Giới thiệu nguồn gen triển vọng cho nghiên cứu và chọn tạo giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen lúa gạo màu của việt nam (Trang 66 - 116)

chất lượng của 50 mẫu nguồn gen lúa cạn gạo màu, thông qua phân tích bằng phần mềm NTSYS pc 2.0 [63], chúng tôi đã thiết lập Bảng hệ số tương đồng (phụ lục 8 và phụ lục 9) và xây dựng sơ đồ mối quan hệ giữa các mẫu nguồn gen lúa cạn gạo màu (Hình 4.10 và Hình 4.12). Kết quả cho thấy, sự đa dạng của các mẫu nguồn gen lúa cạn gạo màu, tuy nhiên, đa dạng di truyền nguồn gen lúa cạn gạo màu dựa trên đặc điểm nông sinh học và đặc điểm chất lượng tương đối khác nhau. Đối với 2 mẫu nguồn gen Lệ la tê và tau la có hệ số tương đồng các chỉ tiêu chất lượng là 0,8 nhưng hệ số tương đồng các chỉ tiêu nông học và năng suất là 0,091.

4.4. GIỚI THIỆU NGUỒN GEN TRIỂN VỌNG CHO NGHIÊN CỨU VÀ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHỌN TẠO GIỐNG LÚA

Đối với công tác chọn tạo giống, việc lựa chọn vật liệu khởi đầu có vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến kết quả chọn tạo giống. Vì vậy, việc giới thiệu nguồn gen có các đặc tính nổi bật rất có ý nghĩa trong công tác chọn tạo giống, giúp cho các nhà khoa học có thêm thông tin, và là cơ sở cho việc lựa chọn vật liệu khởi đầu trong công tác chọn tạo giống lúa mới và các nghiên cứu cơ bản khác.

Sau khi phân tích số liệu mô tả, đánh giá các nguồn gen lúa cạn gạo màu, đề tài mạnh dạn giới thiệu cho các chương trình chọn tạo giống một số nguồn gen lúa cạn gạo màu có các đặc điểm nổi bật về kích thước hạt, khối lượng hạt, phẩm chất gạo.

Hiện nay, lúa gạo chất lượng cao luôn là một trong những hướng nghiên cứu ưu tiên trong chọn tạo giống. Trong các chỉ tiêu về chất lượng thì mùi thơm là một chỉ tiêu quan trọng vì rất khó để tạo ra giống mới có mùi thơm như mong muốn. Cho đến nay, việc lai tạo giống lúa cải tiến có phẩm chất gạo thơm rất ít thành công so với việc khai thác tính trạng này từ các giống cổ truyền. Trong tập đoàn nghiên cứu, tỷ lệ nguồn gen có hương thơm chiếm tỷ lệ khá lớn, với 25,0%. Trong đó, có 5 nguồn gen có hương thơm theo thang điểm đánh giá là thơm chiếm tỷ lệ 10,0% đó là các nguồn gen: (Kháu cao lan đạnh, SĐK 12593), (Blề mùa chua, SĐK 13010), (Khẩu ma cha, SĐK 14220), (Plề là già, SĐK 14271), (Plề chưa, SĐK 14471). Đây là nguồn vật liệu rất quý phục vụ cho công tác tạo giống lúa thơm.

Hàm lượng amylose là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cơm, quyết định độ dẻo, mềm hay cứng của cơm. Gạo càng có hàm lượng amylose cao thì cơm càng nở nhưng dễ bị khô và cứng khi để nguội. Hàm lượng amylose thấp (dưới 20%) thì cơm dẻo. Trong tập đoàn nghiên cứu có 32 nguồn gen có hàm lượng amylose thấp (dưới 20%) chiếm 64%. Đặc biệt, 5 nguồn gen được đánh giá là thơm đều có hàm lượng amylose thấp dưới 20%, trong đó nguồn gen Khẩu ma cha (SĐK 14220) có hương thơm và hàm lượng amylose rất thấp (6,8%). Đây là nguồn vật liệu có giá trị phục vụ cho công tác tạo giống lúa chất lượng.

Dạng hạt dài và thon thường có giá trị thương phẩm cao và được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả. Với 40 nguồn gen có chiều dài hạt ở mức rất dài (> 7,5mm) và 11 nguồn gen có dạng hạt thon (D/R>3,0), việc quan tâm nghiên cứu, đánh giá độ dài và hình dạng hạt thóc là việc làm cần thiết phục cho nhiều hướng nghiên cứu khác nhau (Phụ lục 5).

Khối lượng 1.000 hạt là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất cây lúa. Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu và chọn lọc những nguồn vật liệu khởi đầu có khối lượng 1.000 hạt lớn cũng là một trong những hướng nghiên cứu cần quan tâm. 14 nguồn gen có khối lượng 1.000 hạt thuộc loại hạt lớn: trong đó lớn nhất đạt 34,2g (Plề mảng chính, SĐK 14482), chiếm tỷ lệ 28,0%. Các mẫu

nguồn gen đó thực sự có ý nghĩa trong khai thác vật liệu khởi đầu theo hướng này (Phụ lục 6).

Những nguồn gen lúa cạn gạo màu thường có khả năng chống chịu với sâu bệnh và các điều kiện bất thuận của môi trường nhưng ở các mức độ khác nhau. Việc thu thập thông tin qua thực tế sản xuất làm cơ sở cho việc lựa chọn vật liệu di truyền để giới thiệu cho các nhà chọn tạo giống vẫn có ý nghĩa nhất định. Đây là những nguồn vật liệu rất có ý nghĩa trong công tác chọn tạo giống chống chịu.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Kết quả cho thấy 50 mẫu giống lúa cạn gạo mầu trong nghiên cứu rất đa dạng về màu sắc, hình thái và chất lượng.

2. 50 mẫu giống lúa cạn gạo màu sử dụng trong nghiên cứu đều thuộc loại hình có chiều cao cây trung bình đến cao cây, trong đó loại hình trung bình chiếm phần lớn (30 mẫu giống, chiếm 60,0%); Đa số các mẫu giống có độ cứng cây ở mức yếu đến yếu trung bình (44 mẫu giống, chiếm 88,0%); Đa số các mẫu giống lúa có chiều dài hạt thóc ở mức rất dài chiếm 80,0%; hình dạng hạt thon chiếm tỷ lệ cao nhất với 22,0% (11 mẫu giống).

3. Hầu hết các mẫu giống nghiên cứu có dạng hạt thuộc loại trung bình đến to (14 mẫu giống loại hạt to, chiếm 28,0%); Có 4 mẫu giống có NSLT>6,5 tấn/ha đó là: Plề bán cọng (SĐK 14654), Plề la (SĐK 14259), Kháu cao lan đạnh (SĐK 12593), Kháu tăng sản chạ (SĐK 12565).

4. Trong 50 mẫu giống lúa cạn gạo màu, có 1 mẫu giống lúa nếp (2,0%) và 49 mẫu giống lúa tẻ (98,0%); 50 mẫu giống có 27 mẫu giống thuộc loài phụ japonica (54,0%) và 23 mẫu giống thuộc loài phụ indica (46,0%); Các mẫu giống lúa có hương thơm chiếm 50,0 % với 25 mẫu giống trong tập đoàn, trong đó 5 mẫu giống được xếp vào loại lúa thơm (điểm 2) chiếm tỷ lệ 10,0%, số giống không có hương thơm là 25 mẫu giống chiếm 50,0%. Phần lớn các mẫu giống lúa trong nghiên cứu đều có hàm lượng amylose thấp (32 mẫu giống, chiếm 64,0%) và trung bình (18 mẫu giống, chiếm 36,0%).

5. Đã xác định được một số mẫu giống có những đặc điểm tốt làm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống lúa: 5 mẫu giống theo hướng có hương thơm(Kháu cao lan đạnh, SĐK 12593), (Blề mùa chua, SĐK 13010), (Khẩu ma cha, SĐK 14220), (Plề là già, SĐK 14271), (Plề chưa, SĐK 14471); 5 mẫu giống lúa tẻ theo hướng có hàm lượng amylose thấp: Khau tăng sản niệu (SĐK 12570), Plề mà mủ (SĐK 14413), Plề mà mủ (SĐK 14414), Plề chứa chủa (SĐK 14418), Plề mà mủ (SĐK 14419); 2 mẫu giống có khối lượng 1.000 hạt lớn: Khẩu pe lạnh (SĐK 14269), Plề mảng chính (SĐK 14482) 11 mẫu giống có hạt thóc dạng thon.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục đánh giá sâu hơn nữa tập đoàn lúa cạn gạo màu về các tính trạng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chịu lạnh, để có đầy đủ thông tin về nguồn gen, làm tăng giá trị sử dụng.

2. Tiếp tục điều tra, thu thập và tư liệu hoá kiến thức bản địa về canh tác, bảo quản hạt giống và sử dụng thóc gạo đối với các nguồn gen lúa cạn gạo màu, góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn, khai thác và sử dụng quỹ gen lúa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bùi Chí Bửu (2005). “Kết quả nghiên cứu chọn tạo Giống lúa thuần và định hướng nghiên cứu giai đoạn 2006 -2010”, Báo cáo tiểu Ban chọn tạo Giống cây trồng, Hội nghị khoa học công nghệ cây trồng tại Hà Nội tháng 3/2005.

2. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2008). “Nguồn tài nguyên di truyền cây lúa”,

trong Cây lúa Việt Nam tập I, GS. Nguyễn Văn Luật chủ biên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 345-397.

3. Đỗ Thị Dương (2001). Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh lý và hóa sinh của 5 giống lúa cạn địa phương, Luận văn Thạc sĩ Sinh học. Đại học Thái Nguyên. 4. Bùi Huy Đáp (1964). Cây lúa miền Bắc Việt Nam. NXB Nông thôn, Hà Nội. 5. Bùi Huy Đáp (1980). Các giống lúa ở Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

tr. 563.

6. Bùi Huy Đáp (1980). Cây lúa Việt Nam. NXB Nông thôn, Hà Nội 7. Bùi Huy Đáp (1999). Một số vấn đề về cây lúa. NXB Nông nghiệp.

8. Bùi Huy Đáp (2002). Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr 7-28, 173-229.

9. Bùi Huy Đáp (2002). “Nghiên cứu và phát triển lúa xuân ở Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam”. 50 năm xây dựng và trưởng thành vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 75-77.

10. Bùi Huy Đáp (2008). “Nguồn gốc và lịch sử cây lúa Việt Nam”. Cây lúa Việt Nam,

tập 1. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 9-129.

11. Trần Văn Đạt (2005). “Những tiến bộ trong nghành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu trong thời gian tới”, Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 29-75.

12. Trần Văn Đạt (2008). “Sự phát triển của nghành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam”, trong Cây lúa Việt Nam tập 1, GS. Nguyễn Văn Luật chủ biên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 130-173.

13. Trần Văn Đạt (2005). Lúa cạn thế giới sẽ đi về đâu. Trong: Sản xuất lúa gạo thế giới: Hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21. Nxb Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. tr. 123-136.

14. Trần Văn Đạt (2010). Hệ sinh thái trồng lúa và tiến hóa. Trong Lịch sử trồng lúa Việt Nam, Sách điện tử, Http://www.Tranvandat.com. tr. 199-222.

15. Trương Đích và Phạm Đồng Quảng (2002). “Quá trình đổi mới cơ cấu giống lúa: giống địa phương, giống cải tiến, giống ưu thế lai”. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr 7-28, 254-272.

16. Nguyễn Thu Hà, Chu Hoàng Mậu, Nguyễn Thị Hải Yến và Đỗ Thị Dương (2003). “Đa dạng sinh học của cây lúa cạn ở miền núi phía bắc Việt Nam”, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc lần thứ 2 tại Huế ngày 25-26/7/2003, Những vấn đề nghiên cứu cơ bả n trong khoa học sự sống. Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. tr. 86-89. 17. Nguyễn Đức Hạnh (2011). Kết quả thu thập và đánh giá nguồn gen lúa cạn tại

một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tạp chí Khoa học công nghệ Đại học Thái nguyên, số tháng 5 năm 2011. tr. 135-139.

18. Nguyễn Thị Hiền và Vũ Thụy Thư (2004). Hóa sinh học, Nxb Đại học Sư Phạm. 19. Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999). Kỹ thuật trồng lúa, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Hiển và Trần Thị Nhàn (1982). Giống lúa miền Bắc Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 203 tr.

21. Vũ Tuyên Hoàng (1995). Chọn tạo giống lúa cho các vùng khó khăn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 9-13.

22. Nguyễn Như Khanh , Phùng Gia Tường , Phan Quốc Hùng và Đỗ Hải Lan (2003). “ So sánh một số chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo 5 giống lúa nương dưới dạng ảnh hưởng của điều kiện nương rẫy và của KCl xử lý hạt trước khi gieo” Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. tr. 336-339.

23. Nguyễn Thị Lẫm , Hoàng Văn Phụ , Dương Văn Sản và Nguyễn Đức Thạch (2003). Giáo trình cây lương thực. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Lẫm (1998). Giáo trình cây lúa. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Trần Đình Long (2007). Một số ý kiến về bảo tồn tài nguyên di truyền nông nghiệp, Báo cáo tham luận tại Hội thảo Khoa học chủ đề Bảo tồn Tài nguyên di truyền thực vật, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

27. Chu Hoàng Mậu (2000). Nghiên cứu hiện tượng đa hình protein và một số chỉ tiêu sinh hoá nhằm góp phần chọn lọc các dòng đậu tương và đậu xanh đột biến, Đề tại khoa học công nghệ cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

28. Chu Hoàng Mậu (2004). “Nghiên cứu về protein và thành phần axit amin trong protein hạt của một số giống lúa cạn địa phương” , Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống - Định hướng nông lâm ngư nghiệp miền núi, Thái Nguyên. tr. 517 – 520

29. Trần Văn Minh (2004) (Chủ biên). Giáo trình cây lương thực. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

30. Phạm Thị Thu Nga (2004). Nghiên cứu đặc điểm hình thái, thành phần hoá sinh hạt và đa dạng di truyền của một số giống lúa cạn trồng phổ biến ở hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Đại học Thái Nguyên.

31. Lã Tuấn Nghĩa, Trần Danh Sửu, Lê Khả Tường, Lưu Quang Huy, Đinh Văn Đạo, Vũ Linh Chi, Vũ Văn Tùng, Hoàng Thị Huệ (2011). “Tài nguyên thực vật Việt Nam: Thành tựu và kế hoạch bảo tồn vì mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực”, Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. tr. 3-9. 32. Nguyễn Hữu Nghĩa, Lê Vĩnh Thảo (2007). Lúa đặc sản Việt Nam. NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

33. Lã Tuấn Nghĩa và cs (2000). “Đánh giá tính kháng QTL bệnh đạo ôn ở lúa”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1998-2000, Viện Di truyền Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

34. Niên Giám thống kê Việt Nam năm 2008. Nxb Thống kê, Hà Nội.

35. Đinh Thị Phòng (2001). Nghiên cứu khả năng chịu hạn và chọn dòng chịu hạn ở lúa bằng công nghệ tế bào thực vật , Luận án Tiến sĩ Sinh học. Viện công nghệ sinh học, Hà Nội.

36. Hoàng Mai Phương và Chu Hoàng Mậu (2001). “ Nghiên cứu thành phần điện di protein dự trữ hạt của một số giống lúa cạn và các dòng lạc đột biến”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên. 1 (1).

37. Phạm Đồng Quảng, Lê Quý Tường, Nguyễn Quốc Lý và Vũ Tuấn Linh (2006). Kết quả điều tra giống 13 cây trồng chủ lực của cả nước giai đoạn 2003-2004. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 231 Tr.

38. Nguyễn Thị Quỳnh (2004). Đánh giá đa dạng di truyền tài nguyên giống lúa địa phương miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.

39. Nguyễn Thanh Thủy và Nguyễn Thị Hồng Thủy (1999). Nghiên cứu chất lượng lúa gạo của một số giống lúa đang gieo trồng phổ biến tại Việt Nam.

40. Trần Văn Thuỷ (1998). Thu thập nghiên cứu và tuyển chọn các giống lúa cạn vùng Tây nguyên, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

41. Tiêu chuẩn Việt Nam (2008). Phương pháp xác định hàm lượng amylose, TCVN 5716-2.2008

42. Trường Đại học nông nghiệp I – Hà Nội (2006). Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. tr. 9-15.

43. Vũ Xuân Trường (2010). Đánh giá đa dạng nguồn gen lúa thu thập tại vùng di dân lòng hồ thủy điện Sơn La, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa Nông nghiệp Việt Nam.

44. Đào Thế Tuấn (1961). Nguồn gốc cây lúa, tập san Sinh vật học. (3).

45. Nguyễn Thị Hải Yến (2002). Sưu tập, nghiên cứu hình thái, hoá sinh hạt và đặc điểm phản ứng kiểu gen của một số giống lúa cạn địa phương, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Đại học Thái Nguyên.

Tài liệu tiếng nước ngoài

46. Bui Chi Buu, Nguyen Thi Lang, Nguyen Thi Ngoc Hue (2010). Rice germplasm conservation in Vietnam, In Vietnam fifty years of rice research and development, MARD, Agricultural publishing house, Hanoi. pp. 167-178.

47. Chang T. T. (1976c). “The origin, Evolution, cultivation, Desmination and Diversification of Asian and African Rice”, Euphytica, (25). pp. 425-441.

48. Chang T. T. (1985). “Crop history and genetic conservation. Rice, A case study. In. Iwova state”, Journal of research vol. 59, No 4.

49. Chang T.T. (1985). Principles of genetic conservation, Iowa state, Journal of research, 59 (4). pp. 323-348.

50. Cheng, C. Y., R. Motohashi, S. Tsuchimoto, Y. Fukuta, H. Ohtsubo (2003). “Polyphyletic origin of cultivated rice. based on the interspersion pattern of SINEs”, Mol. Biol. Evol. 20. pp. 67-75.

51. Del Rosario , Briones A. R., Vidal V.P., A.J. and Juliano B.O. (1968). “Composition and endospem strcture of developing and mature rice Kenrnel”,

Cereal chemists. pp. 225-235.

52. Fumino Taikaiwa (1999). “ Structure and expression of rice seed storaga protein genes” Molecular biology of rice, IRRI.

53. Gamborg O.L, Phillip G.C (Edc) (1995). Basal media for plant cell andtisue culture. Pages 301-306 in: Plant cell,Tissue and Organ Culture. Fundamental methods. Springer Heidelberg.

54. Hanson A.P, Hitz W.D. (1982). Metabolic responses, plant physiol, 33. pp. 163– 203. 55. Hugo R.Perales, Bruce F.Benz (2005). “Maize diversity and ethnolinguistic

diversity in Chiapas, Mexico”, Proc Natl Acad Sci, 103(2). pp. 949-954.

56. International Rice Research Institute (1996). Standard Evaluation System for rice,

Manila, Philippines

57. Jin Q. S., Vanavichit A., Trakoolrrung (1996). “Indentification and potential use

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen lúa gạo màu của việt nam (Trang 66 - 116)