Phương pháp phân tích các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng gạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen lúa gạo màu của việt nam (Trang 34 - 35)

Đánh giá một số đặc điểm liên quan đến chất lượng như: màu vỏ gạo, hương thơm, hàm lượng amylose và độ phân huỷ kiềm, độ bạc bụng, phân loại nếp tẻ, loài phụ indica và japonica.

- Hương thơm (mùi) được đánh giá theo phương pháp của Jin và ctv (1996) [57]: Mỗi mẫu nguồn gen lúa sử dụng 10 hạt gạo đã xát trắng cho vào ống nghiệm, sau đó cho vào đó 5ml dung dịch KOH 0,1N trong thời gian 5 phút, ở nhiệt độ 500C. Sau đó đánh giá bằng cảm quan.

Thang điểm đánh giá : Điểm 0: Không thơm. Điểm 1: Hơi thơm (thơm ít). Điểm 2: Thơm.

- Xác định hàm lượng amylose

Hàm lượng amylose xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5716 - 2. 2008 [41]: Nghiền gạo thành bột mịn để phá vỡ cấu trúc nội nhũ nhằm hỗ trợ sự phân tán và gelatin hóa hoàn toàn. Phần mẫu thử được hòa vào dung dịch Natri hydroxit, sau đó lấy một phần của dung dịch chiết này và cho thêm dung dịch iôt. Sử dụng máy quang phổ để đo độ hấp thụ của phức màu tạo thành ở bước sóng 720nm. Xác định hàm lượng amylose của mẫu dựa vào đường chuẩn.

Hàm lượng amylose chia thành các mức: Trên 25% Cao

Từ 20% đến 25% Trung bình Dưới 20% Thấp

- Xác định độ phân huỷ kiềm: Mỗi mẫu nguồn gen lúa sử dụng 10 hạt, bóc vỏ và ngâm vào 10 ml dung dịch KOH 1,7% trong 23 giờ, ở 300C. Sau đó xác định độ tan của hạt theo thang điểm từ 1 – 7 theo phương pháp của IRRI (1996) [56].

- Phân loại lúa nếp, tẻ theo phương pháp của IRRI (1996) [56].

Dựa vào phản ứng của của nội nhũ hạt trong dung dịch KI - I2 loãng (KI 2% và I2 0,2%) để xác định lúa nếp, tẻ. Quan sát thấy tinh bột chuyển màu nâu đỏ là dạng tinh bột của lúa nếp và màu xanh đen là dạng tinh bột của lúa tẻ.

- Phân loại loài phụ Indica và Japonica theo phương pháp phân loại nhanh, dựa vào phản ứng của hạt gạo với dung dịch Phenol [47], [61], [65].

Mỗi mẫu nguồn gen lúa sử dụng 10 hạt thóc, ngâm trong dung dịch phenol C6H5OH (1,5%) trong 6 giờ. Sau đó được làm khô ở nhiệt độ 300C trong hai ngày để xác định sự bắt màu của hạt thóc. Những giống có hạt thóc chuyển sang màu nâu đỏ là lúa Indica, không chuyển màu là lúa Japonica.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen lúa gạo màu của việt nam (Trang 34 - 35)