Các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen lúa gạo màu của việt nam (Trang 54 - 57)

Mục đích cuối cùng và cũng là mục tiêu cao nhất của các nhà chọn giống là năng suất cao và ổn định. Tác giả Đào Thế Tuấn đã chỉ ra rằng trong công tác chọn giống, các nhà khoa học chú ý nhiều đến các tính trạng cấu thành năng suất như số bông trên khóm, số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông và khối lượng 1000 hạt (Đào Thế Tuấn, 1970) [26]. Do vậy để chọn ra được giống có tiềm năng về năng suất thì cần đảm bảo sự kết hợp đầy đủ cả ba yếu tố: như số bông hữu hiệu cao, số hạt trên bông nhiều và khối lượng 1000 hạt lớn.

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các mẫu nguồn gen lúa cạn gạo màu. Kết quả chi tiết của từng nguồn gen được liệt kê trong phụ lục 6, kết quả tổng hợp được thể hiện ở Bảng 4.7.

- Số bông trên khóm

Hai yếu tố chính góp phần quan trọng đến số lượng bông hữu hiệu là khả năng đẻ nhánh tối đa và số dảnh hữu hiệu trên khóm. Kết quả đánh giá các tính trạng ở Bảng 4.7 cho thấy số bông trên khóm trung bình của các nguồn gen trong tập đoàn là 6,24 bông/khóm, mẫu nguồn gen có số bông trên khóm cao nhất đạt 9,20 bông/khóm (Kháu tăng sản chạ, SĐK 12565) mẫu nguồn gen có số bông trên khóm thấp nhất chỉ đạt 3,8 bông/khóm (Lệ la tê, SĐK 14342 và Plề mà mủ SĐK 14419). Độ lệch chuẩn và hệ số biến động lần lượt là 1,42 và 22,69%.

- Số hạt/bông

Số hạt/bông trung bình của 50 mẫu nguồn gen lúa trong tập đoàn đạt 102,68 hạt, trong đó mẫu nguồn gen có số hạt/bông nhiều nhất là Bắc cạn (SĐK: 14340) với 130,00 hạt; mẫu nguồn gen có số hạt ít nhất là Plề là già (SĐK: 14271) với 81,4 hạt. Tính trạng này có độ lệch chuẩn 11,29 và hệ biến động là 10,99%.

- Số hạt chắc trên bông

Yếu tố cấu thành năng suất được quan tâm tiếp theo là số hạt chắc trên bông. Kết quả nghiên cứu về số hạt trên bông của các mẫu nguồn gen lúa cạn gạo màu (Bảng 4.7) cho thấy số hạt trên bông của các mẫu nguồn gen lúa cạn gạo màu chênh lệch nhau nhiều, cao nhất là 106,4 hạt/bông (Blề chở đê, SĐK 14652) và thấp nhất là 67,3 hạt/bông (Plề chua la tơ, SĐK 14420). Độ lệch chuẩn và độ biến động của tính trạng số hạt chắc/bông là cao nhất so với các tính trạng khác trong Bảng 3.7 tương ứng là 9,56 và 11,07%.

- Tỷ lệ hạt lép

Điều kiện ngoại cảnh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ hạt lép, đặc biệt là trong giai đoạn lúa trổ bông và vào chắc. Nếu giai đoạn trổ bông gặp điều kiện thời tiết bất lợi thì khả năng thụ phấn của hoa sẽ bị giảm, đồng thời nếu giai đoạn này cây không đủ dinh dưỡng cũng dẫn đến hiện tượng tỷ lệ hạt lửng và lép cao.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hạt lép trung bình của 50 mẫu nguồn gen lúa cạn gạo màu là 15,89%. Nguồn gen Mà chá cù (SĐK 14677) có tỷ lệ lép thấp nhất bằng 11,06%; nguồn gen có tỷ lệ hạt lép cao nhất là Bắc cạn

(SĐK: 14340), 23,23%. Độ lệch chuẩn với chỉ tiêu tỷ lệ hạt lép là 2,99. Hệ số biến động là 18,82%.

Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các nguồn gen lúa cạn gạo màu, vụ mùa 2015

Tham số Chỉ tiêu theo dõi

Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Hệ số biến động CV (%) Số bông/khóm (bông) 9,2 6,24 3,80 1,42 22,69 Số hạt trên bông (hạt) 130,00 102,68 81,40 11,29 10,99 Số hạt chắc trên bông (hạt) 106,40 86,31 67,30 9,56 11,07 Tỷ lệ lép (%) 23,23 15,89 11,06 2,99 18,82 Khối lượng 1.000 hạt (g) 34,2 25,59 19,8 3,73 14,56

Năng suất lý thuyết (tạ/ha) 68,07 44,83 28,97 10,62 23,68

- Khối lượng 1.000 hạt

Cùng với số khóm/m2, số bông/khóm, số hạt trên/bông, khối lượng hạt thóc quyết định trực tiếp đến năng suất cây lúa. Tính trạng khối lượng hạt thóc có tính di truyền và ổn định tương đối cao. Các giống khác nhau sẽ có khối lượng hạt thóc khác nhau.

Đánh giá khối lượng 1.000 hạt tại Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, có ba nhóm kiểu hình được phân lập: khối lượng 1.000 hạt < 20g chiếm 13,9%; từ 20 – 30g chiếm 83,7%; lớn hơn 30g chiếm 2,4% [46].

Theo kết quả đánh giá đa dạng di truyền tài nguyên giống lúa địa phương miền Bắc Việt Nam của Nguyễn Thị Quỳnh (2004) [38] cho thấy loại hạt to chiếm 59,6%; hạt trung bình chiếm 19,1%; hạt rất to chiếm 16,5%; còn lại tổng số 4,8% là hạt nhỏ và rất nhỏ (Nguyễn Thị Quỳnh, 2004) [38].

Kết quả đánh giá đa dạng nguồn gen lúa thu thập tại vùng di dân Thủy điện Sơn La cho thấy loại hạt to chiếm 52,98%; hạt rất to chiếm 22,62%; hạt trung bình chiếm 16,07%; hạt nhỏ chiếm 4,8% (Vũ Xuân Trường, 2010) [43].

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, khối lượng 1.000 hạt thóc trung bình của các mẫu nguồn gen lúa nghiên cứu là 25,59g, lớn nhất đạt 34,2g (Plề mảng chính, SĐK 14482) và nhỏ nhất đạt 19,8g (Blề chớ, SĐK 14277) (Bảng 4.8).

Kết quả phân nhóm các mẫu nguồn gen lúa cạn gạo màu theo khối lượng hạt cho thấy mức hạt trung bình (23,0 - 26,9g) chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 46,00%); hạt nhỏ (18,0 - 22,9g) chiếm 26,00%; hạt to (27,00 - 34,9g) có khối lượng hạt lớn, chiếm tỷ lệ 28,00%. Như vậy hầu hết các nguồn gen nghiên cứu có dạng hạt thuộc loại trung bình đến to.

Nghiên cứu về tính trạng khối lượng 1.000 hạt thóc là một trong những cơ sở trong nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất cao.

- Năng suất lý thuyết (NSLT)

NSLT được tính dựa trên sự tổng hợp tính toán các chỉ tiêu về số bông/khóm, số hạt chắc/bông, khối lượng 1.000 hạt và mật độ. Ngoài các chỉ tiêu về tính chống chịu, chất lượng nông sản của giống, thì NSLT là chỉ tiêu quan trọng trong việc xem xét bình tuyển các giống triển vọng.

Các số liệu ở Bảng 3.7 cho thấy mẫu nguồn gen có NSLT cao nhất là 68,07 tạ/ha (Kháu tăng sản chạ, SĐK 12565) và mẫu nguồn gen có NSLT thấp nhất là Blề chớ (SĐK 14627), chỉ đạt 28,97 tạ/ha. NSLT trung bình của các mẫu nguồn gen nghiên cứu là 44,83 tạ/ha. Có 4 mẫu nguồn gen có NSLT>65 tạ/ha đó là: Plề bán cọng (SĐK 14654), Plề la (SĐK 14259), Kháu cao lan đạnh (SĐK 12593), Kháu tăng sản chạ (SĐK 12565).

4.1.3. Tương quan của các mẫu nguồn gen dựa trên tính trạng nông, sinh học Từ sơ đồ hình cây thể hiện mối quan hệ giữa các mẫu nguồn gen lúa cạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen lúa gạo màu của việt nam (Trang 54 - 57)