Xoăn vàng lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh virus hại cà chua tại hà nội và phụ cận (Trang 42)

Lá cong xuống dưới vào phía bên trong hoặc uốn cong lên phía trên thành hình thuyền, giòn, nhỏ, lá non biến vàng dữ dội, cây lùn còi cọc.

Hình 4.1. Triệu chứng xoăn vàng lá cà chua 4.1.2. Khảm lá

Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện trong suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây nhưng triệu chứng đặc trưng từ giai đoạn ra hoa đến thu hoạch quả. Lá mới bị bệnh thường có vết khảm xanh vàng xen kẽ. Lá bị bệnh thường vàng từ gốc lá, lá hơi cong xuống. Quả trên cây bị bệnh thường nhỏ, bị khảm vàng loang lổ hoặc bị biến vàng đôi khi có vết đốm.

4.1.3. Lá dương xỉ

Triệu chứng này thường xuất hiện vào giai đoạn cà chua bắt đầu ra hoa. Cây nhiễm bệnh thường còi cọc. Lá trên ngọn bị biến dạng, mất thùy, chỉ còn gân lá dạng dương xỉ. Cây bị bệnh thường không có khả năng cho thu hoạch. Cây nhiễm bệnh vào giai đoạn đã ra hoa và hình thành quả thì thường bị rụng hoa, quả nhỏ và bị biến dạng.

Hình 4.3. Triệu chứng lá dương xỉ cà chua 4.1.4. Khảm, vàng lá – đốm hình nhẫn – đốm chết hoại

Trên lá hoặc quả xuất hiện những đốm hình nhẫn hoặc vòng khuyết màu nâu hoặc đen. Trên thân, ngọn, lá xuất hiện các đốm chết hoại. Lá vàng đôi khi nhăn.

Hình 4.4. Triệu chứng Khảm, vàng lá – đốm hình nhẫn – đốm chết hoại

4.1.5. Biến vàng – tím gân – lùn cây

Toàn bộ lá trên cây biến vàng hoàn toàn, chỉ còn vài lá ngọn non còn màu xanh, khi mới nhiễm các lá bệnh có màu vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng đậm hơn. Gân lá biến màu tím. Cây bệnh thấp lùn hẳn xuống so với cây không nhiễm bệnh.

Hình 4.5. Triệu chứng biến vàng – tím gân – lùn cây trên cà chua

4.2. ĐIỀU TRA BỆNH VIRUS TRÊN CÀ CHUA VỤ ĐÔNG XUÂN 2016-2017 TẠI ĐẶNG XÁ – GIA LÂM 2016-2017 TẠI ĐẶNG XÁ – GIA LÂM

Xã Đặng Xá – Gia Lâm có gần 300 ha đất canh tác. Những năm 2000 trở về trước diện tích này được bà con nông dân cấy lúa, trồng ngô, năng suất bấp bênh. Từ năm 2001 đến nay, được sự quan tâm đầu tư của Thành phố và huyện, xã Đặng Xá đã tích cực vận động các hộ nông dân chuyển từ trồng ngô, cấy lúa sang thâm canh rau, củ, quả theo quy trình an toàn và tiêu chuẩn ViêtGap. Tại thời điểm này, xã Đặng xá đã quy hoạch 5 vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung với tổng diện tích gần 140 ha, trong đó có 117 ha đã được ngành chức năng của Thành phố cấp giấy chứng nhận: Cơ sở đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Cây cà chua là một trong số những cây trồng được ưu tiên phát triển tại Đặng Xá. Tuy nhiên, tại đây, cây cà chua thường xuyên bị các loại bệnh tấn công, gây thiệt hại nặng nề nhất là các bệnh virus.

Do vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần bệnh và tỉ lệ bệnh virus trên cà chua tại Đặng Xá – Gia Lâm. Kết quả thu được ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Các loại hình triệu chứng bệnh virus hại cà chua tại Đặng Xá – Gia Lâm vụ đông xuân 2016-2017

Ngày điều

tra Giai đoạn

Tỷ lệ bệnh (%) Xoăn vàng lá Khảm vàng Biến vàng – tím gân – lùn cây Khảm, vàng lá- đốm hình nhẫn- đốm chết hoại 31/10/2016 Phân nhánh 16,39 6,56 0 3,28 22/11/2016 Ra hoa – quả non 24,17 8,33 5,00 5,83 28/12/2016 Quả chín 32,11 11,01 7,34 9,17

Kết quả điều tra cho thấy 3 loại triệu chứng là: xoăn vàng lá, khảm vàng, khảm, vàng lá – đốm hình nhẫn – đốm chết hoại đều xuất hiện ở cả 3 lần điều tra. Triệu chứng biến vàng – tím gân – lùn cây chỉ xuất hiện ở 2 lần điều tra khi cà chua ở giai đoạn ra hoa – quả non và quả chín. Triệu chứng phổ biến nhất là xoăn vàng lá với tỷ lệ tương đối lớn dao động từ 16,39% - 32,11%. Triệu chứng khảm vàng phổ biến thứ 2 với tỷ lệ dao động từ 6,56% - 11,01%. Phổ biến thứ 3 là loại hình triệu chứng hốn hợp khảm, vàng lá – đốm hình nhẫn – đốm chết hoại với tỷ lệ dao động từ 3,28% - 9,17%. Triệu chứng biến vàng – tím gân – lùn cây không phổ biến, tỷ lệ dao động từ 5% - 7,34%. Cả 3 loại triệu chứng đều có tỷ lệ tăng dần theo từng giai đoạn phát triển của cây cà chua.

4.3. ĐIỀU TRA TRIỆU CHỨNG XOĂN VÀNG LÁ CÀ CHUA VÀ MẬT ĐỘ BỌ PHẤN TRÊN GIỐNG CÀ CHUA SAVIOR VÀ VT5 VỤ XUÂN HÈ ĐỘ BỌ PHẤN TRÊN GIỐNG CÀ CHUA SAVIOR VÀ VT5 VỤ XUÂN HÈ NĂM 2017 TẠI VÂN NỘI – ĐÔNG ANH

Vân Nội là vùng trồng rau an toàn trọng điểm của huyện Đông Anh, cung cấp rau sạch cho thành phố Hà Nội và các vùng lân cận. Tại Vân Nội, chúng tôi thấy có 2 giống cà chua là Savior và VT5 được trồng phổ biến. Giống cà chua Savior có nguồn gốc từ Thái Lan do Công ty TNHH XNK Syngenta Việt Nam nhập khẩu phân phối. Đây là giống cà chua chịu nhiệt tốt, có tính kháng cao với xoăn vàng lá, bệnh sương mai, bệnh đốm lá, có khả năng sinh trưởng tốt, phát triển khoẻ. Giống VT5 là giống cà chua lai F1 đư- ợc chọn tạo từ tổ hợp lai D7xD15, thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất

cao,chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn. Chúng tôi đã tiến hành điều tra 2 giống cà chua này theo từng giai đoạn sinh và kết quả điều tra được trình bày tại Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Diễn biến triệu chứng xoăn vàng lá cà chua và mật độ bọ phấn trên giống cà chua Savior và VT5 vụ xuân hè năm 2017

tại Vân Nội – Đông Anh – Hà Nội STT Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Savior VT5 TLB (%) MĐBP (con/lá) TLB (%) MĐBP (con/lá) 1 19/2/2017 Cây con 0 0,2 0 0,1 2 26/2/2017 Cây con 0 0,1 0 0,2 3 12/3/2017 Phân cành 0,42 0,3 1,67 0,6 4 18/3/2017 Ra hoa 0,83 0,3 2,08 0,8 5 26/3/2017 Hoa rộ 0,83 0,7 3,75 1,1 6 2/4/2017 Quả nhỏ 1,25 0,7 5,42 1,5 7 9/4/2017 Quả xanh 1,67 0,3 6,26 0,9

Cả hai giống cà chua Savior và VT5 đều có biểu hiện triệu chứng xoăn vàng lá. Tuy nhiên, triệu chứng chỉ xuất hiện từ giai đoạn phân cành, giai đoạn cây con cả hai giống đều chưa thấy xuất hiện xoăn vàng lá. Ngay từ giai đoạn phân cành tỷ lệ bệnh giữa hai giống đã có sự khác biệt khá rõ rệt, tỷ lệ bệnh trên giống VT5 là 1,67%, cao gấp gần 4 lần so với giống Savior. Vào giai đoạn quả xanh, tỷ lệ bệnh trên hai giống vẫn có sự chênh lệch như vậy. Mật độ bọ phấn trên giống Savior dao động từ 0,1 – 0,7 (con/lá) thấp hơn so với mật độ bọ phấn trên giống VT5 dao động từ 0,1 – 1,5 (con/lá). Như vậy, rõ ràng giống Savior có tính kháng cao với xoăn vàng lá, giúp tăng năng suât và chất lượng cà chua.

4.4. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH VIRUS TRÊN CÀ CHUA TẠI TẬP ĐOÀN GIỐNG CÀ CHUA THÍ NGHIỆM CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN ĐOÀN GIỐNG CÀ CHUA THÍ NGHIỆM CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU RAU CHẤT LƯỢNG CAO

Chúng tôi tiến hành điều tra bệnh virus trên cà chua tại tập đoàn giống cà chua thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu rau chất lượng cao (An Lạc – Gia Lâm). Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tình hình bệnh virus trên cà chua năm 2017 tại tập đoàn giống cà chua thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu rau chất lượng cao

ST T

Tổ hợp lai

Tỷ lệ bệnh (%)

Cây con (22/02/2017) Phân nhánh (25/03/2017) Ra hoa-quả non (12/04/2017)

Xoăn vàng lá Khảm, vàng lá - đốm hình nhẫn- đốm chết hoại Xoăn vàng lá Khảm, vàng lá - đốm hình nhẫn- đốm chết hoại Xoăn vàng lá Khảm, vàng lá - đốm hình nhẫn- đốm chết hoại 1 K3 5,56 0 16,67 5,56 27,78 5,56 2 L3 11,11 0 11,11 0 16,67 0 3 I3 0 0 0 0 5,56 0 4 P3 0 0 5,56 0 16,67 0 5 Q3 0 0 11,11 0 22,22 5,56 6 A5 0 0 11,11 11,11 27,78 11,11 7 B5 0 0 5,56 0 16,67 0 8 P5 0 0 0 0 5,56 0 9 I5 0 0 5,56 0 16,67 0 10 K5 0 0 11,11 0 27,78 0 11 L5 0 0 0 0 16,67 0 12 H6 0 0 0 0 11,11 5,56 13 Q5 0 0 5,56 5,56 16,67 0 14 X5 0 0 0 0 16,67 0 15 K13 0 0 0 0 22,22 0

16 I13 0 0 5,56 11,11 33,33 11,11 17 L13 11,11 0 16,67 16,67 38,89 22,22 18 L17 0 0 5,56 0 16,67 0 19 M17 0 0 11,11 0 27,78 0 20 H17 0 0 0 5,56 16,67 5,56 21 G17 0 0 0 0 16,67 0 22 A79 0 0 0 0 22,22 5,56 23 K79 0 0 5,56 0 16,67 0 24 K81 0 0 0 0 22,22 0 25 M81 0 0 11,11 5,56 16,67 11,11 26 A81 5,56 0 22,22 11,11 38,89 11,11 27 L52 0 0 5,56 0 27,78 0 28 M10 0 0 0 0 16,67 0 29 P17 0 0 11,11 5,56 33,33 5,56 30 K41 0 0 0 0 16,67 0 31 M41 0 0 5,56 0 22,22 5,56 32 HT160 5,56 0 11,11 0 33,33 0

Kết quả điều tra cho thấy:

Ở giai đoạn cây con có 5/32 tổ hợp lai biểu hiện triệu chứng xoăn vàng lá với tỷ lệ bệnh dao động từ 5,56% - 11,11%. Không có tổ hợp lai nào biểu hiện triệu chứng khảm, vàng – đốm hình nhẫn – đốm chết hoại. Ở giai đoạn phân nhánh có 20/32 tổ hợp lai biểu hiện triệu chứng xoăn vàng lá với tỷ lệ bệnh dao động từ 5,56% - 22,22% và có 8/32 tổ hợp lai biểu hiện triệu chứng khảm, vàng – đốm hình nhẫn – đốm chết hoại. Ở giai đoạn ra hoa – quả non có tất cả các tổ hợp lai đều biểu hiện triệu chứng xoăn vàng lá với tỷ lệ bệnh dao động từ 5,56% – 38,89%, có 12/32 tổ hợp lai biểu hiện triệu chứng khảm, vàng – đốm hình nhẫn – đốm chết hoại. Cả hai triệu chứng xoăn vàng lá và khảm, vàng – đốm hình nhẫn – đốm chết hoại đều có tỷ lệ tăng dần theo từng giai đoạn phát triển của cây cà chua từ cây con đến giai đoạn ra hoa – quả xanh. Như vậy, có 2 tổ hợp lai I3 và P5 tiềm năng nhất (không biểu hiện triệu chứng khảm, vàng – đốm hình nhẫn – đốm chết hoại và nhiễm nhẹ xoăn vàng lá ( tỉ lệ 5,56%)).

4.5. ĐIỀU TRA BỆNH VIRUS CÀ CHUA VÀ MẬT ĐỘ BỌ PHẤN TRÊN CÀ CHUA VỤ XUÂN HÈ NĂM 2017 TẠI HẢI PHÒNG VÀ NAM ĐỊNH CÀ CHUA VỤ XUÂN HÈ NĂM 2017 TẠI HẢI PHÒNG VÀ NAM ĐỊNH

Bên cạnh việc điều tra bệnh virus tại Hà Nôi, chúng tôi còn tiến hành điều tra bệnh virus tại một số tỉnh lân cận như Hải Phòng và Nam Định. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Điều tra bệnh virus cà chua và mật độ bọ phấn trên cà chua vụ xuân hè năm 2017 tại Hải Phòng và Nam Định

Stt Địa điểm Giai đoạn sinh trưởng

TLB(%) MDBP

(con/lá) Lá dương xỉ Xoăn vàng lá

1 Thanh Lương – Vĩnh

Bảo – Hải Phòng Quả xanh 1,54 13,08 1,45

2 Nhân Hòa – Vĩnh Bảo –

Hải Phòng Ra hoa 0,77 11,54 1,50

3 Lý Học – Vĩnh Bảo –

Hải Phòng Ra hoa 2,31 16,15 2,25

4 Nghĩa Hải – Nghĩa

Hưng – Nam Định Quả xanh 2,94 8,82 0,90

5 Nam Điền – Nghĩa

Hưng – Nam Định Quả chín 4,18 9,41 0,85

6 Nghĩa Hùng – Nghĩa

Tại Vĩnh Bảo – Hải Phòng và Nghĩa Hưng – Nam Định, chúng tôi đều tiến hành điều tra ở ba xã khác nhau. Hai triệu chứng lá dương xỉ và xoăn vàng lá đều xuất hiện tại tất cả các điểm điều tra. Tuy nhiên triệu chứng lá dương xỉ có tỷ lệ tương đối thấp, dao động từ 0,77% - 4,18%. Triệu chứng xoăn vàng lá phổ biến hơn, có tỷ lệ dao động từ 8,82% - 16,15%. Mật độ bọ phấn ở các điểm điều tra tương đối thấp.

4.6. DIỄN BIẾN MỘT SỐ BỆNH VIRUS HẠI CÀ CHUA VỤ XUÂN HÈ NĂM 2017 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI NĂM 2017 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

Bảng 4.6. Diễn biến bệnh khảm lá trên cà chua vụ Xuân hè năm 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội

Địa điểm Ngày điều tra Giai đoạn Tỷ lệ bênh (%) Khu thí nghiệm đồng ruộng khoa Nông học 5/5/2017 Phân nhánh 0,67 1/6/2017 Quả non 4,11 10/6/2017 Quả xanh 7,28 20/6/2017 Quả chín 12,25 Khu thí nghiệm Việt Trung 20/4/2017 Phân nhánh 1,02 12/5/2017 Quả non 5,67 19/5/2017 Quả xanh 9,52 10/6/2017 Quả chín 14,67

Qua bảng 4.6 ta thấy triệu chứng khảm lá xuất hiện trên cả hai ruộng điều tra tại khu thí nghiệm đồng ruộng khoa Nông học và khu thí nghiệm Việt Trung. Triệu chứng khảm lá có xu hướng tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua. Triệu chứng gia tăng nhanh ở giai đoạn từ quả xanh đến quả chín. Đối với cà chua tại khu thí nghiệm Việt Trung thì bệnh có diễn biến nhanh và mạnh hơn tại khu thí nghiệm đồng ruộng khoa Nông học.

Bảng 4.7. Diễn biến triệu chứng xoăn vàng lá hại cà chua vụ Xuân hè năm 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội

Địa điểm Ngày điều tra Giai đoạn Tỷ lệ bệnh (%)

Khu thí nghiệm đồng ruộng khoa nông học 8/4/2017 Cây con 0 5/5/2017 Phân nhánh 3,33 1/6/2017 Quả non 6,67 10/6/2017 Quả xanh 11,33 20/6/2017 Quả chín 17,33

Qua bảng 4.7 ta thấy triệu chứng xoăn vàng lá xuất hiện ở 4/5 lần điều tra từ giai đoạn phân nhánh đến quả chín với tỷ lệ bệnh dao động từ 3,33% - 17,33%. Triệu chứng này cũng có xu hướng tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua và tăng mạnh từ giai đoạn quả xanh đến quả chín.

4.7. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN TRIỆU CHỨNG XOĂN VÀNG LÁ CÀ CHUA TRÊN CÁC GIỐNG CÀ CHUA TẠI TIÊN DƯƠNG – ĐÔNG CÀ CHUA TRÊN CÁC GIỐNG CÀ CHUA TẠI TIÊN DƯƠNG – ĐÔNG ANH – HÀ NỘI VỤ XUÂN HÈ 2017

Tại Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội, chúng tôi cũng thấy rằng triệu chứng xoăn vàng lá xuất hiện ở hầu hết tất cả các địa điểm điều tra nhưng có sự khác biệt về tỷ lệ giữa các giống cà chua khác nhau. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Mức độ nhiễm bệnh xoăn vàng lá cà chua trên các giống cà chua tại Vân Nội – Đông Anh vụ xuân hè 2017

STT Giống Giai đoạn Tỉ lệ xoăn vàng lá (%)

1 Thúy Hồng Ra hoa – quả xanh 5,61

2 HT144 Phân cành 5,00

3 VH5 Quả xanh 12,69

4 VR09 Quả xanh 18,81

Ghi chú: Giống cà chua quả nhỏ: Thúy Hồng, HT144 Giống cà chua quả to: VH5, VR09

Nhận thấy cả bốn giống cà chua là Thúy Hồng, HT144, VH5, VR09 đều xuất hiện triệu chứng xoăn vàng lá. Trong đó giống HT144 và Thúy Hồng có tỷ lệ nhỏ theo thứ tự là 5% và 5,61%. Hai giống cà chua còn lại có tỷ lệ cao hơn hẳn VH5 là 12,69% và cao nhất là giống VR09 là 18,81%.

4.8. PHÁT HIỆN VIRUS TRÊN CÁC MẪU CÂY THU THẬP NGOÀI ĐỒNG RUỘNG BẰNG KỸ THUẬT ELISA

Nhằm xác định được nguyên nhân gây bệnh virus trên cà chua, chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu lá để tiến hành kiểm tra ELISA. Do các triệu chứng chúng tôi quan sát và thu thập được hầu hết là biến vàng, khảm, đốm hình nhẫn, chết hoại nên chúng tôi nghi ngờ cây cà chua nhiếm potyvirus hoặc tospovirrus

nên chúng tôi đã sử dụng kháng thể/ kháng huyết thanh 5 virus là Tomato spotted wilt virus (TSWV), Iris yellow spot virus (IYSV), Capsicum chlorosis virus

(CaCV), Watermelon silver mottle virus (WSMoV) và Potato virus Y (PVY) để kiểm tra.

Cả 6 mẫu cà chua thu thập trên đồng ruộng tại Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội đã được kiểm tra ELISA. Kết quả kiểm tra được trình bày ở Bảng 4.9 và Hình 4.6.

Kết quả kiểm tra cho thấy 5/6 mẫu dương tính với PVY nhưng cả 6/6 mẫu đều âm tính với các virus còn lại.

Bảng 4.9. Phát hiện virus bằng kỹ thuật ELISA trên các mẫu cà chua thu thập tại Đặng Xá – Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh virus hại cà chua tại hà nội và phụ cận (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)