Tình hình sản xuất lúa cạ nở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen lúa gạo màu của việt nam (Trang 28)

Ở Việt Nam diện tích lúa cạn chiếm 7,5% diện tích trồng lúa, được phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc (210.000 ha), vùng duyên hải Trung Bộ (77.000 ha), vùng Cao Nguyên (128.000 ha), vùng Đông Nam Bộ (233.000 ha) và một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (2.000 ha).

Việt Nam là một nước đang phát triển, sản xuất nông nghiệp còn chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu. Hạn luôn là mối nguy lớn, đe doạ và gây ra nhiều thiệt hại cho đời sống và sản xuất nông nghiệp của nông dân. Hàng năm trung bình mất khoảng 30 vạn tấn lương thực do thiên tai, trong đó hạn được xem là nhân tố chính làm giảm năng suất lúa. Mặc dù năng suất ở những vùng có tưới đã tăng gấp 2 đến 3 lần so với 30 năm trước đây, nhưng ở những vùng canh tác nhờ nước trời năng suất tăng lên ở mức rất nhỏ, bởi vì sử dụng giống lúa cải tiến ở những vùng này rất khó khăn do môi trường không đồng nhất và biến động, hơn nữa tạo giống chịu hạn thích nghi cho điều kiện khó khăn này còn rất hạn chế. Trong khi tổng diện tích miền núi và vùng cao cả nước là 20.112.000 ha, chiếm 63% diện tích cả nước. Diện tích trồng cây nông nghiệp được tưới tiêu chủ động là 30%, riêng đất lúa là 63%. Như vậy, còn 37% diện tích trồng lúa nằm trong vùng khó khăn (theo số liệu điều tra nông thôn, nông nghiệp 2001). Do đó việc nghiên cứu tính chịu hạn và nâng cao khả năng chịu hạn cho cây lúa cạn là một thực tiễn quan trọng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu góp phần ổn định về kinh tế và canh tác định cư ở vùng này.

Lúa cạn ở nước ta hiện tại được trồng chủ yếu tập trung ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây nguyên. Mặc dù vậy, diện tích lúa cạn ở nước ta giảm đi nhanh chóng trong hai thập kỷ qua, từ 450.000 ha vào cuối những năm 1990 xuống chỉ còn 130.000 ha vào năm 2009 hay giảm tới 72% (Bùi Bá Bổng, 2000 và 2010). Nguyên nhân diện tích lúa cạn giảm nhanh trong thời gian qua chủ yếu do an ninh lương thực ở nước ta được đảm bảo tốt hơn. Thêm vào đó, Nhà nước đã đề ra một loạt những những chính sách hỗ trợ cho các dân tộc miền núi như Chương trình 135, Chương trình trồng 5 triệu Ha rừng, Chương trình Khuyến nông và gần đây là Chương trình 30A đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân miền núi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen lúa gạo màu của việt nam (Trang 28)