Điều tra bệnh virus trên cà chua vụ đông xuân 2016-2017 tại Đặng Xá –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh virus hại cà chua tại hà nội và phụ cận (Trang 44 - 45)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Điều tra bệnh virus trên cà chua vụ đông xuân 2016-2017 tại Đặng Xá –

2016-2017 TẠI ĐẶNG XÁ – GIA LÂM

Xã Đặng Xá – Gia Lâm có gần 300 ha đất canh tác. Những năm 2000 trở về trước diện tích này được bà con nông dân cấy lúa, trồng ngô, năng suất bấp bênh. Từ năm 2001 đến nay, được sự quan tâm đầu tư của Thành phố và huyện, xã Đặng Xá đã tích cực vận động các hộ nông dân chuyển từ trồng ngô, cấy lúa sang thâm canh rau, củ, quả theo quy trình an toàn và tiêu chuẩn ViêtGap. Tại thời điểm này, xã Đặng xá đã quy hoạch 5 vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung với tổng diện tích gần 140 ha, trong đó có 117 ha đã được ngành chức năng của Thành phố cấp giấy chứng nhận: Cơ sở đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Cây cà chua là một trong số những cây trồng được ưu tiên phát triển tại Đặng Xá. Tuy nhiên, tại đây, cây cà chua thường xuyên bị các loại bệnh tấn công, gây thiệt hại nặng nề nhất là các bệnh virus.

Do vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần bệnh và tỉ lệ bệnh virus trên cà chua tại Đặng Xá – Gia Lâm. Kết quả thu được ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Các loại hình triệu chứng bệnh virus hại cà chua tại Đặng Xá – Gia Lâm vụ đông xuân 2016-2017

Ngày điều

tra Giai đoạn

Tỷ lệ bệnh (%) Xoăn vàng lá Khảm vàng Biến vàng – tím gân – lùn cây Khảm, vàng lá- đốm hình nhẫn- đốm chết hoại 31/10/2016 Phân nhánh 16,39 6,56 0 3,28 22/11/2016 Ra hoa – quả non 24,17 8,33 5,00 5,83 28/12/2016 Quả chín 32,11 11,01 7,34 9,17

Kết quả điều tra cho thấy 3 loại triệu chứng là: xoăn vàng lá, khảm vàng, khảm, vàng lá – đốm hình nhẫn – đốm chết hoại đều xuất hiện ở cả 3 lần điều tra. Triệu chứng biến vàng – tím gân – lùn cây chỉ xuất hiện ở 2 lần điều tra khi cà chua ở giai đoạn ra hoa – quả non và quả chín. Triệu chứng phổ biến nhất là xoăn vàng lá với tỷ lệ tương đối lớn dao động từ 16,39% - 32,11%. Triệu chứng khảm vàng phổ biến thứ 2 với tỷ lệ dao động từ 6,56% - 11,01%. Phổ biến thứ 3 là loại hình triệu chứng hốn hợp khảm, vàng lá – đốm hình nhẫn – đốm chết hoại với tỷ lệ dao động từ 3,28% - 9,17%. Triệu chứng biến vàng – tím gân – lùn cây không phổ biến, tỷ lệ dao động từ 5% - 7,34%. Cả 3 loại triệu chứng đều có tỷ lệ tăng dần theo từng giai đoạn phát triển của cây cà chua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh virus hại cà chua tại hà nội và phụ cận (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)