Xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương án QHSDĐ và kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 101 - 148)

PHƯƠNG ÁN QHSDĐ VÀ KẾ HOẠCH SDĐ KÌ CUỐI

Qua kết quả đánh giá quy hoạch kỳ đầu 2011 – 2015 và 2 năm 2016 và 2017 cho thấy để quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020 đạt kết quả tốt cần thực hiện một số giải pháp sau:

4.5.1. Giải pháp kỹ thuật

- Giai đoạn 2016 -2020, khi xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, loại đất phù hợp, lựa chọn những công trình, dự án có tính khả khi và thiết thực.

- Thường xuyên rà soát những công trình dự án trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 2016 – 2020 nhằm điều chỉnh cho phù hợp trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Đối với các dự án không có khả năng triển khai thực hiện phải công bố điều chỉnh hoặc hủy bỏ, khắc phục tình trạng “quy hoạch treo” cũng như dự án treo.

4.5.2. Giải pháp quản lý hành chính

- Đôn đốc chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện tốt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm khi được UBND thành phố phê duyệt.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Có biện pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

- Xây dựng chương trình truyền thông về Tài nguyên và Môi trường trên đài phát thanh và truyền hình nhằm phổ biến kiến thức, pháp luật về đất đai và môi trường để mọi người dân biết và tránh vi phạm pháp luật về đất đai.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và nhân rộng các mô hình sử dụng đất có hiệu quả trên địa bàn huyện để tăng hiệu quả sử dụng đất.

4.5.3. Giải pháp cơ chế chính sách

- Thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai; đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ tổng thể đến các địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đảm bảo quy hoạch, kế hoạch của các ngành, các lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp...

- Cơ quan Tài nguyên và môi trường huyện và cán bộ địa chính cấp xã, phường trong huyện có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất và cung cấp thông tin có liên quan cho chủ sử dụng đất để thực hiện.

- Thực hiện quản lý đất đai theo kế hoạch sử dụng đất: Bao gồm việc lập, thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất phải theo đúng kế hoạch và quy định của pháp luật; giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo pháp luật quy định.

- Xây dựng chính sách đất đai và cụ thể hoá các điều khoản của Luật đất đai và các văn bản dưới Luật, đảm bảo kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;

- Cần có chính sách khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn; khuyến khích phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, thương mại, du lịch. Thu hút người có tài và lao động có trình độ kỹ thuật từ các vùng khác đến công tác và làm việc lâu dài trên địa bàn thành phố; đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực bằng cách đào tạo tại chỗ, gửi đi đào tạo, liên kết đào tạo;

- Tăng cường đầu tư để đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên môn ở tất cả các ngành các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai;

- Quan tâm và giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đồng thời có chính sách đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, bố trí việc làm để ổn định đời sống cho các hộ khi bị thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án trong kế hoạch. Giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng Luật đất đai;

- Đẩy nhanh tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; theo sát sự biến động do chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

- Khuyến khích đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất;

- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sử dụng đất, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thành phố theo nguyên tắc: tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái;

4.5.4. Giải pháp kinh tế

- Đầu tư có trọng điểm và kịp thời trên các lĩnh vực, đặc biệt là đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thuỷ lợi...

- Tiếp tục tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá nhằm nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động qua đào tạo và sức khoẻ người lao động;

- Có các chính sách đãi ngộ để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi cho các ngành của thành phố (như tạo điều kiện về cấp đất, nhà ở, tuyển dụng thẳng vào biên chế nhà nước, không qua tập sự. Có chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích trí thức trẻ về công tác tại thành phố cũng như tại các phường, xã);

- Tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành;

- Thực hiện việc luân chuyển và tăng cường cán bộ thành phố về cấp phường, xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt, thực hiện tốt chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển; có chế độ tiền lương và phụ cấp, chính sách bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ;

- Mở rộng dậy nghề, truyền nghề bằng nhiều hình thức thích hợp, có chính sách khuyến khích hỗ trợ học nghề cho lực lượng lao động; chú trọng đào tạo lao động là người địa phương, sử dụng họ vào các doanh nghiệp đóng trên địa bàn;

- Huy động tối đa các nguồn vốn cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết và vốn tự có trong nhân dân;

- Nguồn thu từ đất phải được sử dụng thoả đáng cho mục đích phát triển kinh tế lẫn vấn đề xã hội;

- Khuyến khích doanh nghiệp vào đầu tư tại các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Huy động tiền vốn và nhân lực trong nhân dân vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh, đẩy mạnh phát triển sản xuất để có nguồn lực tài chính, phát huy và khai thác hết nội lực của địa phương từ các nguồn thu, các khoản thuế;

- Mở rộng hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để đầu để xây dựng cấc công trình hạ tầng quy mô nhỏ, phục vụ dân sinh, nhất là các hệ thống giao thông, thuỷ lợi,…Đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

4.5.6. Giải pháp tổ chức thực hiện

- Trên cơ sở phương án kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của thành phố Hà Nội đã được phê duyệt, tiến hành tổ chức thông báo công khai rộng rãi phương án kế hoạch sử dụng đất đến các Ban ngành, các cấp, tổ chức, đoàn thể và nhân dân trong thành phố biết để thực hiện theo đúng kế hoạch và quy định của Luật Đất đai.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch để ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm đất đai cũng như việc điều

chỉnh những bất cập cho phù hợp;

- Kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác không theo kế hoạch;

- Xử lý nghiêm minh đúng pháp luật những vi phạm trong quản lý sử dụng đất; những hành vi làm tổn hại đến môi trường;

- Tuyên truyền giáo dục toàn thể nhân dân và các tổ chức sử dụng đất thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

-Thực hiện đồng bộ và thường xuyên 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong toàn thành phố. Triển khai thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đúng thẩm quyền và căn cứ vào phương án kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;

- Tăng cường sự phối hợp giữa kế hoạch phát triển kinh tế, đầu tư hạ tầng kỹ thuật với kế hoạch sử dụng hàng năm để nâng cao tính thực tiễn, hiệu quả sử dụng đất. Đưa các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất vào hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: 1.1. Huyện Đông Anh là huyện ngoại thành TP Hà Nội có lợi thế về vị trí địa lý, có quốc lộ 3 chạy dọc huyện và tuyến đường sắt Hà Nội –Lào cai rất thuận tiện cho việc giao lưu với các tỉnh phía bắc. Toàn huyện có 18.213,90 ha. Tính đến 31 tháng 12 năm 2017 dân số huyện Đông Anh là 350.541 người, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 14,9%.

1.2. Công tác lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Đông Anh đã dần đi vào nề nếp, cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện.

1.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 trong phương án quy hoạch huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2020 cho thấy:

+ Có 5 chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đạt từ 16,67 % đến 98,01% so với phương án được duyệt.

+ Có 13 chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiêp đạt từ 66,64% đến 99,51% so với phương án được duyệt.

+ Có 7 chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đạt từ 100% đến 1102,01% so với phương án được duyệt.

1.4. Trong năm 2016, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt mà phần lớn là ở nhóm đất phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp thực hiện được là 10015.42 ha, đất phi nông nghiệp thực hiện đạt 8387.77 ha, đất chưa sử dụng thực hiện là 158.53ha.

1.5. Trong năm 2017, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh còn nhiều chỉ tiêu đạt mà phần lớn là ở nhóm đất phi nông nghiệp.

1.6. Trên cơ sở nghiên cứu việc thực hiện QHSDĐ huyện Đông Anh, để thực việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 cần thực hiện

đồng bộ 5 nhóm giải pháp đó là: Giải pháp kỹ thuật; Giải pháp về quản lý hành chính; Giải pháp về cơ chế chính sách; Giải pháp kinh tế và Giải pháp về tổ chức thực hiện.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Để bản quy hoạch sử dụng đất được thực thi tốt hơn trong thời kỳ quy hoạch tiếp theo, Huyện Đông Anh nên áp dụng các giải pháp trước mắt như đã nêu. Đặc biệt cần rà soát, điều chỉnh lại chỉ tiêu quy hoạch đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất ở, đất nuôi trồng thủy sản và cây lâu năm cho phù hợp.

- Về lâu dài, để quy hoạch có tính khả thi cao, đảm bảo tính ổn định tương đối và tính điều tiết các chỉ tiêu quy hoạch theo thời gian, cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch theo kế hoạch hàng năm và công khai phương án quy hoạch đã được phê duyệt để người dân biết và kiểm tra giám sát, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để dân biết, dân làm, dân kiểm tra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng hợp phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 2016-2020 thành phố Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai. Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai. Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Chính phủ (2006). Báo cáo số 66/BC-CP ngày 09/5/2006 về tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai.

6. Đoàn Công Quỳ (2005). Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

7. Đoàn Công Quỳ(2006). Giáo trình quy hoạch sử dụng đất. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

8. FAO (1992). Quy hoạch sử dụng đất đai theo hệ thống của FAO (Lê Quang Trí dịch). www.vocw.edu.vn/content/m10456/latest/ - 190k.

9. Hoàng Anh Đức(2008). Bài giảng quản lý Nhà nước về đất đai.

10. Lê Cảnh Định (2006). Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất (dùng cho sinh viên ngành Địa tin học, Đại học Bách khoa tp Hồ Chí Minh).

11. Luật đất đai năm 2003. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia năm 2003.

12. Nguyễn Quang Học và Quyền Thị Lan Phương (2006). Bài giảng môn học Quy hoạch cảnh quan, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Tâm (2000). Quy hoạch phát triển và xây dựng hạ tầng kĩ thuật các khu dân cư nông thôn. NXB Xây dựng, Hà Nội.

14. Niên giám thống kê huyện Đông Anh năm 2017.

15. Phạm Đăng Khoa (2008). Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình giai đoạn 2001 - 2010, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

16. Phạm Vân Đình và Nguyễn Thị Minh Hiền (2004). Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông thôn theo vùng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh, báo cáo kết quả công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường năm 2017 và kế hoạch năm 2018. 18. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh, Báo cáo quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh giai đoạn 2011 – 2020.

19. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Đông Anh.

20. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh, Báo cáo tổng kết năm 2017 và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của UBND huyện Đông Anh. 21. Phùng Vĩ Thu (2004). Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai

tỉnh Kon Tum đến năm 2010 (giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003). Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 101 - 148)