Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp n672 tại gia lâm, hà nội (Trang 42)

3.5.1. Thiết kế thí nghiệm

* Vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội:

- Bố trí các thí nghiệm mật độ, phân bón cho giống lúa nếp N672 để xác định mật

độ và lượng phân bón thích hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong vụ Xuân. Thí nghiệm gồm 2 nhân tố là Phân bón (nhân tố phụ) và Mật độ (nhân tố chính).

Phân bón: Gồm 4 công thức

P1: 1 tấn phân HCVS + 80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O P2: 1 tấn phân HCVS + 100kg N + 100kg P2O5 + 100kg K2O

P3: 1 tấn phân HCVS + 120kg N + 120kg P2O5 + 120kg K2O P4: 1tấn phân HCVS + 140kg N + 140kg P2O5 + 140kg K2O - Mật độ cấy gồm 3 công thức: + M1=40 khóm/m2 + M2=50 khóm/m2 + M3=60 khóm/m2 - Diện tích của 1 ô thí nghiệm mật độ là 10 m2.

* Vụ Mùa 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội:

- Bố trí lặp lại thí nghiệm về mật độ, phân bón để xác định mật độ và lượng phân bón thích hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất đối với giống lúa nếp N672 trong vụ Mùa.

Sơđồ thí nghiệm được bố trí như sau:

Dải bảo vệ LN1 P1 P2 P3 P4 M1 M2 M3 M1 M3 M2 M3 M2 M1 M2 M1 M3 LN2 P3 P1 P4 P2 M2 M1 M3 M2 M1 M3 M1 M3 M2 M1 M2 M3 LN3 P4 P3 P2 P1 M3 M2 M1 M3 M2 M1 M2 M1 M3 M3 M1 M2 Dải bảo vệ

Ghi chú: Đắp bờ dọc rộng 30cm, đắp bờ ngang rộng 20cm, rãnh dẫn nước rộng 40cm.

3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi

a.Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng

* Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn sinh trưởng: - Tuổi mạ: được tính từ khi gieo đến cấy.

- Thời gian từ ngày cấy đến ngày bén rễ hồi xanh: xuất hiện các rễ trắng mới, số lá tăng.

dài 1cm nhô khỏi bẹ lá.

- Thời gian từ ngày cấy đến ngày kết thúc đẻ nhánh: ngày có số nhánh không đổi.

- Thời gian trỗ: có một cây có một bông nhô ra ngoài bẹ lá đòng 3-5 cm, nếu là cây phân ly sớm hẳn thì ghi lại và bỏ cây phân ly.

- Thời gian trỗ của cá thể và quần thể. - Thời gian từ gieo đến trỗ 10%. - Thời gian từ gieo đến trỗ 50%. - Thời gian từ gieo đến trỗ 80%. - Thời gian nở hoa.

* Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày gieo đến chín 95%

b. Đặc điểm nông sinh học

Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa từ khi gieo đến khi thu hoạch.

* Thời kỳ mạ

- Khi mạđược 3 lá thì bắt đầu đánh dấu số lá: lá thứ 3 đánh dấu một chấm sơn trắng, lá thứ 5 đánh dấu 2 chấm, lá thứ 7 đánh dấu 3 chấm,...theo dõi đến khi ra lá đòng ghi số liệu số lá/ thân chính.

- Theo dõi khả năng đẻ nhánh của cây mạ - Theo dõi màu sắc lá mạ

- Theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh trên ruộng mạ, ghi tên sâu hoặc tên bệnh, cho điểm đểđánh giá mức độ gây hại.

- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây mạ thông qua chỉ tiêu: chiều cao cây mạ, chiều rộng gan mạ.

* Thời kỳ từ cấy đến thu hoạch

+ Động thái sinh trưởng:

- Động thái đẻ nhánh (theo dõi 7 ngày/ lần): Đếm tất cả nhánh của 10 khóm. - Động thái tăng chiều cao (theo dõi 7 ngày/lần): Đo chiều cao 10 khóm,

đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất.

- Động thái ra lá trên thân chính (theo dõi 7 ngày/lần): Hàng tuần đến

đánh dấu các lá theo số lẻ mới xuất hiện, đếm số lá trên thân chính của 10 khóm. Khi mạđược 3 lá thì bắt đầu đánh dấu số lá: lá thứ 3 đánh dấu 1 chấm sơn

trắng; lá thứ 5 đánh dấu 2 chấm; lá thứ 7 đánh dấu 3 chấm; lá thứ 9 lại quay về đánh 1 chấm, cứ theo dõi như vậy đến khi ra lá đòng ghi số liệu số lá/ thân chính.

- Lấy lá hoàn chỉnh làm chuẩn số lá được tính: Lá mới nhú 20% tương

đương 0,2 lá; Lá nhú 50% tương đương với 0,5 lá; Lá được 80% tương đương với 0,8 lá.

+ Các đặc điểm nông sinh học khác

Mỗi công thức đo lấy 10 khóm, đo các chỉ tiêu sau: - Chiều dài lá đòng: Đo từ tai lá đến mút lá.

- Chiều rộng lá đòng: Đo nơi rộng nhất của phiến lá.

- Chiều dài bông: Từđốt có gié đến đầu mút bông không kể râu. - Số bông hữu hiệu : Đếm tất cả các bông có hạt chắc và lép.

- Số hạt /bông trung bình : Tuốt hạt cả khóm, đếm tổng số hạt ( chắc và lép), tính tỷ lệ lép, chia tổng số hạt cho số bông.

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ gốc đến mút đầu bông (không kể

râu hạt).

- Số nhánh tối đa. - Số lá tối đa.

- Chiều dài và chiều rộng lá đòng. - Chiều dài bông.

- Số gié cấp 1 trên bông. - Chiều dài cổ bông.

c. Đặc điểm hình thái

Mô tả hình thái tại các thời điểm : - Đẻ nhánh rộ mô tả :

+ Kiểu đẻ: Xoè, gọn, chụm. - Đứng cái mô tả : + Màu sắc lá.

+ Màu sắc tai lá. - Mùa sắc thân

- Độ cứng cây

- Chỉ số diện tích lá (LAI): đo ở giai đoạn đẻ nhánh tối đa, trỗ và thu hoạch

e. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Số khóm/m2.

- Số bông hữu hiệu/khóm.

- Số hạt/ bông (đếm 10 khóm): Tổng số hạt/ bông. - Tỷ lệ hạt lép (%): là tỷ số hạt lép/ tổng số hạt.

- Khối lượng 1000 hạt (gram): Cân 3 lần mẫu 100 hạt đã khô 13% (lấy 2 chữ số sau dấu phẩy).

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha).NSLT = số bông hữu hiệu/khóm * số

khóm/m2 * số hạt/ bông * tỷ lệ hạt chắc * P1000(gr) * 10-4

- Năng suất cá thể (g/khóm): thu 10 khóm trên từng dòng, tuốt hạt phơi khô đưa vềđộẩm 13%, cân tính ra năng suất thực thu.

- Năng suất thực thu (tạ/ha): thu hoạch riêng từng dòng, tuốt hạt phơi khô

đưa vềđộẩm 13%, cân tính năng suất thực thu.

f. Mức độ nhiễm sâu bệnh:

Hàng tuần đi quan sát, thấy dòng nào xuất hiện sâu bệnh gây hại, ghi tên sâu, bệnh; mô tả mức độ sau 3 ngày quan sát lại nếu thấy mức độ tăng lên thì phun thuốc phòng trừ; ghi loại thuốc, nồng độ; thời gian ngừng gây hại sau phun; chỉ tiêu nào cho điểm thì ghi điểm.

+ Khả năng chống chịu sâu * Sâu đục thân Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị hại 1 1-10 3 11-20 5 21-30 7 31-60 9 >60

* Sâu cun lá Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị hại 1 1-10 3 11-20 5 21-35 7 36-50 9 >51 *Ry nâu Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị hại 1 Bị hại rất nhẹ 3 Lá thứ nhất và lá thứ 2 bị hại 5 Tất cả các lá bị biến vàng, cây lùn rõ rệt hoặc cả hai 7 Hơn nửa số cây bị chết, số còn lại bị héo vàng và lùn nặng 9 Tất cả các cây bị chết + Khả năng chịu bệnh * Bnh đạo ôn Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị bệnh 1 <5 3 5-10 5 11-25 7 26-50 9 >51 * Bnh khô vn Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không có triệu chứng

1 Vết bệnh nằm thấp hơn 20% chiều cao cây

3 20-30

5 31-45

7 46-65

* Bnh đốm sc Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không có bệnh 1 Nhỏ hơn 1% (vết bệnh trên đỉnh lá) 3 1-5% (vết bệnh trên đỉnh lá) 5 6-25% (vết bệnh trên đỉnh hoặc có một sốở mép lá) 7 26-50% (vết bệnh trên đỉnh hoặc mép lá) 9 51-100% (vết bệnh trên đỉnh và mép lá)

3.5.3. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu

Đặc điểm nông sinh học, hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất

được đánh theo tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của Viện nghiên cứu lúa quốc tế

IRRI (2002).

Bố trí thí nghiệm theo phương pháp của Gomez K.A. and Gomez A.A. (1984).

3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu theo chương trình IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel 2003.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN BÓN VÀ MẬT ĐỘ CẤY KHÁC NHAU ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG LÚA NẾP MỚI N672 VỤ XUÂN TẠI HUYỆN GIA LÂM HÀ NỘI 4.1.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển thời kì mạ

Tình hình sinh trưởng của cây mạ có vai trò quan trọng tới sự sinh trưởng của cây lúa sau này. Nhân dân ta thường có quan niệm “tốt mạ, tốt lúa”, quan niệm này đúng đắn. Giai đoạn mạ là tiền đề cho năng suất cao. Trong giai đoạn này nếu cây mạ đanh dảnh sinh trưởng tốt thì cây lúa bén rễ hồi xanh nhanh. Ngược lại cây mạ sinh trưởng phát triển kém sẽ ảnh hưởng tới quá trình bén rễ

hồi xanh của cây lúa.

Nhìn chung trong giai đoạn đầu cây mạ phát triển bình thường tổng thời gian cây mạ sinh trưởng là 36 ngày thường trong điều kiện vụ xuân sớm thời gian sinh trưởng của cây mạ là rất dài do thời tiết lạnh cây mạ sinh trưởng kém. Chiều cao cây mạ dao động từ 29,2 ÷ 31,2cm. Trong thời gian mạ không thấy xuất hiện sâu bệnh

Theo Nguyễn Văn Hoan (2003) thì cây mạ tốt cần phải đẻ nhánh sớm ngay từđốt đầu tiên, sẽ có tỷ lệ thành bông cao vì vậy cần tạo điều kiện cho cây mạđẻ nhánh sớm ngay trong giai đoạn mạ. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ cây mạ để nhánh rồi chiếm 10%.

Tóm lại: Giai đoạn mạ chiếm thời gian rất ít trong tổng thời gian sinh trưởng nhưng có ý nghĩa đáng kể trong tổng thời gian sinh trưởng của cây lúa. Mạ tốt, khoẻ tạo tiền đề cho cây lúa bước vào giai đoạn bén rễ hồi xanh nhanh làm cơ sở cho quá trình đẻ nhánh và sinh trưởng tiếp theo. Vì theo các chuyên gia Nhật Bản và Trung Quốc đều đánh giá rằng giai đoạn mạ quyết định 60-70% năng suất lúa. Theo bảng số liệu trên ta thấy mạđem cấy đảm bảo tiêu chuẩn cho sinh trưởng phát triển của cây lúa

4.1.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa nếp N672

Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của giống nếp N672 tại các công thức phân bón và mật độ cấy được trình bày tại bảng 4.1

38

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các giai đoạn

sinh trưởng của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015 (ngày)

Công thức Tuổi mạ

Thời gian từ cấy đến… Thời gian từ gieo đến … Thời gian

trỗ quần thể Thời gian sinh trưởng Hồi xanh BĐ đẻ nhánh KT đẻ nhánh Trỗ 10% Trỗ 50% Trỗ 100% P1M1 36 3 8 42 103 107 110 7 132 P1M2 36 4 9 40 104 107 112 8 133 P1M3 36 5 10 38 104 107 113 9 134 P2M1 36 4 7 40 103 107 111 8 135 P2M2 36 5 8 39 105 108 112 7 136 P2M3 36 4 9 41 105 108 113 8 135 P3M1 36 4 8 41 105 108 111 6 135 P3M2 36 5 7 42 103 108 110 7 134 P3M3 36 3 9 38 106 109 114 8 135 P4M1 36 3 9 42 104 109 112 8 136 P4M2 36 4 10 39 104 109 111 7 138 P4M3 36 5 11 40 105 109 113 8 136 download by : skknchat@gmail.com

Thời gian sinh trưởng là đặc tính của giống, thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, thời vụ gieo cấy, điều kiện ngoại cảnh, trình độ thâm canh của từng địa phương khác nhau.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố

trí cơ cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân canh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ngoài ra thông qua thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có thể điều khiển được thời điểm trỗ bông của cây lúa, tránh lúa trỗ vào những thời

điểm điều kiện bất thuận nhằm phát huy tối đa tiềm năng, năng suất của giống. Thời gian sinh trưởng là đặc tính của giống nhưng cũng bị biến động theo mùa vụ và các yếu tố kỹ thuật tác động. Trong đời sống của mình, cây lúa trải qua hai thời kỳ sinh trưởng chính là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ

sinh trưởng sinh thực.Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây lúa, có liên quan đến dự trữ dinh dưỡng và tạo tiền đề cho năng suất lúa về sau. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định trực tiếp đến năng suất cá thể và năng suất cuối cùng của ruộng lúa vì nó quyết định đến số hạt chắc trên bông, độ

mẩy của hạt

Quá trình theo dõi chúng tôi thấy rằng liều lượng phân bón ảnh hưởng khá rõ đến các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa nếp N672. Liều lượng phân bón thấp thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng rút ngắn hơn so với lượng bón cao. Kết quả theo dõi cho thấy ở mức bón P1 thời gian sinh trưởng của giống lúa nếp N672 ngắn nhất (132 ngày), ở mức bón P4 thời gian sinh trưởng của giống lúa nếp N672 dài nhất (138 ngày). Các mức bón P2, P3 thời gian sinh trưởng của giống lúa nếp N672 lần lượt là 135 và 134 ngày.

Quá trình theo dõi cho thấy ở cùng liều lượng phân bón với các mật độ

cấy khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của giống này. Sự chênh lệch về thời gian sinh trưởng không đáng kể chênh nhau từ

1-2 ngày. Ở cùng mức bón P1 thì ở mật độ M1 (40 khóm/ m2) thời gian sinh trưởng là 133 ngày ở mật độ M2 (50 khóm/ m2) thời gian sinh trưởng là 134 ngày và ở mật độ M3 (60 khóm/ m2) thời gian sinh trưởng là 135 ngày.

4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón tới động thái tăng trưởng chiều cao của giống lúa nếp N672

Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này mang đặc trưng của từng giống và ít biến động trong một phạm vi nhất định của

các biện pháp kỹ thuật tác động. Để cây lúa đạt chiều cao tối đa theo tiềm năng của giống thì kỹ thuật canh tác trong đó mật độ cấy và phân bón là những nhân tố

quan trọng làm thay đổi chiều cao cuối cùng.

Qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa nếp N672 trong điều kiện vụ Xuân chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến tăng trưởng chiều cao của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015

Phân bón Mật độ Sau cấy … ngày CCC cuối cùng 7 14 21 28 35 42 49 56 P1 M1 31,2 35,9 47,6 54,7 68,6 70,9 85,3 95,6 100,3 M2 29,6 34,9 46,0 54,2 65,9 77,4 82,1 95,0 101,9 M3 29,2 35,0 46,5 54,2 65,3 77,1 85,5 98,2 100,3 P2 M1 29,1 34,4 45,8 53,5 65,3 78,2 87,3 96,5 103,1 M2 31,5 34,0 45,3 51,2 66,6 77,7 91,5 100,1 103,9 M3 29,2 35,7 45,6 50,7 67,4 78,1 90,2 99,1 102,8 P3 M1 31,6 37,3 49,1 57,5 70,0 80,1 89,5 98,5 104,2 M2 30,7 37,4 49,8 59,5 71,4 82,2 90,3 97,5 105,8 M3 31,0 46,3 48,6 57,4 69,0 79,8 93,3 100,5 104,8 P4 M1 29,6 34,5 45,4 53,2 68,6 80,3 90,6 98,2 103,9 M2 29,2 33,7 44,9 54,2 64,5 77,2 91,3 100,0 104,3 M3 30,9 46,1 48,7 55,3 65,7 70,9 83,5 95,0 103,4

Đồ thị 4.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến tăng trưởng chiều cao của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015

Quá trình theo dõi chúng tôi thấy liều lượng phân bón ảnh hưởng khá rõ

đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng của giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp n672 tại gia lâm, hà nội (Trang 42)