g chất khô/m2

còn khi cấy với khoảng cách hàng cách hàng đều nhau kết quả này là 588,6 g chất khô/m2. Sự sai khác này cũng có ý nghĩa ở mức 5% (Prob=0,0448).

Thời kỳ chín sáp, khối lượng chất khô khi cấy 1 hàng rộng 1 hàng hẹp là 1.259,4 g chất khô/m2 trong khi cấy với khoảng cách hàng cách hàng đều nhau là 1.137,7 g chất khô/m2. Giữa các khoảng cách hàng khác nhau cho kết quả chất khô tích lũy được khác nhau rõ rệt ở độ tin cậy 95% (Prob=0,0344).

b. Ảnh hưởng tương tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến khối lượng chất khô tích lũy

Ảnh hưởng tương tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến khối lượng chất khô tích luỹ được trình bày trong bảng 4.13:

Bảng 4.13. Ảnh hƣởng tƣơng tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến khối lƣợng chất khô (g chất khô/m2)

Yếu tố thí nghiệm

Thời kỳ theo dõi

Đẻ nhánh tối đa Trỗ Chín sáp R1 P1 165,3d 440,7d 894,3e P2 228,7c 619,3c 1.095,0d P3 267,8b 705,7b 1.423,7b R2 P1 190,7d 463,3d 980,7e P2 276,3b 708,0b 1.265,7c P3 320,3a 806,2a 1.532,0a LSD5% 33,6 69,6 100,5 CV% 7,4 5,9 4,5

Từ bảng 4.13 cho thấy: khối lượng chất khô tích luỹ tăng dần từ thời kỳ đẻ nhánh và đạt cao nhất ở thời kỳ chín sáp. Ở cả 3 thời kỳ theo dõi thì các công thức khác nhau cho khối lượng chất khô tích luỹ khác nhau.

Thời kỳ đẻ nhánh tối đa, cây lúa đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh, dinh dưỡng trong cây tập trung chủ yếu vào các hoạt động sinh lý diễn ra trong cây nên khối lượng chất khô tích lũy vào thân lá được thấp, dao động từ 165,3-320,3 g chất khô/m2, trong đó cao nhất ở công thức R2P3 (1 hàng rộng 1 hàng hẹp và khoảng cách cây 16 cm) là 320,3 g/m2, tiếp theo là công thức R2P2 (1 hàng rộng 1 hàng hẹp và khoảng cách cây 13 cm) là 276,3 g/m2, cùng ý nghĩa với công thức R1P3 (cấy hàng cách hàng đều nhau và cây cách cây 16cm) là 267,8 g/m2

Công thức R1P1 (hàng cách hàng đều nhau và khoảng cách cây 10 cm) có khối lượng chất khô tích lũy thấp nhất là 165,3 g/m2 cùng mức với công thức R2P1 (1 hàng rộng 1 hàng hẹp và cây cách cây 10 cm) là 190,7 g/m2

Thời kỳ trỗ và giai đoạn chín sáp quá trình tích lũy chất khô diễn ra mạnh mẽ do cây lúa đã phát triển hoàn thiện cả về số lá, số nhánh và chiều cao cây. Chất khô trong thân lá được tích lũy đầy đủ để chuẩn bị cho sự vận chuyển tịch lũy từ thân lá về hạt. Giai đoạn trỗ lượng chất khô tích lũy dao động từ 440,7- 806,2 g chất khô/m2, trong đó cao nhất ở công thức cấy 1 hàng rộng 1 hàng hẹp với khoảng cách cây 16 cm là 806,2 g/m2, thấp nhất ở công thức cấy hàng cách hàng đều nhau, cây cách cây 10 cm là 440,7 g/m2, có giá trị trương đương với công thức cấy 1 hàng rộng 1 hàng hẹp và cây cách cây 10 cm. Công thức R1P3 (25*16 cm) và R2P2 ((35cm+15cm)*13 cm) có kết quả khối lượng chất khô tích luỹ là tương đương nhau lần lượt là 705,7 và 708,0 g/m2. Sự sai khác về lượng chất khô tích lũy giữa các khoảng cách cây trong cùng khoảng cách hàng cấy là rõ rệt ở độ tin cậy 95% .

Thời kỳ chín sáp lượng chất khô tích lũy đạt cao nhất trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây dao động từ 894,3-1.532,0 g chất khô/m2, trong đó cao nhất ở công thức R2P3 (1 hàng rộng 1 hàng hẹp và khoảng cách cây 16 cm) là 1.532,0 g/m2 và thấp nhất ở công thức P1K1 (hàng cách đều và khoảng cách cây 10 cm) là 894,3 g/m2. Sự sai khác về khối lượng chất khô tích luỹ là rõ rệt ở độ tin cậy 95% (Prob=0,0409).

Như vậy, khoảng cách cây và hàng cấy khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng chất khô tích lũy cả về mặt tương tác và riêng rẽ từng yếu tố ở độ tin cậy 95%. Ở cùng khoảng cách hàng cách hàng cấy, khoảng cách cây tăng làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và phương thức cấy đến sinh trưởng, năng suất giống lúa TBR225 tại huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 61)