Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến các chỉ tiêu sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và phương thức cấy đến sinh trưởng, năng suất giống lúa TBR225 tại huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 51 - 61)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.1.Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến các chỉ tiêu sinh

4.2. Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến sinh trưởng, phát triển,

4.2.1.Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến các chỉ tiêu sinh

sinh trưởng

4.2.1.1 Ảnh hƣởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến thời gian sinh trƣởng của giống lúa TBR225 vụ Xuân 2017

Xác định thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng đặc biệt là cây lúa là yếu tố quan trọng giúp xác định mùa vụ hợp lí nhằm đem lại hiệu quả cao nhất khi trồng. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến thời gian sinh trưởng của lúa TBR225 được thể hiện trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến thời gian sinh trƣởng và phát triển của giống lúa TBR225 (ngày)

Khoảng cách hàng

Khoảng cách cây

Thời gian qua các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển Gieo-cấy Cấy - đẻ nhánh Đẻ nhánh – trỗ Trỗ - chín hoàn toàn Tổng TGST R1 P1 15 7 80 30 132 P2 15 7 79 31 132 P3 15 6 80 33 134 R2 P1 15 7 80 30 132 P2 15 6 79 32 133 P3 15 5 81 33 134

Qua bảng 4.4 cho thấy, các công thức khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau. Thời gian sinh trưởng sai khác nhau không nhiều, tuy nhiên kết quả theo dõi cho thấy khoảng cách cây và hàng có ảnh hưởng đến thời gian sinh

trưởng của lúa TBR225, khoảng cách cây cách cây càng thưa thì cây lúa đẻ nhánh sớm hơn và thời gian sinh trưởng dài hơn so với các công thức cấy dày. Cấy 1 hàng rộng 1 hàng hẹp cây lúa đẻ nhánh sớm hơn và tổng thời gian sinh trưởng dài hơn so với cấy hàng cách hàng đều nhau.

Thời gian từ gieo mạ đến khi bắt đầu cấy trong điều kiện vụ Xuân 2016 kéo dài 15 ngày trong điều kiện mạ có che phủ nilon.

Sau cấy, cây lúa bắt đầu bén rễ hồi xanh và ra lá mới tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường trong đó nhiệt độ, ánh sáng và dinh dưỡng là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc cây lúa bén rễ hồi xanh sớm hay muộn. Trong thí nghiệm, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh sau cấy từ 5-7 ngày và có sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm. Công thức với khoảng cách cây 16 cm và cấy với 1 hàng rộng 1 hàng hẹp bắt đầu đẻ nhánh sớm nhất là 5 ngày sau cấy. Công thức cấy với khoảng cách cây 16 cm với khoảng cách hàng đều nhau và công thức cây cách cây 13 cm với 1 hàng rộng 1 hàng hẹp bắt đầu đẻ nhánh sau cấy 6 ngày. Các công thức còn lại đẻ nhánh sau cấy 7 ngày.

Giai đoạn đẻ nhánh – trỗ, có thời gian kéo dài dao động 79-81 ngày, trong đó 2 công thức cấy với khoảng cách cây 13 cm ở cả 2 mức khoảng cách hàng có thời gian ngắn nhất là 79 ngày. Công thức cấy với khoảng cách cây 16 cm với 1 hàng rộng 1 hàng hẹp thời gian giai đoạn này là 81 ngày là dài nhất. Các công thức còn lại thời gian này là 80 ngày.

Giai đoạn từ trỗ đến chín hoàn toàn thời gian kéo dài từ 30-33 ngày. Qua theo dõi cho thấy, các công thức cấy với khoảng cách cây các cây 16 cm, ở cả 2 mức khoảng cách hàng khác nhau có thời gian từ trỗ đến chín đài nhất là 33 ngày. Công thức R2P2 (cây cách cây 13 cm và 1 hàng rộng 1 hàng hẹp), thời gian này kéo dài 32 ngày. Các công thức còn lại thời gian giai đoạn này ngắn hơn (30 ngày). Thời gian này kéo dài ở các công thức khác nhau chủ yếu là do quá trình chín diễn ra chậm hơn ở các công thức có chiều dài bông và số hạt lớn hơn.

Thời gian sinh trưởng dao động từ 132-134 ngày. Trong các công thức thí nghiệm, thời gian sinh trưởng dài nhất là 134 ngày tại công thức cấy thưa với khoảng cách cấy 16 cm. Thời gian sinh trưởng này là như nhau ở 2 mức khoảng cách hàng khác nhau. Công thức cấy với khoảng cách cây cách cây 13 cm và cấy với 1 hàng rộng 1 hàng hẹp có thời gian sinh trưởng là 133 ngày. Các công thức còn lại có thời gian sinh trưởng ngắn hơn là 132 ngày.

thời gian sinh trưởng là không nhiều (từ 1-2 ngày). Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đây (Tăng Thị Hạnh, 2003); Vũ Duy Hoàng và Vũ Đức Thắng, (2017) mật độ cấy khác nhau ảnh hưởng không nhiều đến thời gian sinh trưởng của cây lúa.

4.2.1.2. Ảnh hƣởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây

a. Ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển của cây đồng thời nó cũng phản ánh khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của cây lúa. Chiều cao cây lúa phản ảnh tốc độ, tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Nó liên quan đến khả năng đẻ nhánh, khả năng quang hợp, khả năng chống chịu điều kiện bất thuận cũng như sâu bệnh hại và phân bón của cây. Cây lúa thấp hơn ít bị đổ ngã hơn, chịu phân tốt hơn và tốc độ vận chuyển dinh dưỡng tốt hơn. Chiều cao cây được tính từ gốc đến vuốt lá hoặc vuốt bông. Tính trạng chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền của từng giống song nó cũng bị biến động trong phạm vi nhất định dưới tác động của các biện pháp kỹ thuật.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây được thể hiện ở bảng 4.5:

Bảng 4.5: Ảnh hƣởng riêng rẽ của của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây (cm)

Yếu tố thí nghiệm

Chiều cao cây qua các lần theo dõi

10NSC 20NSC 30NSC 40NSC 50NSC 60NSC 70NSC CCCC P1 18,8 40,4 64,3 74,85 83,1 90,2 99,2 113,8a P2 18,8 40,4 63,2 74,22 83,0 89,8 98,8 112,4a P3 18,8 40,4 64,5 74,77 83,0 89,7 98,4 108,9a LSD5% 6,54 CV% 4,4 R1 18,6 40,6 63,8 74,7 82,8 89,5 98,2 111,3a R2 19,0 40,2 64,2 74,5 83,2 90,2 99,4 112,0a LSD5% 11,28 CV% 5,05

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: chiều cao cây tăng dần qua các lần theo dõi và theo quy luật: chiều cao cây tăng nhanh từ khi bắt đầu đẻ nhánh đến phân hoá đòng, sau đó tốc độ tăng trưởng chậm dần cho tới khi cây đạt chiều cao cây cuối cùng. Khoảng cách cây và hàng cấy khác hau có ảnh hưởng đến chiều cao cây cuối cùng tuy nhiên sự ảnh hưởng này là không nhiều. Các công thức cấy với khoảng cách cây cách cây thưa có chiều cao cây ở các lần theo dõi và chiều cao cây cuối cùng thấp hơn các công thức cấy dày. Khoảng cách cây khác nhau cho kết quả chiều cao cây cuối cùng dao động từ 108,9-113,8 cm, trong đó công thức có khoảng cách cây 16 cm có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất là 108,9 cm, kết quả này tăng dần khi khoảng cách cây thu hẹp lại, chiều cao cây cuối cùng khi cấy ở khoảng cách cây 10 cm cao nhất là 113,8 cm. Tuy nhiên, sự khác nhau này là không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (Prob=0,2702).

Tương tự như vậy, khoảng cách hàng cách đều cho kết quả chiều cao cây cuối cùng là 111,3 cm thấp hơn so với cấy với 1 hàng rộng 1 hàng hẹp (112,0 cm) nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (Prob=0,8006).

b. Ảnh hưởng tương tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây

Động thái tăng trưởng chiều cao cây phản ánh sự sinh trưởng và phát triển của lá qua các giai đoạn. Kết quả theo dõi ảnh hưởng tương tác giữa khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây được thể hiện ở bảng 4.6:

Bảng 4.6. Ảnh hƣởng tƣơng tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây (cm)

Yếu tố thí nghiệm

Chiều cao cây qua các lần theo dõi

10NSC 20NSC 30NSC 40NSC 50NSC 60NSC 70NSC CCCC R1 P1 18,5 40,3 64,8 75,4 82,8 90,1 98,9 113,0a P2 18,5 40,5 62,9 74,0 82,7 89,1 97,6 112,0a P3 18,7 40,9 63,8 74,8 82,9 89,4 98,0 108,9a R2 P1 19,0 40,5 63,7 74,3 83,3 90,2 99,4 114,5a P2 19,0 40,2 63,6 74,5 83,2 90,4 100,1 112,7a P3 19,0 40,0 65,2 74,8 83,0 90,0 98,7 108,9a LSD5% 9,25 CV% 4,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do không có sự ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách cây cách cây và hàng cách hàng cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng nên sự tương tác giữa khoảng cách cây và hàng cấy cũng không ảnh hưởng đến chiều cao cây ở mức ý nghĩa 5%.

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Chiều cao cây cuối cùng khi áp dụng cấy với khoảng cách cây và hàng cấy khác nhau không biến động nhiều. Song chiều cao cây cuối cùng có xu hướng tăng dần khi khoảng cách cây cách cây hẹp dần. Chiều cao cây cuối cùng dao động từ 108,9-114,5 cm, trong đó công thức cấy với khoảng cách hàng cách đều nhau và 1 hàng rộng 1 hàng hẹp ở cùng khoảng cách cây cách cây là 16 cm có chiều cao cuối cùng như nhau và thấp nhất là 108,9 cm, công thức cấy 1 hàng rộng 1 hàng hẹp và khoảng cách cây cách cây là 10 cm có chiều cao cây cuối cùng cao nhất là 114,5 cm. Tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (Prob=0,9722). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Rao và Raju, (1987) cho rằng mật độ cấy dày làm tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể về dinh dưỡng và ánh sáng dẫn đến thúc đẩy sự sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, khoảng cách cây và hàng cấy dường như ít ảnh hưởng đến chiều cao cây ở mức có ý nghĩa (Moro et al., 2016).

4.2.1.3. Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái đẻ nhánh

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ là chỉ tiêu quan trọng, có liên quan đến quá trình hình thành bông hữu hiệu và năng suất thu hoạch. Khả năng đẻ nhánh của cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện thời tiết, mật độ cấy, kĩ thuật làm đất, bón phân…

a. Ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái đẻ nhánh

Qua theo dõi ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái đẻ nhánh cho thấy: Số nhánh tăng qua các lần theo dõi đến khi đạt số nhánh tối đa. Số nhánh tối đa đạt được vào 50 ngày sau cấy và những tuần tiếp theo số nhánh giảm dần. Khi đạt số nhánh tối đa cây lúa chuyển sang thời kỳ làm đốt, làm đòng, thời kỳ này cây lúa ngừng đẻ nhánh, những nhánh đẻ sớm tiếp tục phân hóa đòng và hành thành bông, những nhánh đẻ muộn do thiếu ánh sáng và dinh dưỡng sẽ bị lụi dần và chết làm cho số nhánh cuối cùng giảm. Chi tiết kết quả thể hiện ở bảng 4.7:

Bảng 4.7. Ảnh hƣởng riêng rẽ của khoảng cách hàng và khoảng cách cây đến động thái đẻ nhánh (nhánh/khóm)

Yếu tố thí nghiệm

Số nhánh qua các lần theo dõi

10NSC 20NSC 30NSC 40NSC 50NSC 60NSC NHH P1 1,3 3,5 5,8 7,7 9,8 9,2 5,4c P2 1,3 3,6 5,8 7,7 9,8 9,2 7,2b P3 1,4 3,5 5,8 7,5 11,6 11,2 10,8a LSD5% 0,53 CV% 5,1 R1 1,2 3,4 5,7 7,6 10,2 9,7 7,5b R2 1,4 3,7 5,9 7,6 10,7 10,0 8,1a LSD5% 0,46 CV% 9,43

Qua bảng 4.7 cho thấy: Khoảng cách cây cách cây có ảnh hưởng rõ rệt đến số nhánh hữu hiệu giữa các công thức, dao động từ 5,4-10,8 nhánh/khóm. Trong đó, cấy với khoảng cách cây P1 (10 cm) có số nhánh hữu hiệu thấp nhất là 5,4 nhánh/khóm, khoảng cách cây P2 (13 cm) số nhánh hữu hiệu đạt 7,2 nhánh/khóm và P3 (16 cm) có số nhánh hữu hiệu đạt 10,8 nhánh/khóm là cao nhất. Sự khác nhau về số nhánh hữu hiệu giữa các công thức là rõ rệt ở độ tin cậy 95% (Prob=0,0000).

Tương tự như vậy, khoảng cách hàng cấy cũng ảnh hưởng đến động thái đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu của giống lúa TBR225. Khi cấy với khoảng cách hàng cách đều số nhánh hữu hiệu/khóm là 7,5 nhánh/khóm trong khi cấy 1 hàng rộng 1 hàng hẹp có số nhánh hữu hiệu đạt 8,1 nhánh/khóm. Như vậy, số nhánh hữu hiệu ở 2 phương thức cấy khác nhau cho kết quả khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (Prob=0,0350). Cấy thưa giúp tận dụng ánh sáng chiếu vào gốc, thân, lá, kích thích các chồi mắt phát triển nên lúa đẻ sớm, đẻ khoẻ, ít sâu bệnh. Hàng sông lớn có tác dụng làm xuất hiện hiệu ứng hàng biên tối ưu cho mọi khóm lúa; còn hàng sông nhỏ làm tối ưu hóa khả năng đẻ nhánh, tạo số bông hợp lý trên mỗi khóm. Các khóm lúa nếu được gieo cấy thưa sẽ tận dụng được nhiều ánh sáng hơn. Bởi khi chiếu thẳng, ánh sáng vẫn lọt xuống thân lá tầng dưới; còn khi chiếu xiên, ánh sáng vẫn chiếu vào thân lá dưới gốc. Nhờ vậy, mỗi cá thể và quần thể lúa đều quang hợp tốt, vận chuyển và tích lũy các chất hiệu quả hơn hẳn so với với lúa cấy theo các phương pháp khác. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn hẳn so với cấy khoảng cách hàng cách hàng đều nhau.

b. Ảnh hưởng tương tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái đẻ nhánh

Khả năng đẻ nhánh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, số nhánh tối đa ảnh hưởng đến số nhánh hữu hiệu của khóm, sau cùng quyết định số bông/m2 do vậy ảnh hưởng lớn đến năng suất. Kết quả theo dõi ảnh hưởng tương tác giữa khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái đẻ nhánh được thể hiện trong bảng 4.8:

Bảng 4.8. Ảnh hƣởng tƣơng tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái đẻ nhánh (nhánh/khóm)

Yếu tố thí nghiệm

Số nhánh qua các lần theo dõi

10NSC 20NSC 30NSC 40NSC 50NSC 60NSC NHH R1 P1 1,2 3,3 5,7 7,6 9,6 9,1 5,1d P2 1,3 3,5 5,7 7,6 9,3 9,0 7,1c P3 1,2 3,4 5,7 7,5 11,6 11,0 10,4b R2 P1 1,4 3,7 5,8 7,8 10,1 9,3 5,6d P2 1,4 3,6 6,0 7,8 10,3 9,4 7,4c P3 1,5 3,7 5,8 7,4 11,6 11,4 11,3a LSD5% 0,75 CV% 5,1

Trong điều kiện vụ xuân 2017, do điều kiện thời tiết thuận lợi nên cây lúa bén rễ hồi xanh nhanh và bắt đầu đẻ nhánh sớm. Nền nhiệt độ tăng dần nên cây lúa đẻ nhánh nhanh và đẻ nhánh tập trung. Sau cấy, từ 2 dảnh cấy ban đầu, số nhánh/khóm tăng nhanh và đạt tối đa dao động từ 9,3–11,6 nhánh/khóm ở thời điểm sau cấy 50 ngày, sau đó số nhánh giảm xuống do các nhánh vô hiệu chết đi. Số nhánh hữu hiệu dao động từ 5,1-11,3 nhánh/khóm.

Trong đó, công thức cấy 1 hàng rộng 1 hàng hẹp với khoảng cách cây 16 cm có số nhánh hữu hiệu cao nhất là 11,3 nhánh/khóm, tiếp đến là công thức cấy với khoảng cách hàng cách đều với khoảng cách cây là 16 cm với 10,4 nhánh/khóm; công thức cấy với khoảng cách cây là 10 cm với phương thức cấy hàng cách đều có số nhánh hữu hiệu thấp nhất chỉ đạt 5,1 nhánh/khóm. Giữa các công thức thí nghiệm có số nhánh hữu hiệu khác nhau rõ rệt ở độ tin cậy 95% (Prob=0,0433). Thí nghiệm của Ogbodo et al. (2010), Phan Thị Vân (2012) và Moro et al. (2016) cũng cho kết quả tương tự, khoảng cách cây và hàng cấy thưa sẽ thúc đẩy cây lúa đẻ nhánh nhiều hơn so với cấy mau.

c. Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến hệ số đẻ nhánh và hệ số đẻ nhánh hữu hiệu

Hệ số đẻ nhánh và hệ số đẻ nhánh hữu hiệu cho biết khả năng đẻ nhánh và hình thành nhánh hữu hiệu của quần thể ruộng lúa. Hệ số đẻ nhánh của cây lúa được tính bằng số nhánh tối đa chia cho số dảnh cấy ban đầu và hệ số đẻ nhánh hữu hiệu được tính bằng số nhánh hữu hiệu chia cho số dảnh cấy ban đầu. Kết quả theo dõi được thể diện qua bảng 4.9.

Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến hệ số đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và phương thức cấy đến sinh trưởng, năng suất giống lúa TBR225 tại huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 51 - 61)