Kỹ thuật thâm canh lúa nếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp n672 tại gia lâm, hà nội (Trang 35 - 42)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa

2.2.3. Kỹ thuật thâm canh lúa nếp

2.2.3.1. Cơ sở khoa học và những nghiên cứu về thời vụ gieo cấy lúa

a. Ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đến sinh trưởng cây lúa

Ruộng lúa luôn chịu sự tác động của các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và chế độ nước. Tuy nhiên, yếu tố nhiệt độ và ánh sáng có ảnh

hưởng đáng kể nhất. Yoshida (1985) cho biết nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nhiệt độ lạnh làm ảnh hưởng đến sức nảy mầm,

mạ ra lá chậm, mạ lùn, lá vàng, đỉnh bơng bị thối hóa, độ thốt cổ bơng kém,

chậm ra hoa, tỷ lệ lép cao và chín khơng đều. Cây lúa rất mẫn cảm với nhiệt độ cao vào lúc trỗ bông, khi gặp nhiệt độ trên 35oC kéo dài hơn 1 giờ vào lúa nở hoa làm cho tỷ lệ hạt lép tăng rõ rệt.

Áng sáng thường ảnh hưởng đến cây lúa trên 2 mặt: cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự phát

triển, ra hoa, kết quả của lúa sớm hay muộn. Theo Yoshida (1985) cho biết nếu muốn đạt 5 tấn thóc/ha cần khoảng 300 cal/cm2/ngày ở thời kỳ hình thành sản

lượng và cần ít lượng bức xạ hơn ở thời kỳ chín. Trong các giống lúa thì giống

địa phương thường dễ mẫn cảm với ánh sáng và có thể trỗ bơng khi giai đoạn

ngày dài ở mức độ thấp (thời gian tới hạn của ngày dài từ 12,5-14 giờ). Tuy

nhiên, hiện nay nhiều giống lúa trồng thường không mẫn cảm với ánh sáng và có thể trỗ bơng ở bất cứ vĩ độ nào miễn là điều kiện nhiệt độ không bị hạn chế.

Nước là yếu tố quan trọng trong đời sống cây lúa, chế độ nước có ảnh

hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ruộng lúa. Thiếu nước ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào cũng có thể làm giảm năng suất lúa, thiếu nước làm cây có biểu hiện lá cuộn tròn lại, lá bị cháy, hạn chế đẻ nhánh, cây thấp, chậm ra hoa, hạt lép và lửng. Thiếu hụt nước vào giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng có thể làm giảm chiều cao cây, số nhánh và diện tích lá nhưng năng suất khơng bị ảnh hưởng nếu như nhu cầu nước được đáp ứng kịp thời. Tuy nhiên, thiếu nước từ giai đoạn phân bào giảm nhiễm đến trỗ bông (nhất là vào thời gian 11 ngày và 3 ngày trước trỗ bông) chỉ cần hạn 3 ngày đã làm giảm năng suất rất nghiêm trọng và tỷ lệ hạt lép cao (Yoshida, 1985).

b. Nghiên cứu về thời vụ gieo, cấy đối với cây lúa

Ở Việt Nam, Nguyễn Duy Tính (1995) đã nhận định rằng: “Ruộng lúa

theo hướng chung là giống lúa, cơ cấu mùa vụ, tăng vụ, thâm canh. Trước đây, ở Việt Nam mỗi năm chỉ trồng 2 vụ lúa chiêm và lúa mùa. Đến đầu thập niên 70,

Việt Nam đã thành công trong việc đưa lúa xuân thay lúa chiêm. Cơ cấu mùa vụ lúa xuân - lúa mùa sớm - cây vụ đông đã được áp dụng linh hoạt, mang lại nhiều lợi ích kinh tế rõ ràng cho người dân ở nhiều địa phương trong cả nước.

Thời vụ có tính chất quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển

của mỗi một giống lúa. Xác định thời gian gieo hợp lý để tránh điều kiện thời tiết bất thuận giúp giảm lượng giống gieo. Lúa gieo thẳng có thời gian sinh trưởng ngắn hơn lúa cấy nên thường phải gieo muộn hơn thời kỳ gieo mạ để cấy. Ở vụ Xuân thường gieo xung quanh tết Lập Xuân (05-10/2 hàng năm) lúa thường cho năng suất cao, ổn định. Nếu thời tiết ấm nên gieo trước Lập Xuân. Trong vụ mùa thời vụ gieo thẳng rộng rãi hơn vụ Xuân. Có thể gieo từ thượng tuần tháng 6 đến thượng tuần tháng 7, trường hợp có cây vụ Đông cực sớm

nên gieo vào hạ tuần tháng 5, năng suất lúa cao nhất là gieo trong tháng 6 (Nguyễn Văn Hoan, 2004).

Trong điều kiện khí hậu vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có nền nhiệt độ khá cao, chế độ bức xạ thuận lợi cho sinh trưởng của cây lúa. Tuy nhiên, vùng

này cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của các cơn bão, tập trung từ giữa tháng 9, tháng 10, tháng 11 đến cuối tháng 12 hàng năm. Trung bình mỗi năm có từ 0,3

đến 1,7 cơn bão/ tháng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của gió mùa đơng từ biển thổi

vào nên cần bố trí thời vụ hợp lý nhằm tránh thời gian có nền nhiệt độ (tháng 12 và tháng 1 có nhiệt độ tối thấp, tháng 5, tháng 6 có nhiệt độ tối cao) khơng thích hợp trong thời gian cây lúa mẫn cảm với nhiệt độ thấp hoặc quá cao. Vùng

Duyên hải Nam Trung Bộ, ngồi 2 vụ sản xuất lúa chính là vụ Đơng Xn và Hè Thu. Trong điều kiện có hệ thống thuỷ lợi đảm bảo thì có thể trồng thêm vụ Mùa (ở một số chân đất cao). Cần bố trí thời vụ sao cho thu hoạch trước tháng 10 để tránh bão lụt vào cuối vụ.

2.2.3.2. Cơ sở khoa học và những nghiên cứu về mật độ gieo, cấy lúa

a. Cơ sở khoa học của mật độ gieo, cấy lúa

Trong quần thể ruộng lúa, mật độ gieo, cấy và số dảnh cấy có liên quan

đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Nếu gieo cấy quá dày

hoặc nhiều dảnh trên khóm thì bơng lúa sẽ nhỏ đi đáng kể, hạt có thể nhỏ hơn

người sản xuất phải biết điều khiển cho quần thể ruộng lúa có số bơng tối ưu

mà vẫn không làm bông nhỏ đi, số hạt chắc và độ chắc hạt trên bông không

thay đổi. Căn cứ vào tiềm năng năng suất của giống, tiềm năng đất đai, khả

năng thâm canh của người sản xuất và vụ gieo trồng để định ra số bông cần đạt một cách hợp lý.

Mật độ gieo cấy lúa phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa định gieo cấy: Giống lúa chịu thâm canh càng cao, tiềm năng năng suất lớn mật độ gieo cấy

càng dày và ngược lại, giống lúa chịu thâm canh thấp mật độ gieo cấy thưa hơn. Những giống lúa có bộ lá gọn, góc lá nhỏ, thế lá đứng gieo cấy mật độ dày hơn

những giống lúa có phiến lá to, góc lá lớn. Mật độ gieo cấy lúa phụ thuộc vào tuổi mạ: Tuổi mạ càng ngắn (mạ non) khả năng đẻ cao cấy thưa hơn mạ già, tuổi mạ cao. Xác định mật độ gieo cấy lúa hợp lý căn cứ vào độ phì của đất, khả năng thâm canh của hộ nông dân: Đất tốt, khả năng thâm canh cao mật độ gieo cấy

thưa hơn loại đất xấu, khả năng thâm canh thấp. Vụ mùa, thời tiết nắng nóng cây lúa sinh trưởng nhanh, đẻ sớm, đẻ nhiều cấy thưa hơn vụ đông xuân nhiệt độ

thấp, cây lúa lâu đẻ, đẻ kém.

b. Một số nghiên cứu về mật độ gieo, cấy lúa trên thế giới

Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thật canh tác quan trọng, phụ thuộc vào

điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống. Khi nghiên cứu vấn đề

này Sasato (1996) đã kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì

nên cấy mật độ thưa, ngược lại phải cấy dày. Giống lúa cho nhiều bơng thì

cấy dày khơng có lợi bằng giống to bông. Vùng lạnh nên cấy dày hơn so với vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên

cấy dày hơn so với lúa gieo sớm.

Yoshida (1985) đã khẳng định: trong ruộng lúa cấy, khoảng

cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khoẻ và sớm thay đổi từ 20 x 20cm đến 30 x

30cm. Theo ông, việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính cho bơng. Năng suất tăng khi

mật độ cấy tăng lên 182-242 dảnh/m2. Số bông trên đơn vị diện tích cũng

tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt trên bông. Mật độ geo cấy thực tế là

vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thường gieo cấy thưa thì

cây lúa đẻ nhánh nhiều, cấy dày thì đẻ nhánh ít. Trong phạm vi khoảng cách

suất. Ông thấy rằng, năng suất hạt của giống IR-154-451 (một giống có khả năng đẻ nhánh ít) tăng lên với việc giảm khoảng cách cấy 10 x 10cm. Đối với

giống có khả năng đẻ nhánh khoẻ (IR8) năng suất đạt cực đại ở khoảng cách

cấy 20 x 20cm.

Holiday (1960) cho rằng: Quan hệ giữa mật độ và năng suất cây lấy hạt

là quan hệ phi tuyến tính, tức là mật độ lúc đầu tăng năng suất tăng nhưng

tăng mật độ quá thì năng suất lại giảm.

c. Một số nghiên cứu về mật độ gieo, cấy lúa ở Việt Nam

Theo Phạm Văn Cường và cs. (2006), kết luận: mật độ cấy ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá của lúa lai và lúa thuần khác nhau. Lúa lai có chỉ số diện tích lá

đạt cực đại sớm hơn và giảm chậm, còn lúa thuần thì ngược lại cực đại đạt muộn

hơn và giảm nhanh chóng. Lúa thuần với mật độ 30 cấy dày (70 khóm/m2) có tốc

độ tích luỹ chất khô (CGR) cao hơn so với mật độ cấy thưa, tuy nhiên ở giai đoạn

trỗ và chín sáp CGR khi cấy mật độ 50 khóm/m2 lại cao nhất.

Nguyễn Như Hà (2006), kết luận: tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ

nhánh của một khóm giảm. So sánh số dảnh cấy trên khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m2 và mật độ cấy dày 85 khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm

lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh/khóm (ở vụ xuân) và tăng lên 1,9

dảnh/khóm (ở vụ mùa). Về dinh dưỡng, khi tăng lượng đạm bón ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ đến 65 khóm/m2 ở vụ Mùa và 75 khóm/m2 ở vụ xuân. Tăng bón đạm

ở mật độ cao khoảng 55-65 khóm/m2 làm tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu.

Tác giả Nguyễn Văn Hoan (1999), cho rằng ở mật độ cấy dày trên 40

khóm/m2 thì để đạt 7 bơng hữu hiệu trên khóm cần cấy 3 dảnh (nếu mạ non). Với loại mạ thâm canh, số nhánh cần cấy trên khóm được định lượng theo số bơng

cần đạt nhân với 0,8. Trong điều kiện phân nhiều thì việc xác định mật độ cấy

phải dựa vào khả năng đẻ nhánh, trái lại ở điều kiện phân ít thì phải dựa vào số thân chính.

Theo Nguyễn Văn Luật (2001), trước năm 1967, người dân trồng lúa thường cấy thưa với mật độ 40 x 40 cm hoặc 70 x 70 cm ở một vài ruộng sâu, cịn ngày nay có xu hướng cấy dày 20 x 20 cm; 20 x 25 cm; 15 x 20 cm; 10 x 15 cm.

Theo Nguyễn Văn Hoan (2002) với các giống lúa lai nên cấy 2-3 dảnh với mật độ 50-55 khóm/m2 và cấy 3-4 dảnh với mật độ 40-45 khóm/m2.

Phan Hữu Tơn (2002), lượng giống TN13-5 cần cho 1 sào Bắc bộ từ 1,5- 2kg, nên gieo mạ thưa, khoảng 8-10kg/sào Bắc bộ để mạ to dảnh và cấy mật độ 50 khóm/m2 và cấy 1-2 dảnh/khóm, khơng cấy to dảnh để lúa nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ khỏe và tập trung, tỷ lệ bông hữu hiệu cao.

Dương Hồng Hiên (1987), khi nghiên cứu về mật độ lúa gieo thẳng đã kết luận rằng: lượng giống gieo không nên quá cao. Thường trong vụ Đông Xuân để

đạt 700 bông/m2 chỉ cần 100-150 kg hạt giống/ha trong điều kiện giống nảy mầm

tốt, ruộng làm đất tốt và sạ ướt thóc đã nảy mầm. Nếu điều kiện kém hơn thì

cũng chỉ cần 180-200 kg/ha là cùng. Vụ lúa Hè Thu ở Nam bộ chỉ có từ 400-500 bơng/m2 thì phải rút bớt số lượng thóc giống, cịn ở Dun hải miền Trung thì

vẫn sạ như vụ Đơng Xuân để đạt khoảng 700 bông/m2.

Kết quả một số nghiên cứu về mật độ gieo vãi ở trường Đại học Nông nghiệp I trong vụ Xuân năm 1972, 1973 và vụ Mùa năm 1973 ở các mật độ gieo vãi từ 60, 80, 100, 120, 140 kg/ha đã cho thấy trong vụ Xuân gieo vãi với mật độ 100-

120kg/ha là cho năng suất cao nhất nhưng trong vụ Mùa chỉ nên gieo với mật độ từ 80-100 kg/ha là cho năng suất cao nhất (Đinh Văn Lữ, 1976).

Theo kết luận của Dương Hồng Hiên (1987), vụ Xuân gieo dày hơn vụ mùa vì thời tiết rét, tỷ lệ mọc và sinh trưởng của cây lúa kém hơn, mật độ gieo có thể biến

động từ 80-120 kg/ha tuỳ theo tình hình đất đai, phân bón và thời tiết khí hậu.

Kết quả nghiên cứu của Đỗ Khắc Thịnh và cs. (2011), cho thấy tại Bình Phước lượng giống gieo sạ phù hợp ở vụ Hè Thu là 120kg/ha và vụ Đông Xuân 120-150 kg/ha; tại Đắk Nông 90-120 kg/ha và 120-150 kg/ha cho vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân.

Việc xác định lượng giống cần gieo để giảm chi phí giống mà vẫn đảm

bảo hiệu quả kinh tế là rất cần thiết. Nếu gieo q dày sẽ tăng chi phí thóc giống,

đặc biệt là giống lúa lai. Mặt khác gieo cấy dày kéo theo tăng cơng tỉa dặm, chăm

sóc đặc biệt sâu bệnh hại tăng lên làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Dựa trên cơ sở của sức nảy mầm, khối lượng 1000 hạt, độ sạch của lô hạt giống

và mật độ cây trên một đơn vị diện tích có thể đưa ra cơng thức tính lượng hạt giống cần gieo (Nguyễn Văn Hoan, 2004):

M *K D = A

B * C A = 100 Trong đó:

D – lượng thóc giống cần gieo cho 1 ha (kg) M – Mật độ tính bằng số cây mọc/m2

A – Giá trị gieo trồng của lô hạt giống (%) B – Độ sạch của lô hạt (%)

C – Sức nảy mầm của hạt (%) K – Khối lượng 1000 hạt (g)

Lê Hữu Hải và cs. (2006), tập quán sạ lan (gieo thẳng) truyền thống của nông dân miền Nam với mật độ cao khoảng 200 kg/ha, bón nhiều phân đạm sẽ

tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển và làm giảm năng suất từ

38,2-64,6%, giảm tỷ lệ gạo nguyên từ 3,1-11,3% và giảm trọng lượng 1000 hạt từ 3,7-5,1%. Cịn ở các tỉnh phía Bắc mật độ thấp hơn so với miền Nam chỉ từ 40-60 kg/1000 m2. Điều đó có thể được lý giải là do điều kiện canh tác, khí hậu của hai miền khác nhau. Trong miền Nam điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp cho cây lúa phát triển quanh năm, đồng thời diện tích đất canh tác rộng, nên

nông dân sử dụng lượng giống gieo cao để không mất công dặm tỉa và làm cỏ. Ở miền Bắc chủ yếu chỉ sản xuất hai vụ lúa/năm, diện tích đất canh tác nhỏ lẻ,

người dân có điều kiện chăm sóc, tỉa dặm để phân bố đều các cây trên đơn vị

diện tích, phát huy khả năng đẻ nhánh cây lúa. Hiện nay, trong sản xuất lúa áp dụng phương pháp sạ hàng, giúp nông dân tiết kiệm được lượng giống sử dụng từ 100-150 kg/ha và làm tăng năng suất từ 0,5-1,5 tấn/ha so với sạ lan (Nguyễn Văn Luật, 2001).

Phương pháp gieo theo hàng đã được nhiều địa phương áp dụng do giảm được giống và cơng tỉa dặm, chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Theo Nguyễn

Văn Dung và cs (2010), mật độ gieo 50 kg giống/ha năng suất lúa dao động từ

6,74-6,81 tấn/ha, khi tăng mật độ lên 80 kg/ha năng suất chỉ đạt 4,89 tấn/ha.

2.2.3.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật đối với lúa nếp

Theo Lê Vĩnh Thảo và cs. (2005), thời vụ gieo cấy thích hợp cho giống lúa nếp N98 cụ thể: tại các tỉnh miền Bắc, vụ Xuân, gieo mạ dược trà Xuân muộn từ 20/1 đến 5/2. Cấy sau Lập Xuân, đối với mạ dược cần cấy kết thúc sớm tránh

mạ già, mạ sân cấy tuổi mạ 12-15 ngày. Vụ Mùa, bố trí trà Mùa sớm gieo từ 6/6

đến 25/6, tuổi mạ dược 16-18 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp n672 tại gia lâm, hà nội (Trang 35 - 42)