Tình hình của bảo hiểm tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổphần

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa phạm vi bảo hiểm tiền gửi, cơ cấu sở hữu đến sự chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 55)

2. Thực trạng về ngành ngân hàng, sự chấp nhận rủi ro, phạm vi bảo hiểm tiền gửi và cơ

2.1.2. Tình hình của bảo hiểm tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổphần

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.

2.1.2.1. NHỮNG MỐC THỜI GIAN QUAN TRONG VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Cùng với công cuộc đổi mới của đất nƣớc bắt đầu vào năm 1986, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã triển khai kế hoạch đổi mới từ năm 1988. Sau quá trình thực hiện đổi mới, hoạt động ngân hàng đã đạt đƣợc trình độ phát triển nhất định. Số lƣợng các tổ chức tín dụng tăng, hoạt động ngân hàng dần thể hiện tính thị trƣờng, tính cạnh tranh trong huy động tiền gửi và cho vay càng trở lên quyết liệt; yếu tố rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng trở nên phức tạp và cần có giải pháp phòng ngừa kịp thời.

Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở khu vực từ đầu năm 1997 cùng với tốc độ mở cửa và hội nhập trong khu vực và trên thế giới đã ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống tài chính- ngân hàng Việt Nam. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải gây dựng và củng cố lòng tin của công chúng vào hoạt động ngân hàng. Về mặt pháp lý, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, tại Điều 17, khoản 1 cũng đặt ra quy định phải thành lập tổ chức BHTG để bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền. Chinh phủ đã ban hành nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi

Trong bối cảnh đó tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tên giao dịch quốc tế Deposit Insurance of Vietnam (DIV) đã đƣợc thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg, ngày 09/11/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 07/7/2000. Đây là tổ chức duy nhất ở Việt Nam triển khai hoạt động BHTG nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền, hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Luật bảo hiểm tiền gửi đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2013.

Và gần đây nhất, ngày 13/8/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1394/QĐ-NHNN về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Cùng ngày,Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1395/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Ta có thể quan sát tình hình Việt Nam trƣớc và sau khi áp dụng Bảo hiểm tiền gửi

2.1.2.2. TRƢỚC KHI CÓ BẢO HIỂM TIỀN GỬI

Năm 1990, ở nƣớc ta có 7.660 HTX tín dụng nông thôn và quỹ tín dụng đô thị. Song "cơn lốc" đổ vỡ tín dụng trong khoảng thời gian này đã làm tan rã hầu hết số HTX tín dụng và quỹ tín dụng nói trên.Hàng nghìn tỷ đồng không có khả năng thanh toán, hậu quả của nó rất nghiêm trọmg đối với kinh tế xã hội và đến nay vẫn chƣa giải quyết dứt điểm đƣợc. Chính phủ và ngân hàng nhà nƣớc đã phải trực tiếp can thiệp để làm dịu tình hình, giữ vững ổn định kinh tế xã hội. Trong năm 1996, sau hơn 20 năm chúng ta mới gặp lại trận lũ lịch sử trên khắp cả nƣớc. Thiên tai xảy ra ở 43 tỉnh, thành phố, chỉ tính riêng thiệt hại về vật chất ƣớc tính trên 7.283 tỷ đồng. Thêm vào đó, từ năm 1997 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một số nƣớc trong khu vực.Việt Nam là một trong số các nƣớc chịu ảnh hƣởng nhẹ của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi ở các ngân hàng thƣơng mại còn cao.Doanh nghiệp trong nƣớc hiệu quả kinh doanh thấp, khả năng tài chính và sự cạnh tranh yếu, việc mở rộng bảo lãnh nhập hàng trả chậm, cho vay thanh toán đối ngoại tràn lan, khi doanh nghiệp

thua lỗ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thanh toán với nƣớc ngoài. Rủi ro của khách hàng sẽ kéo theo sau là rủi ro của chính ngân hàng.

Mặt khác, trong giai đoạn này, khi những tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngoài quốc doanh nhƣ các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, các HTX tín dụng, các quỹ tín dụng nhân dân mới bƣớc vào nghề thì mọi việc còn quá sớm, niềm tin của khách hàng chƣa có là bao, trong khi đó dƣ âm về sự đổ vỡ hàng loạt HTX tín dụng trƣớc đây vẫn còn "ám ảnh" trong dân. Trƣớc tình hình đó, một vấn đề nghiêm túc đặt ra với nhà nƣớc và xã hội là tìm những giải pháp hữu hiệu để đề phòng và ngăn chặn sự đổ bể, sự mất an toàn của hệ thống ngân hàng, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho ngƣời gửi tiền.

Do đó, cách bảo toàn chọn vẹn, có hiệu quả nhất để đảm bảo cho ngƣời gửi tiền là áp dụng biện pháp BHTG cho ngƣời gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại và các TCTD.

2.1.2.3. SAU KHI XUẤT HIỆN BẢO HIỂM TIỀN GỬI

Mối quan hệ giữa BHTGVN và tổ chức tham gia BHTG liên quan đến một số vấn đề nhằm thực hiện chính sách BHTGVN đặc biệt trong trƣờng hợp xử lý đổ vỡ. Đến thời điểm cuối năm 2006 đã có 20 ngân hàng chính thức bị đóng cửa hoặc đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt để tiến tới rút giấy phép. Trong đó, 2 ngân hàng tình nguyện giải thể, 8 ngân hàng giải thể bắt buộc dƣới sự giám sát của NHNN, 6 ngân hàng thực hiện sáp nhập theo chỉ định vào các ngân hàng khác và 4 ngân hàng đang trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, thanh lý để tiến tới rút giấy phép.

Bảng 7: Thị phần tiền gửi của các NHTM (%). Loại hình TCTD 2006 2007 2008 2009 NHTM Nhà nƣớc 65,1 53,4 56,91 51,7 NHTM Cổ phần 21,3 31,5 31,23 33,2 Chi nhánh NH nƣớc ngoài 9,6 9,9 13,22 14,3 NH liên doanh 1,1 1,2 1,43 1,67

Nguồn: Báo cáo số 49/BC-NHNN năm 2009 của NH Nhà nƣớc về việc rà soát 10 năm thực hiện Luật các TCTD.

Sau 13 năm hoạt động, BHTG đã từng bƣớc phát triển và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Năm 2012, BHTG có 1.237 tổ chức tham gia, trong đó có: 90 ngân hàng, 11 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 1.136 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và quỹ tín dụng nhân dân trung ƣơng. Tổng phí bảo hiểm thu đƣợc trong năm là trên 2.057 tỷ đồng (tăng 27% so với năm 2011) với tổng số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm khoảng 1,5 triệu tỷ đồng (so với năm 2011 là 1,1 triệu tỷ đồng).

Tính chung, kể từ khi thành lập đến cuối năm 2012, tổng phí bảo hiểm thu đƣợc của BHTG đạt khoảng 8.131 tỷ đồng. Đến hết năm 2012, BHTG đã thực hiện chi trả khoảng 20 tỷ đồng cho ngƣời gửi tiền tại 37 quỹ tín dụng nhân dân. Bên cạnh đó, BHTG đã góp một phần vào việc ngăn chặn tình trạng rút tiền hàng loạt, tạo lập niềm tin cho công chúng gửi tiền, phòng tránh đƣợc sự đổ vỡ dây chuyền của các quỹ tín dụng. Đồng thời, thực hiện các hoạt động giám sát định kỳ đối với 100% các tổ chức tham gia BHTG, thực hiện một số cho vay đối với các quỹ tín dụng gặp khó khăn tạm thời về khả năng thanh toán, phối hợp với Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm đảm bảo cho hệ thống ngân hàng nƣớc ta đƣợc an toàn.

Theo Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005, phí BHTG là khoản tiền tổ chức tham gia BHTG có nghĩa vụ nộp cho tổ chức BHTG (BHTG Việt Nam) để đƣợc bảo hiểm cho tiền gửi của khách hàng. Phí BHTG đƣợc hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Phƣơng thức thu phí BHTG hiện nay đang theo cách tính đồng hạng với tỷ lệ 0,15%/năm tính trên số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm bình quân tại tổ chức tham gia BHTG. Nguồn vốn của BHTGVN đƣợc hình thành chủ yếu từ phí do các tổ chức BHTG đóng góp. Đây là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc thị trƣờng, sử dụng nguồn tài chính do chính các tổ chức tham gia BHTG đóng góp, giảm sử dụng ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ cho các tổ chức tài chính yếu kém. Tính đến cuối năm 2011, tổng số phí thu đƣợc từ các tổ chức tham gia BHTG là 6.074 tỷ đồng, số thu phí hàng năm tăng trung bình trên 20%. Từ năm 2004, 100% nguồn thu phí BHTG đƣợc bổ sung vào Quỹ nghiệp vụ BHTG của BHTGVN.

Hình 6: Quy mô quỹ BHTG và Tỉ lệ % quỹ BHTG trên số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm

Nguồn: Theo “Một số vấn đề về BHTG” - Vụ Công tác đại biểu, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Quy mô quỹ BHTG

Tỉ lệ(%) quỹ BHTG trên số dư tiền gửi được bảo hiểm

Tỷ lệ phí cố định ở mức thấp trong bối cảnh tiền gửi đƣợc bảo hiểm tăng trƣởng nhanh trong thời gian vừa qua dẫn đến tình trạng tỷ lệ tổng nguồn vốn/tổng số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm của BHTGVN giảm dần theo từng năm trong giai đoạn 2005 - 2011 từ 1,07% xuống khoảng 0,8%. Quy mô nguồn vốn quỹ hiện tại của BHTGVN không đảm bảo đáp ứng xử lý 02 ngân hàng quy mô trung bình đổ vỡ. Hệ thống phí đồng hạng không còn phù hợp trong bối cảnh hệ thống ngân hàng mở cửa, hội nhập, phát triển nhanh đi kèm theo đó là rủi ro tăng cao. Hạn mức BHTG ở nƣớc ta còn quá thấp, không đáp ứng nhu cầu xã hội.Với quy định hạn mức chi trả hiện nay là 50 triệu đồng cho mỗi ngƣời gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG và đƣợc duy trì cho đến nay. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nƣớc, năm 2011 tỷ trọng tiền gửi có số tiền dƣới 50 triệu chỉ chiếm 19% tổng lƣợng tiền gửi trong năm. Nhƣ vậy, nếu các ngân hàng và tổ chức tín dụng ngừng hoạt động, trên 81% tổng lƣợng tiền gửi không đƣợc chi trả đủ 100% cả gốc và lãi.

Bảng 8: Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi/ GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam qua các năm

Năm Hạn mức chi trả tiền gửi tối đa (nghìn VN đồng)

Tỷ lệ hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi/ GDP bình quân đầu ngƣời

Tiền Việt Nam theo giá thực tế (nghìn đồng)

Ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái bình quân 2000 30.000 5,27 5.689 402 2005 50.000 4,91 10.185 642 2006 4,28 11.694 731 2007 3,68 13.580 843 2008 2.,87 17.446 1.052 2009 2,59 19.278 1.064

2010 2,19 22.787 1.169

2011 1,85 27.076 1.300

Nguồn: Niên giám thống kê 2011 – Tổng cục thống kê Việt Nam

Vốn của bảo hiểm tiền gửi còn nhỏ. Sau 13 năm hoạt động, hiện nay tổng vốn của BHTG khoảng 9.000 tỷ đồng, chỉ gấp 3 lần vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng thƣơng mại.Trong khi đó, số lƣợng tổ chức tham gia BHTG ở nƣớc ta năm 2012 là 1.182 tổ chức.Vì vậy, nếu xảy ra rủi ro hệ thống, BHTG khó tránh khỏi nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Hiện nay còn xuất hiện hiện tƣợng lách luật, né tránh giới hạn bảo hiểm tối đa dƣới hình thức ngƣời gửi tiền tự mình hoặc nhờ tổ chức tín dụng hoặc một bên thứ ba chia nhỏ số tiền đem gửi đi nhiều nơi sao cho mỗi phần tƣơng ứng với mức tối đa đƣợc bảo hiểm. Hiện tƣợng này làm tăng gánh nặng tài chính cho bảo hiểm tiền gửi và liều lĩnh của ngƣời gửi tiền.

2.1.3. TÌNH HÌNH CỦA CƠ CẤU SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Bảng 9: Thống kê về số lƣợng ngân hàng năm 2010-2011

Ngân hàng 2010 2011

Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc 5 5

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 37 35

Ngân hàng liên doanh 5 4

Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 48 50

Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài 5 5

Bảng 10: Thực trạng của các ngân hàng đến ngày 30/4/2013. Đơn vị tính: tỷ VNĐ, %.

Loại hình

Tổng tài sản

Vốn tự có Vốn điều lệ ROA ROE CAR X Y

A B A B A B C C C

(I) 2.220.182 0,84 135.854 (1.03) 111,852 0.27 0,29 4,23 10,15 21,64 96,04

(II) 2.181.901 1,04 175.207 (4.33) 178.847 0,69 0,18 1,95 13,83 16,44 76,49

(III) 609.161 9,68 95.083 2,73 76.149 0,01 0,31 1,90 28,58 -2,01 82,03

Nguồn: Báo cáo NHNN, 2013 (*)1

A: Số tuyệt đối, B: Tốc độ tăng trƣởng, C: Hệ số X: Tỷ lệ vốn ngắn hạn / Cho vay trung dài hạn

Y: Tỷ lệ cấp tín dụng / Nguồn vốn huy động (I): Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc

(II): Ngân hàng thƣơng mại cổ phẩn

(III): Ngân hàng Liên doanh, Chi nhánh ngân hàng Nƣớc ngoài và Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài

Từ bảng trên, ta thấy tuy NH Thƣơng mại Nhà nƣớc có số lƣợng chỉ là 5 ngân hàng nhƣng tổng tài sản có lớn nhất, các hệ số ROE, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là cao nhất.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Liên doanh, Chi nhánh Nƣớc ngoài và Nƣớc ngoài 100% có tổng tài sản có và vốn điều lệ thấp nhất những tốc độ tăng trƣởng tài sản có là cao nhất 9,68. Trong khi ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và cổ phần sụt giảm trong vốn tự có nhƣng nhóm ngân hàng thứ III lại có sự tăng nhẹ (2,73%) và hệ số an toàn vốn CAR cao nhất.

Về mặt cơ cấu sở hữu, cấu trúc sở hữu của 100 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất trên 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP.HCM năm 2010 cho thấy, tỉ lệ nắm giữ cổ phần bình quân của 10 cổ đông lớn nhất trong các công ty là 70% và của 5 cổ đông lớn nhất là 61%. Nếu xét đến tất cả các công ty, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác trên sàn, tức bao gồm cả những công ty có quy mô nhỏ hơn, mức độ tập trung sở hữu này sẽ lớn hơn nhiều, vì đa phần các công ty niêm yết quy mô nhỏ đều đi lên từ công ty gia đình mà trong đó, ngƣời sở hữu cũng đồng thời nắm quyền kiểm soát. Điều này cho thấy cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp, ngân hàng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là rất tập trung.

Tại Việt Nam tình hình sở hữu chéo diễn ra rất phức tạp, tính biến động cao, nguồn thông tin hạn chế.

Theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố, sở hữu chéo trong lĩnh vực tín dụng ở Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp và có thể quy tụ theo hai nhóm lớn là sở hữu chéo giữa các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) với nhau và sở hữu chéo giữa các tập đoàn, công ty với NHTM, cụ thể:

 Nhóm 1: Sở hữu chéo giữa các NHTM và tổ chức tài chính với nhau:

- Sở hữu chéo giữa các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các NH liên doanh.

Việt Nam hiện có 6 NH liên doanh và mỗi trong số đó thuộc sở hữu của một số NH nƣớc ngoài và trong nƣớc (Ngân hàng Việt Thái là liên doanh giữa Agribank, Ngân hàng Thƣơng mại Siam của Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) của Thái Lan với tỉ lệ vốn góp tƣơng ứng là 34%, 33% và 33%...);

- Sở hữu chéo của các NHTM nhà nước tại các ngân hàng thương mại cổ phần.

Hiện có gần tám NHTM cổ phần có quan hệ cổ phần với bốn NHTM nhà nƣớc (riêng Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam có sở hữu chéo với bốn ngân hàng, trong đó sở hữu 11% tại Ngân hàng Quân đội; 8,2% tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt

Nam; 4,7% tại Ngân hàng Phƣơng đông và 5,3% tại Ngân hàng Sài Gòn). Đây là Tổ chức Tín dụng có sở hữu nhiều nhất các cổ phần của Ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa phạm vi bảo hiểm tiền gửi, cơ cấu sở hữu đến sự chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)