Đánh giá chung về kết quả thực hiện quyhoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện nguyên bình tỉnh cao bằng giai đoạn 2011 2020 (Trang 92 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.5. Đánh giá chung về kết quả thực hiện quyhoạch

- Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng đi vào thực chất, góp phần tích cực cho việc sử dụng đất hợp lý và hiệu quả. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để Nhà nước thực hiện quyền định đoạt của mình về đất đai (thu hồi đất,

giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...).

- Thông qua công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhận thức về vị trí, vai trò và ý thức chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp chính quyền và người sử dụng đất được nâng lên; công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng đi vào thực chất; việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tuân thủ các nguyên tắc, căn cứ, trình tự, nội dung mà pháp luật đất đai quy định; việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã cơ bản bám sát và tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; từng bước khắc phục được tình trạng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng.

- Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực phát triển, thực hiện có kết quả những mục tiêu, nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị,...

Nhìn chung, việc thực hiện chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất của huyện đã theo sát, về cơ bản đã đạt được theo các chỉ tiêu đã đề ra. Quá trình sử dụng đất đều dựa trên quan điểm khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất và cố gắng bảo vệ chống thoái hoá đất, đáp ứng được các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.

4.5.2. Một số tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất

Khi nghiên cứu bản quy hoạch của huyện Nguyên Bình cho thấy, chất lượng lập quy hoạch có tồn tại như sau:

- Việc dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành cho các mục đích sử dụng chưa sát với thực tiễn, nhất là đất cho phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại dịch vụ, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm,...

- Còn thiếu tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (chưa có sự thống nhất về không gian và thời gian, nội dung lập và điều chỉnh quy hoạch có nhiều điểm khác nhau ở hệ thống quy hoạch, việc xác định các chỉ tiêu sử dụng đất của cùng một giai đoạn được xác định không thống nhất...). Một số quy hoạch có mâu thuẫn, chồng chéo

nhau do cùng bố trí trong cùng một khu vực như quy hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch khai thác khoáng sản, quy hoạch thủy sản, quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch đất an ninh, quốc phòng.

- Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó có hai khâu quan trọng là không cân đối đủ nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng và sự bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dẫn đến các công trình, dự án thường kéo dài tiến độ thực hiện.

- Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không có hoặc không theo quy hoạch, sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến là thực tế rất khó có thể đạt được hiệu quả cao trong việc khai thác tiềm năng đất đai.

4.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong sử dụng đất

- Qua lần kiểm kê đất đai năm 2014 và thống kê đất đai năm 2015 các chỉ tiêu sử dụng đất thay đổi nhiều so với thời điểm lập quy hoạch, kế hoạch.

- Công nghệ tính toán hiện nay chính xác hơn so với thời kỳ lập quy hoạch dẫn tới các số liệu thay đổi nhất là diện tích tự nhiên và diện tích canh tác.

- Công tác quản lý, giám sát hoạt động sử dụng đất của các chủ sử dụng đất trên thực tế chưa được thực hiện triệt để, nhất là trong lĩnh vực khai thác, nên tình trạng khai thác không theo quy trình vẫn còn xảy ra dẫn đến xói mòn, bồi lấp đất canh tác.

- Quy định về thời điểm triển khai lập quy hoạch, kế hoạch chưa phù hợp với thời điểm công bố quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh của huyện, trong khi nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất lại căn cứ vào chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gây khó khăn cho việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch còn có sự nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư: Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cố gắng phân bổ sử dụng đất cho từng ngành, từng lĩnh vực. Nhưng trên thực tế triển khai, một số nhà đầu tư lại không muốn đầu tư vào những vị trí đã quy hoạch mà muốn chuyển vào địa điểm khác. Để tranh thủ nguồn vốn và khuyến khích đầu tư nên nhiều trường hợp đã được chấp thuận sau đó lại không thực hiện. Điều này đã gây không ít xáo trộn trong quy hoạch, đồng thời làm phát sinh công trình nằm ngoài quy hoạch được duyệt.

- Thiếu vốn để thực hiện quy hoạch: Tuy quy hoạch đã dành một quỹ đất

nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như văn hóa. thể thao, xử lý chất thải, ,... đã không thực hiện được hoặc thực hiện với tiến độ chậm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số chỉ tiêu sử dụng đất đạt được ở mức rất thấp so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.

- Hạn chế về tuyên truyền, phổ biến, công khai QHSDĐ: Công tác tuyên truyền, phổ biến, công khai QHSDĐ còn mang nặng tính hình thức, chưa thực chất; sự tiếp cận, tham gia của người dân từ khâu lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch và giám sát quy hoạch còn rất mờ nhạt.

- Thiếu sự tham vấn cộng đồng: Khi tiến hành lập quy hoạch, cơ quan lập

quy hoạch chưa chú trọng đến vấn đề phản biện xã hội, đặc biệt là ý kiến người dân và các nhà khoa học đóng góp cho phương án quy hoạch.

- Hạn chế của các nhà quy hoạch, quản lý quy hoạch: Trình độ, năng lực

của các nhà quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế; tư tưởng, tư duy quy hoạch và tầm nhìn quy hoạch còn lạc hậu; tình trạng quy hoạch bị áp đặt theo ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo, quy hoạch theo nghị quyết vẫn còn tồn tại.

- Buông lỏng trong khâu kiểm tra. giám sát: Việc kiểm tra, giám sát còn buông lỏng, chưa được quan tâm; tư tưởng xem nhẹ của không ít cán bộ lãnh đạo, đại biểu HĐND về công tác QHSDĐ đã buông lỏng sự chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chính quyền ở cơ sở cũng như các cơ quan quản lý chưa thường xuyên rà soát, kiểm tra. xử lý những bất cập trong quá trình thực hiện và chưa kịp thời kiến nghị cơ chế, chính sách, chế tài thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện nguyên bình tỉnh cao bằng giai đoạn 2011 2020 (Trang 92 - 95)