Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 56 - 60)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiê n kinh tế xã hội huyện Hoàı Đức

4.1.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư

4.1.5.1. Thực trạng phát triển khu đô thị

Thị trấn Trạm Trôi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của huyện Hoài Đức. Tổng diện tích tự nhiên của Thị trấn theo số liệu kiểm kê năm 2016 là 122,40 ha, chiếm 1,48% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Thị trấn Trạm Trôi là nơi tập trung các cơ quan hành chính, các công trình phúc lợi công cộng, công trình hạ tầng xã hội, các cơ sở thương mại - dịch vụ gắn liền với các khu dân cư. Trong những năm gần đây hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều thay đổi, các công trình xây dựng cơ bản như: Trụ sở làm việc của các cơ quan, các công trình phúc lợi xã hội, hệ thống giao thông, cấp thoát nước mạng lưới thông tin, bưu điện phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng thương mại, du lịch, nhà ở…đang được cải tạo, nâng cấp, kiến trúc đô thị ngày một khang trang.

Hiện nay tại huyện có rất nhiều các khu đô thị đã, đang được quy hoạch. Một số đô thị điển hình như: Khu đô thị Bắc An Khánh, Nam An Khánh, Khu đô

thị Splendora, khu đô thị mới Đại học Vân Canh, khu đô thị mới Vân Canh, khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch, khu đô thị mới Lê Trọng Tấn...

4.1.5.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Hiện trạng năm 2016, toàn bộ dân số của thị trấn Trạm Trôi là dân số đô thị còn lại là dân số nông thôn, được phân bố tại 19 xã, với mật độ dân số tại các xã khác nhau.

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 tổng diện tích tự nhiên của huyện (tính đến ngày 31/12/2014) là 8.493,2 ha, trong đó diện tích đất phi nông nghiệp là 3.882,8 ha chiếm 45,7 % (Đất ở tại nông thôn là 1.087,9 ha chiếm 12,8% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất ở tại đô thị là 927,4 ha chiếm 10,9% tổng diện tích tự nhiên).

Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm…) của huyện khá phát triển và đang trong thời kỳ đầu tư phát triển hơn nữa, hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ, trung tâm cụm xã với chức năng là trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của một số xã, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tiểu vùng.

4.1.5.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của huyện Hoài Đức chỉ có giao thông đường bộ là chính, trong những năm qua đã được đầu tư cải tạo nâng cấp nên đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

+ Thực trạng hệ thống đường quốc lộ: Đường Láng - Hoà Lạc chạy qua huyện dài 8,4 km; Tuyến quốc lộ 32 qua huyện dài 5,5 km.

+ Đường tỉnh lộ: Đường tỉnh lộ 70: qua địa bàn xã Vân Canh; Đường tỉnh lộ 423: qua địa phận các xã La Phù, An Khánh, An Thượng, Vân Côn dài 7 km.

+ Thực trạng hệ thống đường huyện lộ: Đường Sơn Đồng - Song Phượng: dài 3,6 km; Đường Lại Yên - An Khánh: Từ ngã tư Phương Bản đi ĐT 423 dài 6,2 km; Đường Lại yên - Vân Canh dài 2,5 km; Đường từ đê Song Phương đi Vân Côn dài 3,1 km; Đường Lại Yên - Tiền Yên (từ ngã tư Phượng Bảng – đê Tiền Yên) dài khoảng 1,8 km đang được nâng cấp cải tạo; Đường Sơn Đồng - Đắc Sở - Tiền Yên: Dài 1,8 km.

xúc để giải quyết nhu cầu đi lại cho người dân, từng bước đưa vào kế hoạch xây dựng cơ bản những đường trục chính để liên kết các vùng của huyện, tạo điều kiện phát triển sản xuất và đời sống của người dân, khai thác các tiềm năng đất đai.

Hình 4.2. Trục Đại lộ Thăng Long trên địa bàn huyện Hoài Đức

- Hệ thống thuỷ lợi

Toàn bộ các tuyến kênh mương thuỷ lợi tại huyện đã được kiên cố hoá. So với hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thì có thể thấy năng lực tưới tiêu trong những năm qua đã đáp ứng được phần lớn diện tích cần tướit.

Hệ thống tiêu nước của huyện được thiết kế dựa trên các lạch tiêu tự nhiên cải tạo thành kênh tiêu. Hiện trạng đã xây dựng 7 trạm bơm tiêu cục bộ thuộc tuyến T2 ra sông Nhuệ và T3 ra sông La Khê. Các trạm bơm tiêu đầu mối là trạm bơm Đào Nguyên, trạm bơm Đông La, trạm bơm thú Y, trạm bơm Chùa Dộng, trạm bơm Đức Thượng Tả và trạm bơm Cầu Sa đảm bảo tưới tiêu nước tại toàn huyện.

- Hệ thống điện

* Hệ thống đường dây: Toàn bộ hệ thống lưới điên CNĐ Hoài Đức gồm 09 ĐZ Trung áp, trong đó:

- 01 ĐZ 22kV: 471E10.6.

- 05 ĐZ 10kV: 977 Trôi, 972 Trôi. 973 Trôi, 979 Trôi, 975 Trôi. - Số Km đường dây trung thế: 181,455 Km.

- Số Km đường dây hạ thế: 134,77 Km.

* Hệ thống trạm biến áp: Tổng số TBA/MBA:322/330 với tổng công suất là 142.815 kVA, trong đó: có một TBA TG Trôi có 2 MBA với tổng dung lượng 21.000 kVA và 321TBA/328MBA phân phối có tổng dung lượng 121.815 kVA.

- Hệ thống bưu chính viễn thông

Tại huyện có một trạm bưu chính ở trung tâm thị trấn và 19/19 xã có điểm bưu điện văn hoá xã. Hiện tại mạng lưới bưu chính đảm bảo được ưu cầu của nhân dân về cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, trong những năm tới khi nhu cầu văn hoá xã hội của địa phương ngày càng cao thì các điểm bưu điện cần được mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc đầu tư trang thiết bị hiện đại. Hiện nay tại huyện có 74% tỷ lệ số hộ có điện thoại và đạt 16,5 máy điện thoại cố định/100 dân.

4.1.5.4. Giáo dục và đào tạo

Công tác giáo dục của huyện Hoài Đức luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của Huyện Ủy, UBND huyện, các chủ trương và nhiệm vụ về phát triển giáo dục luôn được chú trọng thực hiện đồng thời với công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực.

Tính đến năm học 2015 - 2016 tại huyện Hoài Đức có 74 trường, trong đó có 24 trường mầm non, 24 trường tiểu học, 22 trường trung học cơ sở, 04 trường trung học phổ thông và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Tính đến thời điểm hiện nay, mạng lưới giáo dục của huyện được tổ chức khá hợp lý cho cả 4 cấp học. Công tác xã hội hoá giáo dục được hoạt động khá thường xuyên và phát huy hiệu quả. Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của giáo dục - đào tạo được nâng cao, thu hút nhiều nguồn lực khác nhau về đầu tư tăng cường cơ sở vật chất.

Trong giai đoạn quy hoạch tới, việc bổ sung quỹ đất cho việc xây dựng và mở rộng các cơ sở giáo dục - đào tạo là vô cùng cần thiết, cùng với đó là đầu tư hệ thống trang thiết bị dạy và học hiện đại để đáp ứng một các tốt nhất cho sự nghiệp đào tạo của huyện, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã

hội ngày càng cao của huyện trong những năm tiếp theo.

4.1.5.5. Y tế

Mạng lưới cơ sở y tế huyện Hoài Đức tương đối phát triển, cụ thể có: 01 bệnh viện huyện, 01 trung tâm y tế dự phòng; 20 trạm y tế các xã, thị trấn trong huyện; 200 cơ sở y, dược tư nhân, y học dân tộc.

Riêng lực lượng y tế cơ sở (y tế xã), tính đến hết năm 2009 có 18/20 xã thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Dự kiến đến cuối năm 2010, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Tổng số cán bộ công nhân viên trong các cơ sở y tế huyện là 305 người, trong đó có 62 bác sỹ, 78 y sỹ. Bệnh viện huyện có 142 người trong đó có 33 bác sỹ. Trung tâm y tế dự phòng và y tế xã có 158 nhân viên y tế, trong đó có 27 bác sỹ.

4.1.5.6. Văn hoá, thông tin- thể thao

Hiện nay tại huyện có 54 làng cổ truyền thống với 191 di tích lịch sử văn hoá có giá trị. Ngoài các di tích lịch sử và văn hóa vật thể, tại huyện Hoài Đức còn những văn hoá phi vật thể như các lễ hội, các làng nghề có giá trị văn hoá lớn, góp phần bảo tồn và duy trì các giá trị văn hoá truyền thống của huyện.

Phong trào thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao phát triển tương đối toàn diện và từng bước xã hội hoá, cơ sở vật chất được quan tân, từng bước đáp ứng nhu cầu tập luyện, rèn luyện sức khoẻ của nhân dân. Toàn huyện có 19/20 xã thị trấn có sân thể thao và 115 câu lạc bộ thể lục thể thao đang hoạt động, góp phần sôi động vào phong trào thể dục thể thao tại huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)