Những nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 47)

đưa công tác quản lý và sử dụng đất ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, đáp ứng đủ quỹ đất cho nhu phát triển của các ngành. Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, chưa thực sự đảm bảo tính đồng bộ ở các cấp, các địa phương nên hiệu quả khai thác và thực hiện chưa cao.

2.5. NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Việc nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nhu cầu khách quan của thực tiễn. Trong thời gian vừa qua, nhiều tác giả đã thực hiện các đề tài nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện QH - KHSDĐ tại các địa phương khác nhau, từ đó đưa ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao tính khả thi của phương án QHSDĐ.

* Tác giả Phùng Vĩ Thu khi phân tích, đánh giá quá trình thực hiện phương án QHSDĐ của tỉnh Kon Tum đến năm 2010 trong 3 năm 2000 - 2003, tác giả đã chỉ rõ một số tồn tại. Đó là những bất hợp lý trong quá trình thực hiện QH - KHSDĐ và những bất cập về chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân của những tồn tại này là do sự sai khác về hệ thống số liệu thông tin điều tra cơ bản của các ngành (tài nguyên môi trường và nông nghiệp, lâm nghiệp) dẫn đến những nhận định, đánh giá thiếu chính xác về cùng một chỉ tiêu thống kê khi xây dựng phương án quy hoạch. Mặt khác hệ thống chỉ tiêu thống kê đất đai qua các thời kỳ có sự thay đổi, dẫn đến những bất cập khi đánh giá, so sánh các loại hình sử dụng đất giữa các giai đoạn khác nhau. Do đó việc bóc tách riêng các loại đất khi đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch gặp khó khăn nhất định.

Một tồn tại khác tác giả chỉ ra là về định mức sử dụng đất, ngành địa chính chưa ban hành được tiêu chuẩn định mức sử dụng đất đầy đủ, áp dụng thống nhất trong cả nước nên trong quá trình thực hiện quy hoạch, một số tiêu chuẩn định mức sử dụng đất lấy của các ngành khác không phù hợp với điều kiện thực tế. Nguồn vốn đầu tư cho các dự án cũng là một trong những nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch. Việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội ở một số địa phương không chủ động được nguồn vốn đầu tư, chờ đợi sự trợ giúp của trung ương và các đối tác bên ngoài.

Vì vậy các kế hoạch đã đề ra bị xáo trộn, chậm thực hiện theo tiến độ thời gian và khối lượng công việc. Mặt khác, phương án QHSDĐ được xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, phương án quy hoạch tổng thể này có nhiều biến động do ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, kéo theo sự thay đổi về chỉ tiêu đất đai, dẫn đến sự biến động của phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Từ những tồn tại bất cập trên, tác giả Phùng Vĩ Thu đưa ra đề xuất cần phải điều chỉnh những bất hợp lý trong quá trình thực hiện quy hoạch. Công việc trước mắt là phải rà soát lại một số chỉ tiêu KHSDĐ không còn phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện tại, đồng thời điều chỉnh những bất hợp lý trong quá trình thực hiện QH, KHSDĐ, từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể để điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch. Một đề xuất khá thiết thực của tác giả là quy định các giải pháp bảo vệ đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa nước. Tác giả còn kiến nghị quy định chế tài cụ thể trong công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện QH, KHSDĐ, xử phạt đối với việc vi phạm QH, KHSDĐ đã được phê duyệt.

Kết quả nghiên cứu của Phạm Đăng Khoa (2008) cho thấy, phương án QHSDĐ thời kỳ 2000 - 2010 và điều chỉnh vào năm 2006 của địa phương đã bám theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đã khoanh định và xác lập được các chỉ tiêu sử dụng đất. Tuy nhiên quá trình thực hiện phương án quy hoạch cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhiều chỉ tiêu sử dụng đất chưa sát với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt; xuất hiện nhiều công trình, dự án thực hiện ngoài quy hoạch; việc chuyển mục đích sử dụng đất trong nông nghiệp đạt kết quả thấp; việc chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp không theo quy hoạch vẫn còn diễn ra; việc thu hồi đất chưa gắn kết với các vấn đề an sinh xã hội; việc khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích còn thấp; chưa có kinh nghiệm xây dựng quy hoạch tổng thể mạng lưới các khu, cụm, điểm công nghiệp tập trung...

Những nguyên nhân được thẳng thắn nhìn nhận là do chưa có sự gắn kết với quy hoạch xây dựng đô thị; chất lượng lập quy hoạch chưa cao; công tác lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết của các xã, phường chưa được triển khai đồng bộ, kịp thời; các công cụ hỗ trợ cho quá trình đầu tư bất động sản còn nhiều hạn chế; còn có sự nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư; thiếu vốn để thực hiện quy hoạch... Đó là do hạn chế về công tác tuyên truyền, phổ biến, công khai quy hoạch, thiếu sự tham vấn của cộng đồng khi lập quy hoạch; trình độ, năng lực của các nhà lập

quy hoạch và quản lý quy hoạch còn yếu; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch còn buông lỏng.

Các giải pháp được tác giả đề xuất để khắc phục những tồn tại, hạn chế của phương án QHSDĐ bao gồm giải pháp trước mắt và lâu dài. Trước hết, việc cần thiết là phải tiến hành rà soát lại mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch đang bị coi là "treo" để phát hiện những bất hợp lý, kịp thời xử lý, điều chỉnh cho phù hợp; đẩy nhanh công tác lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết các xã, phường; công khai phương án bồi thường và tiếp thu ý kiến của người bị thu hồi đất; xiết chặt vai trò quản lý Nhà nước về đất đai theo quy hoạch và pháp luật; tăng cường vai trò giám sát của người dân; đầu tư có trọng điểm và tranh thủ kêu gọi đầu tư từ bên ngoài. Các giải pháp lâu dài là giải quyết hài hòa và tích hợp được tất cả các lợi ích khi lập phương án quy hoạch; cần làm rõ về mặt pháp lý và xử lý tốt mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành để tránh sự chồng chéo; nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất theo hướng đổi mới trình tự, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đô thị; tạo cơ hội cho người dân được trực tiếp tham gia ngay từ quá trình lập quy hoạch, chú trọng sự tham vấn và phản biện của cộng đồng; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và các công cụ hỗ trợ phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất; gắn kết quy hoạch sử dụng đất với phát triển ngành nghề, giải quyết vấn đề an sinh xã hội; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để thu hút các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho công tác thực hiện quy hoạch.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Phương án quy hoạch sử dụng đất Huyện Đông Anh, giai đoạn từ 2011 – 2020. Đi sâu vào đánh giá thực hiện quy hoạch giai đoạn đầu là 2011-2015 và các vấn đề liên quan.

3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU:

Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Thời gian thực hiện: 6/2017 đến 8/2018.

3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

- Điều tra, đánh giá các điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết địa hình, tài nguyên đất và nước … ảnh hưởng đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện.

- Đánh giá các điều kiện kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: thực trạng phát triển kinh tế của huyện, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai,… từ đó rút ra những thuận lợi và hạn chế trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

3.3.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất - Tình hình quản lý đất đai huyện Đông Anh - Tình hình quản lý đất đai huyện Đông Anh

- Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Anh

- Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Anh năm 2017

3.3.3. Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh giai đoạn 2011 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất của huyện Đông Anh giai đoạn 2011 – 2015 2020 và kế hoạch sử dụng đất của huyện Đông Anh giai đoạn 2011 – 2015

- Đất nông nghiệp - Đất phi nông nghiệp - Đất chưa sử dụng

3.3.4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất năm 2011 – 2015 huyện Đông Anh, Hà Nội. huyện Đông Anh, Hà Nội.

- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn đầu 2011 – 2015.

- Đánh giá chung về những thành tựu và tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015.

- Nguyên nhân của những tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất năm 2011 – 2015.

3.3.5. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2016, 2017 huyện Đông Anh Đông Anh

3.3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 huyện Đông Anh sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 huyện Đông Anh

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin tại Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Đông Anh; điều tra các thông tin, số liệu chỉ tiêu thống kê đất đai năm 2015, bản đồ hiện trạng sử dụng đất Huyện Đông Anh năm 2011; số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2015; số liệu thực hiện các chỉ tiêu trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh, giai đoạn 2011-2015; các số liệu thống kê tại chi cục thống kê huyện Đông Anh.

Điều tra, thu thập thông tin tại các ban ngành trong huyện; số liệu điều tra về việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của các ngành, số liệu dân số, lao động, số liệu thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của huyện.

Kế thừa những số liệu, tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài tại các sở ban ngành trên địa bàn TP Hà Nội như báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất TP Hà Nội giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015, Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 TP Hà Nội.

3.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Để có cơ sở đánh giá mức độ thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất kỳ đầu 2011-2016 của huyện Đông Anh, đề tài lựa chọn phương pháp điều tra khảo sát

thực địa, điều tra bổ sung để cập nhật các thông tin tài liệu, số liệu về các chỉ tiêu sử dụng đất, so sánh đối chiếu giữa bản đồ quy hoạch và hình ảnh ngoài thực địa. Điều tra thu thập các thông tin về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Đông Anh. Lấy kiến của một số chuyên gia để phân tích đánh giá việc thực hiện các công trình theo phương án quy hoạch.

3.4.3. Phương pháp thông kê và xử lý số liệu thống kê

Thống kê, so sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể trong cơ cấu sử dụng đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) giữa kế hoạch được duyệt và hiện trạng sử dụng đất. Các kết quả thống kê được xử lý bằng phần mềm Excell.

3.4.4. Phương pháp phân tích, so sánh

Sử dụng phương pháp phân tích so sánh giữa các chỉ tiêu sử dụng đất đã được phê duyệt với thực tiễn thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất ngoài thực địa, đồng thời so sánh giữa các công trình theo kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt và thực hiện ngoài thực địa làm cơ sở đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Đông Anh theo các chỉ tiêu sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất trong phương án quy hoạch đã đượcphê duyệt.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNG ANH. 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Đông Anh là huyện ngoại thành ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 15 km theo đường quốc lộ số 3 (Hà Nội - Thái Nguyên), với tổng diện tích tự nhiên là 18.561,72 ha, có 24 đơn vị hành chính, trong đó 23 xã và 1 thị trấn.

Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và huyện Gia Lâm. Phía Bắc giáp với huyện Sóc Sơn.

Phía Tây giáp với huyện Mê Linh.

Phía Nam giáp với quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm.

Đông Anh là đầu mối giao thông thuận lợi nối liền Thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các khu trung tâm kinh tế, dịch vụ lớn phía Bắc và Đông Bắc của nước ta thông qua hệ thống giao thông đường bộ: Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 18 cùng tuyến đường sắt, đường thuỷ. Như vậy, Đông Anh có nhiều ưu thế về vị trí, tiềm năng và thế mạnh có khả năng thu hút thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối mạnh, thu hút nhiều dân cư về sinh sống, đất nông nghiệp dần bị thu hẹp, hạ tầng đô thị bước đầu được cải thiện.

b. Đặc điểm địa hình

Đông Anh có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với điểm cao nhất 13,7 m (tại đồi gò Chùa xã Bắc Hồng) và điểm thấp nhất 4,3 m (tại đồng Phong Châu xã Liên Hà). Theo độ cao, địa hình ở Đông Anh được chia thành 5 vùng:

- Vùng ngoài bãi được ngăn cách bởi đê sông Hồng, sông Đuống và sông Cà Lồ, có độ cao địa hình từ 6,0 m đến 10,3 m.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 11,0 m đến 13,7 m, là vùng đất cao nhất trong huyện phân bố ở các xã: Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn và Cổ Loa.

- Vùng trong đê địa hình có độ cao từ 8,0 m - 11,0 m, được phân bố phía Tây Bắc và trung tâm huyện.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 6,0 m - 8,0 m, được phân bố ở phía Nam huyện.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình 4,3 m - 6,0 m, được phân bố nằm ở phía Đông và Đông Nam của huyện.

c. Đặc điểm khí hậu

Đông Anh thuộc vùng châu thổ đồng bằng Bắc bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chủ yếu trong năm: Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, đặc điểm chủ yếu là nóng, ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều, gió mùa Đông nam thịnh hành; Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu mùa này tương đối lạnh, khô và ít mưa. Do chịu sự chi phối của gió mùa Đông bắc nên gió thịnh hành trong mùa lạnh hầu hết ở hướng Đông – Bắc. Hai tháng 4 và 10 có thể coi là những tháng chuyển tiếp tạo cho khí hậu huyện Đông Anh có 4 mùa: Xuân – Hạ - Thu - Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 47)