Phương pháp phân tích, so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 52)

Sử dụng phương pháp phân tích so sánh giữa các chỉ tiêu sử dụng đất đã được phê duyệt với thực tiễn thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất ngoài thực địa, đồng thời so sánh giữa các công trình theo kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt và thực hiện ngoài thực địa làm cơ sở đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Đông Anh theo các chỉ tiêu sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất trong phương án quy hoạch đã đượcphê duyệt.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNG ANH. 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Đông Anh là huyện ngoại thành ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 15 km theo đường quốc lộ số 3 (Hà Nội - Thái Nguyên), với tổng diện tích tự nhiên là 18.561,72 ha, có 24 đơn vị hành chính, trong đó 23 xã và 1 thị trấn.

Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và huyện Gia Lâm. Phía Bắc giáp với huyện Sóc Sơn.

Phía Tây giáp với huyện Mê Linh.

Phía Nam giáp với quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm.

Đông Anh là đầu mối giao thông thuận lợi nối liền Thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các khu trung tâm kinh tế, dịch vụ lớn phía Bắc và Đông Bắc của nước ta thông qua hệ thống giao thông đường bộ: Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 18 cùng tuyến đường sắt, đường thuỷ. Như vậy, Đông Anh có nhiều ưu thế về vị trí, tiềm năng và thế mạnh có khả năng thu hút thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối mạnh, thu hút nhiều dân cư về sinh sống, đất nông nghiệp dần bị thu hẹp, hạ tầng đô thị bước đầu được cải thiện.

b. Đặc điểm địa hình

Đông Anh có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với điểm cao nhất 13,7 m (tại đồi gò Chùa xã Bắc Hồng) và điểm thấp nhất 4,3 m (tại đồng Phong Châu xã Liên Hà). Theo độ cao, địa hình ở Đông Anh được chia thành 5 vùng:

- Vùng ngoài bãi được ngăn cách bởi đê sông Hồng, sông Đuống và sông Cà Lồ, có độ cao địa hình từ 6,0 m đến 10,3 m.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 11,0 m đến 13,7 m, là vùng đất cao nhất trong huyện phân bố ở các xã: Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn và Cổ Loa.

- Vùng trong đê địa hình có độ cao từ 8,0 m - 11,0 m, được phân bố phía Tây Bắc và trung tâm huyện.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 6,0 m - 8,0 m, được phân bố ở phía Nam huyện.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình 4,3 m - 6,0 m, được phân bố nằm ở phía Đông và Đông Nam của huyện.

c. Đặc điểm khí hậu

Đông Anh thuộc vùng châu thổ đồng bằng Bắc bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chủ yếu trong năm: Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, đặc điểm chủ yếu là nóng, ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều, gió mùa Đông nam thịnh hành; Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu mùa này tương đối lạnh, khô và ít mưa. Do chịu sự chi phối của gió mùa Đông bắc nên gió thịnh hành trong mùa lạnh hầu hết ở hướng Đông – Bắc. Hai tháng 4 và 10 có thể coi là những tháng chuyển tiếp tạo cho khí hậu huyện Đông Anh có 4 mùa: Xuân – Hạ - Thu - Đông.

Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Đông Anh khá cao 23,5oC, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,4oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể tới trên 40oC nhưng ít xảy ra. Nhìn chung trong mùa lạnh, ngay cả tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình vẫn lớn hơn 10oC, song đáng chú ý nhất là những đợt xâm nhập của không khí cực đới, nhiệt độ không khí tối thấp có thể xuống tới 5-70C, kéo dài 7- 12 ngày. Trong mùa lạnh biên độ nhiệt ngày đêm có thể biến động tới 10-15oC. Lượng mưa trung bình năm là 1.676 mm, năm cao nhất đạt 1.917 mm. Mùa mưa cũng trùng với mùa nóng, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 và chiếm 89% tổng lượng mưa, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, chỉ trong 2 tháng này lượng mưa đã chiếm gần 40% lượng mưa trung bình năm.

d. Đặc điểm thổ nhưỡng

Đông Anh thuộc tiểu vùng sinh thái đất bạc màu trên nền phù sa cổ có tuổi khác nhau, từ phù sa mới đến phù sa cũ và phù sa cổ. Theo báo cáo quy hoạch huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2020 thì Đông Anh được chia làm 8 loại đất là:

- Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm, được phân bố ở ven đê sông Hồng và sông Đuống.

- Đất phù sa sông Hồng ít được bồi đắp hàng năm, được phân bố tập trung ở ven đê sông Cà Lồ.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, không lây, không loang lổ, được phân bố ở trong đê thuộc các xã: Đại Mạch, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, Cổ Loa, Dục Tú và Thụy Lâm.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, có tầng loang lổ, được phân bố ở các xã: Kim Chung, Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc, Đông Hội, Tiên Dương, Liên Hà và Thuỵ Lâm.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm có tầng lây, được phân bố ở địa hình vàn, vàn thấp và thấp trũng tập trung ở các xã: Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Xuân Canh, Đông Hội, Dục Tú, Liên Hà, Vân Hà, Thuỵ Lâm, Tiên Dương, Kim Nỗ và Vân Nội.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, úng nước, được phân bố ở địa hình trũng và thuộc các xã: Cổ Loa, Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú và Thuỵ Lâm.

- Đất xám bạc màu, được phân bố ở các xã: Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Vân Nội, Uy Nỗ, Tiên Dương, Xuân Nộn, Cổ Loa và Xuân Canh.

- Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ, được phân bố trên địa hình cao và vàn cao, đất được phân bố ở các xã: Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Uy Nỗ và Cổ Loa.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ , HĐND, UBND huyện cùng với sự nỗ lực phấn đấu và đoàn kết toàn dân trong huyện, tích cực chủ động tranh thủ huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Do đó những năm qua nền kinh tế của huyện Đông Anh đã có những khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn tăng qua các năm và dao động từ 12,5% năm 2015 đến 14,90 % năm 2017.

Cơ cấu kinh tế của huyện Đông Anh là công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Đông Anh năm 2016 – 2017.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2016 Cơ cấu (%) 2017 Cơ cấu (%)

Tổng 9.401.880 100 11.054.721 100 1.Nông nghiệp 415.851 4,42 577.572 5,22 2. Công nghiệp - Xây dựng 8.270.508 87,97 9.618.307 87,01 3. Dịch vụ - Thương mại 715.521 7,61 858.842 7,77 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Anh

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Ngành nông nghiệp

Nhìn chung, nền kinh tế nông nghiệp của huyện đã và đang đi vào thế ổn định và có chiều hướng phát triển tốt. Trình độ thâm canh tăng vụ được cải thiện, các biện pháp khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, đặc biệt là các loại cây trồng, giống cây có năng suất cao được chú ý phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung (rau an toàn, hoa, cây ăn quả), ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hình thành và phát triển mô hình trang trại, chăn nuôi có sự phát triển nhanh chóng về quy mô, sản lượng và chất lượng. Hiện nay chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản như: gà siêu thịt, gà siêu trứng, vịt lai, ngan, lợn lạc, bò sữa, trau, cá rô phi, cá chim, ...

b. Ngành công nghiệp- xây dựng

Ngành công nghiệp của huyện trong những năm qua là ngành phát triển nhanh và mạnh nhất trong các thành phần kinh tế. Ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP của huyện (87,01%). Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển nhanh theo hướng hiện đại, công nghệ cao. Một số khu công nghiệp mới ra đời và hoạt động rất hiệu quả (khu công nghiệp Bắc Thăng Long) với trên 47 nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên đến gần 1 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua của ngành là 28,05%, trong đó thuộc huyện quản lý là

31,8%. Đặc biệt giá trị sản xuất khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh (năm 2010 tăng 7,2 lần so với năm 2005).

Tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống phát triển mạnh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, các làng nghề truyền thống tại các xã Liên Hà, Vân Hà với nghề chế biến gỗ nổi tiếng tiếp tục phát triển nhanh.

c. Ngành du lịch – dịch vụ - thương mại

Trên địa bàn huyện có 2 địa điểm du lịch, tham quan khá nổi tiếng, đó là Đền Sái và thành Cổ Loa. 2 địa điểm trên đã được đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách tham quan.

Dịch vụ – thương mại phát triển rộng khắp, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm từ 2005 đến 2010 đạt 15,6%. Hệ thống các chợ trên địa bàn huyện đã được đầu tư khá đồng bộ như xây dựng chợ trung tâm huyện Đông Anh, chợ đầu mối Bắc Thăng Long, chợ văn hóa và du lịch Cổ Loa, chợ Tó.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2017, dân số huyện Đông Anh là 350.541 người tăng khoảng 6,1 vạn người so với năm 2010, trong đó dân số đô thị là 27.661 người, chiếm 7,89% tổng dân số, tổng số hộ gia đình là 82.429 hộ. Dân số tăng mạnh chủ yếu là tăng dân số cơ học đến địa bàn huyện làm việc và sinh sống. Chi tiết thể hiện bảng 4.2.

Tốc độ tăng dân số tự nhiên toàn huyện là 1,52%. Mật độ dân cư trung bình toàn huyện là 19 người/ha và phân bố không đồng đều giữa các xã như: mật độ cao nhất là thị trấn Đông Anh 61 người/ha, xã Kim Chung 48 người/ha; thấp nhất là xã Tàm Xá 8 người/ha. Bình quân đất ở trung bình toàn huyện là 262,23 m2/hộ, bình quân đất ở cao nhất là xã Xuân Nộn (xã không nằm trong quy hoạch phát triển đô thị), xã Đông Hội bình quân đất ở là 370,69 m2 /hộ, bình quân đất ở thấp nhất là Thị trấn Đông Anh (khu vực đô thị) 139,34 m2/hộ, xã Kim Chung (nằm trong khu công nghiệp và quy hoạch đô thị) là 175,62 m2/hộ. Nhìn chung, dân số vẫn sống bằng nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ bằng 1/2 thời gian trong ngày nên thường nông nhàn mà hiệu quả kinh tế thấp.

Bảng 4.2. Thống kê dân số tại huyện Đông Anh từ năm 2012 -2017 STT Xã, thị trấn Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Thị trấn ĐA 25387 25854 26662 27453 27307 27661 2 Mai Lâm 10355 10510 10961 11151 12292 12494 3 Đông Hội 9348 9472 9663 9791 9957 10212 4 Xuân Canh 9523 9598 9746 9918 10185 10379 5 Tàm Xá 4056 4096 4144 4181 4229 4289 6 Vĩnh Ngọc 11594 11781 12012 12479 12803 13120 7 Hải Bối 12175 12287 15802 16052 16143 16496 8 Kim Chung 14403 18597 25308 26052 29507 35039 9 Võng La 6660 6781 7081 8216 9111 11394 10 Đại Mạch 9217 9368 9538 10073 9813 10249 11 Nam Hồng 10692 10873 11077 11304 12580 12756 12 Kim Nỗ 11014 11140 14837 15084 12442 12673 13 Vân Nội 9912 10121 10323 10927 10682 10941 14 Tiên Dương 14575 14771 15232 15733 15787 16181 15 Uy Nỗ 13539 13705 13867 14167 16195 16478 16 Cổ Loa 15674 15821 16166 16407 16750 17118 17 Dục Tú 14467 14702 15087 15367 16260 16514 18 Vân Hà 8810 8967 9134 9339 9485 9755 19 Liên Hà 14122 14408 14756 15084 15544 15993 20 Thụy Lâm 16105 16370 16714 17108 17019 17358 21 Việt Hùng 13721 14089 14409 14786 15347 15621 22 Xuân Nộn 11672 11956 12193 12384 12880 13107 23 Nguyên Khê 11950 12107 12345 12541 12507 12693 24 Bắc Hồng 10745 10874 11004 11217 11808 12020 Tổng cộng 289716 298248 318061 326814 336633 350541 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Anh)

b. Lao động, việc làm và thu nhập

Lao động và việc làm là một trong những vấn đề bức xúc của nhiều địa phương cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới. Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2016 của huyện là 197.163 người, chiếm 56,25% dân số. Lao động

nông nghiệp có 105.578 người, đây là thế mạnh để phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa thực sự cũng như đáp ứng nhu cầu về lao động cho các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn. Nhìn chung, dân số vẫn sống bằng nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ bằng 1/2 thời gian trong ngày nên thường nông nhàn và hiệu quả kinh tế thấp.

Về thu nhập, hiện nay thu nhập trung bình của huyện nhìn chung mới đạt ở mức trung bình so với toàn Thành phố.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị

Huyện Đông Anh gồm có 23 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Đông Anh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của toàn huyện với quy mô diện tích tự nhiên 457,11ha, dân số năm 2010 là 27.661 người, mật độ dân số là 60 người/ha. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, bên cạnh việc xây dựng hoàn chỉnh thị trấn Đông Anh hiện có, đảm bảo đúng quy hoạch. Do đó trong những năm tới cần quy hoạch bố trí đất đai cho các khu vực phát triển theo kiểu đô thị hóa, phát triển các khu đô thị mới mang chức năng hạt nhân cho vùng. Tuy nhiên quy mô của thị trấn còn hẹp, nhà ở trong thị trấn còn xây dựng chưa theo quy hoạch đô thị.

Xu thế phát triển đô thị trên địa bàn huyện Đông Anh sẽ tập trung vào khu vực Bắc sông Hồng – Đầm Vân Trì – khu di tích Cổ Loa; khu vực phía bắc huyện Đông Anh và dọc tuyến đường cầu Nhật Tân – Sân bay Nội Bài. Phát triển khu vực này đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian, cảnh quan thích hợp trên cơ sở sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Là huyện tiếp giáp với nội thành Hà Nội nên việc phân bố các khu dân cư nông thôn tại Đông Anh rất đa dạng, đông đúc và đã thiết lập từ lâu đời theo kiểu làng xóm. Dân cư nông thôn của huyện vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống của nhân dân tuy được cải thiện rất nhiều nhưng còn gặp khó khăn do thiếu nhiều điều kiện hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng ở khu vực nông thôn tuy đã được quan tâm nhưng còn chậm và thiếu đồng bộ. Việc bảo vệ môi trường ở các khu vực nông thôn có nhiều hạn chế, chất thải, rác thải sinh hoạt chủ yếu vẫn tự phát theo phương pháp truyền thống, chưa có quy định cụ thể gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, môi trường đất... Chỉnh trang các khu dân cư cũ trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa làng xóm cho phù hợp với xu thế đô thị hóa hiện nay.

4.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 52)