Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 62)

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai huyện Hoài Đức giai đoạn 2011 - 2016

4.2.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Trong những năm qua UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo đối với lĩnh vực tài nguyên và Môi trường như: Kế hoạch của UBND huyện về xử lý vi phạm đất đai, thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất, Ban chỉ đạo, tổ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng kế hoạch môi trường, Kế hoạch lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Kế hoạch của UBND huyện về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, các văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thống kê quỹ đất công ích, đất lúa theo Nghị định 42/NĐ-CP của Chính phủ, thống kê, kiểm kê đất đai, giá đất và các văn bản khác theo chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Tài nguyên & Môi trường và Huyện uỷ.

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa giới hành chính

Thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ về việc lập hồ sơ địa giới hành chính các xã, thị trấn; UBND huyện Hoài Đức đã chỉ đạo các địa phương phối hợp với các cơ quan chuyên môn để xác định và cắm mốc địa giới hành chính đến từng xã theo đúng quy định của pháp luật. Hồ sơ địa giới hành chính được lưu hành ở các cấp. Đến nay, tất cả các xã và thị trấn của huyện đều đã có bản đồ địa giới hành chính.

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra, xây dựng giá đất

Nhìn chung công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành. Hoàn thành việc đo đạc bản đồ địa chính theo hệ thống tọa độ Quốc gia thống nhất trên toàn huyện: Đối với đất khu dân cư thị trấn đo đạc bản đồ tỷ lệ 1/500, khu dân cư nông thôn đo đạc bản đồ 1/1.000.

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ tin học vào nhiều lĩnh vực như công tác cập nhật bản đồ, bàn giao mốc giới, xây dựng hồ sơ địa chính và trích lục bản đồ còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.

4.2.1.4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

phố Hà Nội về việc triển khai công tác lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 của UBND thành phố Hà Nội và các huyện, huyện, thành phố trực thuộc. UBND huyện ban hành kế hoạch số 41/KH- UBND ngày 29/4/2010 về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Hoài Đức đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015).

Do thành phố thực hiện lập và phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu của thành phố, cho nên đến ngày 30/12/2013 UBND thành phố Hà Nội mới ban hành Quyết định số 7967/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Hoài Đức. UBND huyện tổ chức công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và quản lý sau quy hoạch, lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 theo quy định.

4.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Trong những năm qua, việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện đã được quản lý chặt chẽ và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, tạo quỹ đất sạch cho công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Về giao đất: Năm 2016, UBND huyện đã ban hành 12 quyết định giao đất

cho nhân dân làm nhà ở thông qua quá trình đấu giá đất.

- Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh huyện Hoài Đức và UBND các xã nơi có đất tổ chức bàn giao mặt bằng cho các hộ trúng đấu giá QSD đất.

Về thuê đất: Thẩm định các dự án thuê đất theo thẩm quyền của huyện để

sản xuất kinh doanh.

4.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã có các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với những hộ gia đình bị mất đất khi nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh đó, cũng có chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với người trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị mất đất và không có việc làm.

4.2.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

gian qua đạt được kết quả khá tốt. Huyện đang trong giai đoạn chuyển đổi từ hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đất đai. Tỷ lệ các thửa đất đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận cao, đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất cũng như công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Đến nay, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn huyện đã cấp được 70.541 GCN

Nhìn chung, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại đô thị còn chậm, chưa đảm bảo kế hoạch. Việc thực hiện trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ, chỉnh lý giấy chứng nhận khi người sử dụng đất thực hiện các quyền đã được quy định của pháp luật về đất đai; việc trao giấy chứng nhận đến tay người sử dụng đất thực hiện vẫn còn chậm, hệ thống hồ sơ địa chính các cấp vẫn chưa đầy đủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.

4.2.1.8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện thường xuyên hàng năm và định kỳ 5 năm theo quy định của Luật Đất đai.

Kết quả tổng kiểm kê đất đai 2015 của huyện đạt kết quả cao đã tạo được tiền đề cơ sở khoa học cho việc xây dựng chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên việc theo dõi tình hình biến động các loại đất tại huyện còn nhiều hạn chế do nguồn tài liệu bản đồ có nhiều biến động, mới chủ yếu chỉnh lý biến động về số liệu; chỉnh lý biến động trên bản đồ chưa được thực hiện kịp thời.

4.2.1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Trong thời gian qua, UBND huyện Hoài Đức đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn huyện để thuận tiện cho việc quản lý đến từng thửa đất. Tuy nhiên, đến nay hệ thống thông tin đất đai của huyện vẫn chưa được hoàn chỉnh do nhiều hạn chế về công nghệ và trình độ chuyên môn của các cán bộ chuyên ngành.

4.2.1.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các nguồn chi, thu từ đất đai được công khai, minh bạch và được sử dụng đúng mục đích. Các khoản thu từ đất được thể hiện chi tiết ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Các khoản thu từ đất

Đơn vị: 1000 (nghìn đồng)

STT Các khoản thu

từ đất Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Tiền sử dụng đất 122.568.696 2.272.264 87.801.496 202.054.307

2 Thuế đất 3.385.108 10.526.740 13.270.732 15.016.320

3 Thuế chuyển quyền và thu nhập cá nhân 29.519.815 21.374.415 22.116.215 25.090.008

4 Lệ phí trước bạ đất 5.121.750 5.781.501 7.565.747 21.401.775

Nguồn: Chi cục thuế Huyện Hoài Đức (2016) 4.2.1.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Trước đây công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền trong huyện đã có phần bị buông lỏng, vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai không cao, trong đó có công tác lập quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thi hành các quy định pháp luật về đất đai trong điều kiện hiện nay, huyện đã quan tâm, đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

4.2.1.12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai luôn được quan tâm, thực hiện nghiêm túc nên đã hạn chế được những tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất. Vì vậy công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng của địa phương.

4.2.1.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Từ khi Luật Đất đai 2013 được ban hành và có hiệu lực thi hành, UBND huyện Hoài Đức đã tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến luật cho các cán bộ, công nhân viên chức cũng như phổ biến luật cho quần chúng nhân dân đề mọi người đều hiểu luật và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

4.2.1.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện thường xuyên theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật, thể hiện những tiến bộ về cải cách hành chính trong khiếu nại, tố cáo.

Với biến động sử dụng đất như hiện nay, tình trạng tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra, các đơn thư khiếu nại về đất đai ngày càng nhiều nhưng được UBND huyện chỉ đạo giải quyết tương đối tốt.

Nhìn chung công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự tại.

4.2.1.15. Quản lý các hoạt động dịch vụ công tác về đất đai

Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên hoạt động về dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, nhìn chung việc thực hiện đăng ký sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất được huyện thực hiện tương đối tốt, đúng thủ tục, đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất Huyện Hoài Đức năm 2016

4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016

Tổng diện tích tự nhiên của Huyện Hoài Đức tính đến ngày 31/12/2016 là 8493,2 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 4582,3 ha, chiếm 54,0 %, diện tích đất phi nông nghiệp là 3882,8 ha; chiếm 45,70 % tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng còn 28,1 ha; chiếm 0,30 % tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 4.8. Diện tích các loại đất nông nghiệp năm 2016 huyện Hoài Đức

STT LOẠI ĐẤT Mã Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính Cơ cấu diện tích loại đất (%)

I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 8.493,2 100,0

1 Đất nông nghiệp NNP 4.582,3 54,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4.457,8 52,5

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3.685,3 43,4

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.420,3 28,5

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.265,0 14,9

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 772,5 9,1

1.2 Đất lâm nghiệp LNP

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 93,3 1,1

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 31,3 0,4

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Hoài Đức (2016) Từ bảng 4.8 cho thấy, tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện là 4.582,3 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 4.457,8 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 93,3 ha; đất nông nghiệp khác là 31,3 ha.

Từ bảng 4.9 cho thấy, tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 3.882,8 ha, trong đó đất ở tại nông thôn là 1.087,9 ha, đất ở tại đô thị là 927,4 ha, đất chuyên dùng 1.541,8 ha, đất cơ sở tôn giáo là 27,8 ha.

Đến năm 2016, diện tích đất chưa sử dụng là 28,1 ha chiếm 0,3% tổng diện tích tự nhiên. Trong thời gian tới cần đưa hết đất chưa sử dụng vào sử dụng.

Bảng 4.9. Diện tích các loại đất năm 2016 huyện Hoài Đức STT LOẠI ĐẤT Mã Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính Cơ cấu diện tích loại đất (%)

I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 8.493,2 100,0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.882,8 45,7

2.1 Đất ở OCT 2.015,2 23,7

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.087,9 12,8

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 927,4 10,9

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.541,8 18,2

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 32,9 0,4

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 60,8 0,7

2.2.3 Đất an ninh CAN 8,9 0,1

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 132,0 1,6

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 383,3 4,5

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 923,9 10,9

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 27,8 0,3

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 25,8 0,3

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, NTL, NHT NTD 98,1 1,2

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 122,4 1,4

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 49,9 0,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,7 0,0

3 Đất chưa sử dụng CSD 28,1 0,3

4.2.2.2. Tình hình biến động các loại đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện năm 2016 là 8.493,2 ha, giảm 337,3 ha so với năm 2006, tăng 255,4 ha so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do thống kê, kiểm kê các loại đất, đo đạc bản đồ địa chính….

* Biến động đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện năm 2016 là 4.582,3 ha, tăng

310,2 ha so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do kiểm kê lại quỹ đất năm

Bảng 4.10. Biến động các loại đất năm 2016 so với năm 2011 và 2006 TT Mục đích sử dụng Mã Diện tích Năm 2016 So với năm 2011 So với năm 2006 Diện tích năm Tăng (+) giảm (-) Diện tích năm Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất của ĐVHC 8.493,2 8.237,8 255,4 8.830,5 -337,3 1 Đất nông nghiệp NNP 4.582,3 4.272,1 310,2 5.558,2 -975,9

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4.457,8 4.126,2 331,6 5.379,7 -921,9

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3.685,3 3.634,2 51,1 4.963,6 -1.278,3

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.420,3 2.689,5 -269,3 3.894,5 -1.474,3

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.265,0 944,7 320,4 1.069,0 196,0

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 772,5 492,0 280,5 416,2 356,3

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 93,3 111,1 -17,8 134,5 -41,3

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 31,3 34,9 -3,6 44,0 -12,7

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.882,8 3.908,4 -25,6 3.209,7 673,1

2.1 Đất ở OCT 2.015,3 1.913,4 101,9 1.303,3 712,0

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.087,9 1.849,9 -762,1 1.075,9 11,9

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 927,4 63,5 863,9 227,4 700,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 62)