Khái quát chung về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 72 - 75)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.1.Khái quát chung về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử

4.3. Đánh giá tình hình thực hiện phương ánquy hoạch sử dụng đất huyện

4.3.1.Khái quát chung về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử

dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Hoài Đức

4.3.1.1. Căn cứ pháp lý

+ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

+ Căn cứ các luật: Luật Đất đai năm 2003; Luật bảo vệ môi trường năm 2005; Luật khoáng sản năm 1996.

+ Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2004;

+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai năm 2003;

+ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

+ Nghị quyết 15/NQ- QH ngày 29/5/2008 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan;

+ Pháp lệnh thủ đô Hà Nội được UBTV Quốc hội ban hành ngày 28/12/2000;

+ Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 (TTCP phê duyệt tại QĐ số 1259/QĐ-TTg, ngày 26/7/2011);

+ Quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển KT- XH trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011 - 2020;

+ Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển KT-XH Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050;

+ Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 06/11/2012 của Bộ Chính trị về Phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020;

+ Công văn 5763/2006/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên Môi trường về định mức sử dụng đất áp dụng trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ tài nguyên môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Căn cứ Quyết định số 5229/QĐ-UBND ngày 09/10/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) của Thành phố Hà Nội;

+ Căn cứ Quyết định số 6578/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 12 năm 2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Kế hoạch đấu thầu dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của Thành phố Hà Nội;

+ Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 về tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

+ Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) cấp quốc gia;

+ Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 của Tổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg, ngày 6 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Căn cứ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hà Nội đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015);

+ Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Hà Nội;

- Các Nghị quyết của HĐND kỳ họp thứ 04, khóa XIV:

+ Số 01/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố đến 2030;

+ Số 02/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 phê duyệt quy hoạch phát triển Thương mại Thành phố đến 2030;

+ Số 03/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố đến 2030;

+ Số 04/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016;

+ Số 05/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và quy hoạch mạng lưới trường học Thành phố đến 2020, tầm nhìn đến 2030;

+ Số 06/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống y tế Thành phố đến 2020, tầm nhìn đến 2030;

+ Căn cứ Quyết định số 4157/QĐ-UBND, ngày 27/4/2012 của UBND Thành phố Hà nội về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quyết định số 695/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 UBND thành phố Hà Nội về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) của thành phố Hà Nội;

+ Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Đức nhiệm kỳ 2011-2015;

Thành phố phê duyệt;

+ Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã của huyện Hoài Đức; + Các quy hoạch chuyên ngành khác đã được UBND Thành phố phê duyệt như: Công nghiệp, thương mại dịch vụ, nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện lực, văn hóa, y tế, giáo dục...

4.3.1.2. Mục đích lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai của huyện, tạo ra tầm nhìn tổng quát về phân bổ quỹ đất cho các ngành, các mục tiêu sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020.

Khoanh định, phân bố đất đai phục vụ yêu cầu của các hoạt động kinh tế trong thời gian tới, là cơ sở để giao đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, của vùng, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả.

Làm định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các ngành, của cấp xã.

Tạo điều kiện cho việc thu hút các dự án đầu tư, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp, các trung tâm văn hoá - xã hội và dịch vụ, góp phần thực hiện quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố đến năm 2020.

Bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất đai.

Quy hoạch sử dụng đất của huyện là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Nhà nước vừa thực hiện quyền định đoạt về đất đai, vừa tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh.

Quy hoạch sử dụng đất của huyện là công cụ để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định để cân đối giữa mục tiêu an ninh lương thực và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phân công lại lao động, khắc phục hiện tượng mất đất nông nghiệp có năng suất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 72 - 75)